Quan hệ với các vùng và cộng đồng thuộc Bỉ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 34 - 36)

III. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN QUAN HỆ HỢP TÁC VIỆT NAM – BỈ

7. Quan hệ với các vùng và cộng đồng thuộc Bỉ

Việt Nam đã ký Hiệp định hợp tác văn hóa với Cộng đồng Wallonie-Brussels (9/1993). Ủy ban hỗn hợp thường trực về việc thực hiện Hiệp định văn hóa trên đã họp phiên thứ hai tại Brussels tháng 6/1995, phiên thứ ba tháng 3/1998 tại Hà Nội và thứ tư tại Brussels vào 4/2001.

Nhân chuyến thăm của Thủ tướng Phan Văn Khải tại Bỉ tháng 9/2002, Việt Nam và Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (CFB), Vùng Wallonie, Ủy ban nói tiếng Pháp của vùng thủ đơ Brussels đã ký Hiệp định khung về hợp tác, dựa trên Hiệp định văn hóa năm 1993, nhưng mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác thuộc thẩm quyền của các vùng này như kinh tế, đào tạo, nghiên

cứu, du lịch, thể thao… Trong chuyến thăm Việt Nam của Thái tử Phillipe tháng 10/2003, Ủy ban hỗn hợp đầu tiên theo quy định của Hiệp định mới đã họp tại Hà Nội. Hiệp định này đã được phía Bỉ hồn thành các thủ tục pháp lý nội bộ để Hiệp định có hiệu lực và ngày 3/9/2004, Thủ tướng Chính phủ ta đã quyết định phê duyệt Hiệp định này.

Tháng 12/2002, cơ quan hợp tác giáo dục của Cộng đồng nói tiếng Pháp APEFE đã ký Thỏa thuận hợp tác về giáo dục đào tạo với Bộ Giáo dục Đào tạo của Việt Nam. Riêng đối với APEFE, trong Hiệp định hợp tác tháng 9/2002, Điều 8 nêu rõ nguyên tắc chung là phía Việt Nam giành cho APEFE quy chế của một cơ quan hợp tác phát triển.

8. Các vấn đề khác

Sau thỏa thuận đạt được trong chuyến thăm Bỉ tháng 9/2002 của Thủ tướng Phan Văn Khải, hai Bộ Ngoại giao Bỉ và Việt Nam đã trao đổi công hàm cam kết ủng hộ lẫn nhau ứng cử ghế uỷ viên không thường trực Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (Bỉ nhiệm kỳ 2007-2008, Việt Nam nhiệm kỳ 2008-2009).

Việt Nam đã chấp thuận cử ông Jo de Grand Ry làm Lãnh sự danh dự của Việt Nam tại Bỉ. Văn phòng Lãnh sự danh dự đã khai trương tại thành phố Antwerp ngày 18/3/2005.

Kết luận: Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1973, trải qua

hơn 30 năm, quan hệ giữa Bỉ và Việt Nam đã phát triển tốt đẹp và toàn diện trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội. Bỉ đã trở thành một trong 5 bạn hàng thương mại lớn nhất của ta ở Châu ÂU và luôn ủng hộ Việt Nam trong việc mở rộng quan hệ với EU cũng như trong đàm phán gia nhập WTO. Với vị trị địa lý thuận lợi và là một thành viên quan trọng trong Liên minh Châu Âu, Bỉ cũng ln là ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam vì chúng ta hiểu rằng mở rộng quan hệ với Bỉ cũng chính là mở rộng quan hệ với các nước trong EU. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn về quan hệ hợp tác giữa hai nước trong chương 2.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI VÀ ĐẦU TƢ VIỆT NAM – VƢƠNG QUỐC BỈ

Một phần của tài liệu Quan hệ thương mại và đầu tư việt nam vương quốc bỉ thực trạng và triển vọng (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)