Phƣơng pháp giải bài tập theo dạy học giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn chủ đề ‘‘khúc xạ ánh sáng nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh trung học phổ thông (Trang 27 - 29)

1.1.1 .Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông hiện nay

1.5. Phƣơng pháp giải bài tập theo dạy học giải quyết vấn đề

1.5.1. Dạy học giải quyết vấn đề

1.5.1.1. Khái nhiệm

Phƣơng pháp dạy học giải quyết vấn đề là phƣơng pháp dạy học trong đó

giáo viên tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực chủ động sáng tạo để giải quyết vấn đề và từ đó chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện kỹ năng để đạt đƣợc mục đích học tập

1.5.1.2. Đặc trưng

Đặc trƣng có bản của dạy học có vấn đề là xuất phát từ tình huống có vấn đề

là những lúng túng về lý thuyết và thực hành để giải quyết vấn đề. Đặc điểm cơ bản của tình huống có vấn đề là: Nhu cầu, hứng thú; các câu hỏi hay vấn đề: chứa đựng cái đã biết và chƣa biết; có khả năng giải quyết đƣợc.Tình huống có vấn đề đƣợc giáo viên tạo ra ở những dạng khác nhau nhƣ: bất ngờ đột biến, không phù hợp với những kiến thức đã có sẵn, xung đột, bác bỏ, lựa chọn.

1.5.2. Hướng dẫn giải bài tập vật lí theo dạy học giải quyết vấn đề

1.5.2.1. Bản chất của dạy học giải quyết vấn đề

- Tình huống có vấn đề là tình huống gợi ra cho học sinh những khó khăn mà họ thấy có khả năng vƣợt qua nhƣng không phải ngay lập bằng một việc giải các cơng thức mà phải trải qua q trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tƣợng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức có sẵn.

1.5.2.2. Thực hiện theo các bước sau:

 Bƣớc 1: Phát hiện vấn đề cần tìm hiểu

- Từ một tình huống có vấn đề phát hiện vấn đề cần tìm hiểu - Giải thích và chính xác hóa tình huống để hiểu vấn đề cần đặt ra - Phát biểu và đặt mục tiêu giải quyết vấn đề

- Để làm rõ mối liên hệ giữa cái đã biết và cái chƣa biết cần phân tích vấn đề - Để giải quyết vấn đề cần đề xuất và thực hiện. Trong quá trình giải quyết vấn đề phƣơng hƣớng đề xuất có thể đƣợc điều chỉnh khi cần. Đƣa ra đƣợc một giải pháp giải quyết vấn đề.

- Kiểm tra giải pháp: Nếu giải pháp đúng thì kết thúc, nếu khơng đúng thì làm lại từ phân tích cho đến khi tìm đƣợc giải pháp đúng.

 Bƣớc 3: Nêu ra giải pháp

HS trình bày lại tồn bộ từ việc phát biểu tới giải pháp vấn đề.

 Bƣớc 4: Nghiên cứu giải pháp sâu

- Tìm hiểu xem kết quả có khả năng ứng dụng nhƣ thế nào.

- Đƣa ra những vấn đề mới có liên quan bằng cách xét tƣơng tự, khái quát hóa lật ngƣợc vấn đề.....

1.5.3. Một số lưu ý khi giải bài tập theo dạy học giải quyết vấn đề

Quan điểm dạy học hiện đại cho rằng: dạy học là dạy giải quyết vấn đề, quá trình dạy học bao gồm “một hệ thống các hành động có mục đích phƣơng hƣớng, giáo viên tổ chức hoạt động chân tay và trí óc của học sinh, đảm bảo cho học sinh chiếm lĩnh đƣợc nội dung dạy học và đạt đƣợc mục tiêu xác định”. Trong quá trình dạy học, giáo viên là ngƣời tổ chức, định hƣớng hành động chiếm lĩnh kiến thức của học sinh làm theo chu trình sáng tạo khoa học. Do đó, tiến trình của hoạt động dạy và học nhƣ sau:

- GV đƣa ra các tình huống (giao nhiệm vụ cho HS): Hs đảm nhận nhiệm vụ, gặp khó khăn, nảy sinh vấn đề cần giải quyết. GV hƣớng dẫn học sinh, vấn đề đƣợc diễn đạt chính xác hóa, phù hợp với mục tiêu dạy học và nội dung xác định.

- HS giải quyết vấn đề đặt ra bằng cách tự tìm tịi . Dƣới sự định hƣớng, theo dõi, giúp đỡ của GV, hoạt động học diễn ra theo một trình tự hợp lí, phù hợp với phƣơng pháp luận.

- GV hƣớng dẫn HS trao đổi, tranh luận, bổ sung, tổng kết, khái quát hóa tri thức, kiểm tra đánh giá phù hợp với mục tiêu dạy học.

- GV là trọng tài trong sự tranh luận và trao đổi của học sinh, bổ sung kiến thức, tổng kết, khái quát hóa, thể chế hóa tri thức, kiểm tra kết quả học tập phù hợp với nội dung, mục tiêu cụ thể.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập thực tiễn chủ đề ‘‘khúc xạ ánh sáng nhằm phát triển năng lực vật lí cho học sinh trung học phổ thông (Trang 27 - 29)