Bài tập vật lí gắn với thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn chủ đề ‘‘khúc xạ ánh sáng nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 27)

1.1.1 .Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay

1.4.Bài tập vật lí gắn với thực tiễn

1.4.1. Khái niệm

Bài tập vật lí gắn với thực tiễn là những câu hỏi liên quan đến những vấn đề của đời sống mà khi HS trả lời phải vận dụng linh hoạt các khái niệm, quy tắc định luật vật lí và các hệ quả của chúng. Bài tập vật lí thực tiễn chú trọng đến việc truyền tải kiến thức lí thuyết sang những ứng dụng kỹ thuật đơn giản trong thực tế.

1.4.2. Phân loại

- Bài tập định tính: là các bài tập về giải thích hiện tƣợng, tình huống này

phát sinh trong thực tế, HS phải biết vận dụng các khái niệm, định luật để giải thích hiện tƣợng

Ví dụ: giải thích hiện tƣợng cầu vồng, hiện tƣợng cắm đũa vào cốc mà dƣờng nhƣ nó bị gãy tại mặt nƣớc....

- Bài tập định lƣợng: là các bài tập cần tính tốn, phải vận dụng các tính chất cơng thức vật lí để giải quyết.

- Bài tập tổng hợp: là bài tập gồm cả kiến thức định tính và định lƣợng, dùng cả khái niệm, định luật và tính tốn mới có thể tìm ra kết quả của bài tốn. Ví dụ: Tính số điện mà một gia đình sử dụng trong một tháng biết gia đình đó đã sử dụng một số thiết bị cho trƣớc. Giải thích sự tiêu hao năng lƣợng điện và nêu biện pháp khắc phục.

- Bài tập ứng dụng kĩ thuật vật lí: là bài tập yêu cầu học sinh tạo ra sản phẩm từ những kiến thức vật lí , bài tập dạng này u cầu HS khơng chỉ có kiến thức mà cịn có cả kỹ năng thực hành

Ví dụ: Thiết kế và chế tạo tên lửa nƣớc

- Bài tập thí nghiệm: yêu cầu HS làm thí nghiệm, thu thập số liệu, xử lí kết quả. Học sinh có thể tự tạo các dụng cụ thí nghiệm hoặc đƣa ra các phƣơng án thí nghiệm khác nhau

Ví dụ: Thí nhiệm về sự khúc xạ ánh sáng, thí nghiệm về con lắc đơn.....

1.4.3 Các bước để xây dựng bài tập vật lí gắn với thực tiễn

Để xây dựng bài tập vật lí gắn với thực tiễn giáo viên cần tuân theo quy trình sau:

- Bƣớc 1: Xác định mục tiêu của bài tập gắn với thực tiễn:

GV cần trả lời câu hỏi: bài tập dùng để làm gì? Áp dụng trong cuộc sống? Sau khi giải quyết xong bài tập HS thu đƣợc kiến thức kĩ năng gì? năng lực gì đƣợc phát triển?

- Bƣớc 2: Chọn bài tập thực tiễn phù hợp với đối tƣợng HS

GV cần tìm hiểu HS, đặc điểm tâm sinh lí để xây dựng bài tập phù hợp. - Bƣớc 3: Xây dựng bài tập phù hợp với quá trình dạy học

GV cần xem xét với bài tập thực tiễn này nên sử dụng trong khâu nào của quá trình dạy học(trên lớp hay ở nhà, bài tập nêu vấn đề hay ví dụ minh họa...) - Bƣớc 4: Tổ chức dạy bài tập

GV nêu rõ mục tiêu bài tập, gợi ý phƣơng pháp giải quyết bài tập ( có thể hoạt động nhóm, hƣớng dẫn học sinh tìm tài liệu...)

GV cần xây dựng đáp án và tiêu chí chấm phù hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn chủ đề ‘‘khúc xạ ánh sáng nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh trung học phổ thông (Trang 25 - 27)