Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần dẫn xuất halogen – ancol hóa học lớp 11 (Trang 39 - 42)

Biểu đồ 3.4 Đƣờng lũy tích bài kiểm tra số 2 trƣờng THPT thị trấn Tuần Giáo

9. Cấu trúc luận văn

2.2. Xây dựng tình huống có vấn đề nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề

2.2.1. Quy trình xây dựng tình huống có vấn đề

THCVĐ vừa mang tính khách quan vừa mang tính chủ quan. Vì khơng phải vấn đề nào cũng xuất hiện THCVĐ mà phải phụ thuộc vào vốn tri thức, sự tìm tịi, ham hiểu biết và nhu cầu khám phá của HS. Do đó, GV ngồi việc đƣa ra THCVĐ thì cịn phải hƣớng dẫn HS phát hiện vấn đề, giúp HS tìm kiếm dữ kiện, tìm ra mâu thuẫn để giải quyết THCVĐ.

Quy trình xây dựng THCVĐ trong dạy học gồm 4 bƣớc nhƣ sau:  Bƣớc 1. Xác định mục tiêu dạy học để lựa chọn tình huống dạy học Xác định mục tiêu dạy học để lựa chọn tình huống dạy học là cơ sở quan trọng cho việc tiến hành thiết kế một bài cụ thể và đo lƣờng thành quả học tập của HS.

Mục tiêu dạy học về lĩnh vực nhận thức đã đƣợc Bloom chia làm các mực độ khác nhau: [14, tr.23]

Nhớ (Knowledge): là sự nhớ lại các dữ liệu đã đƣợc học trƣớc đây. Đây là cấp độ thấp nhất của kết quả học tập trong lĩnh vực nhận thức.

Hiểu (Comprehention): là khả năng nắm đƣợc ý nghĩa của tài liệu. Điều đó thể thể hiện bằng cách giải thích hoặc tóm tắt tài liệu và bằng cách ƣớc lƣợng hƣớng tƣơng lai (dự báo các hệ quả ảnh hƣởng). Kết quả học tập ở cấp độ này cao hơn so với Nhớ, nhƣng lại là mức thấp nhất của việc thấu hiểu sự vật.

Áp dụng (Application): là khả năng sử dụng các tài liệu đã học vào một hoàn cảnh cụ thể mới. Điều đó có thể bao gồm việc áp dụng các quy tắc, phƣơng pháp, khái niệm, nguyên lý, định luật và lý thuyết. Kết quả học tập trong lĩnh vực này đòi hỏi cấp độ thấu hiểu cao hơn so với cấp độ Hiểu.

Phân tích (Analysis): là khả năng phân chia tài liệu ra thành các phần, sao cho có thể hiểu đƣợc các cấu trúc tổ chức của nó. Kết quả học tập ở đây thể hiện một mức độ trí tuệ cao hơn so với mức Hiểu và Áp dụng vì nó địi hỏi một sự thấu hiểu cả nội dung và hình thái cấu trúc của tài liệu.

Tổng hợp (Synthesis): là khả năng sắp xếp các bộ phận lại với nhau để hình thành một tổng thể mới. Kết quả học tập trong lĩnh vực này nhấn mạnh các hành vi sáng tạo, đặc biệt tập trung chủ yếu vào việc hình thành các mơ hình hoặc cấu trúc mới. Đánh giá (Evaluation): là khả năng xác định giá trị của tài liệu (tuyên bố, tiểu thuyết, thơ, báo cáo nghiên cứu, nội dung kiến thức trong SGK). Việc đánh giá dựa trên các tiêu chí nhất định. Ngƣời đánh giá phải tự xác định hoặc đƣợc cung cấp các tiêu chí. Kết quả học tập trong lĩnh vực này là cao nhất trong các cấp bậc nhận thức vì nó chứa các yếu tố của mọi cấp bậc khác.

Ví dụ: Mục tiêu bài: Ancol * Mức độ nhớ:

- Trình bày đƣợc định nghĩa, phân loại ancol, tính chất vật lí (nhiệt độ sơi, độ tan trong nƣớc và liên kết hiđro của ancol).

-“Nêu đƣợc công thức chung, đặc điểm cấu tạo phân tử của ancol”

-“Nêu đƣợc tính chất hố học của ancol, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).”

* Mức độ hiểu

-“Dựa vào đặc điểm cấu tạo của ancol dự đốn đƣợc tính chất hố học của một số ancol đơn chức.”

- Giải thích đƣợc tại sao các ancol có nhiệt độ sơi cao hơn các hiđrocacbon có cùng phân tử khối.

-“Phân biệt đƣợc ancol no đơn chức với glixerol.” * Mức độ vận dụng

- Giải các bài tập tính tốn liên quan.

- Giải thích các hiện tƣợng thực tế đời sống liên quan đến ancol  Bƣớc 2 : Thiết lập hệ thống câu hỏi cần nghiên cứu

Sau khi xác định nội dung bài học cần nghiên cứu, giáo viên cần thiết lập câu hỏi hoặc hệ thống câu hỏi cần phải trả lời. Hầu hết các loại câu hỏi có dạng nhƣ: tại sao, bằng cách nào, là gì… vì thơng qua việc trả lời những câu hỏi dạng này sẽ giúp cho HS có đƣợc kiến thức cơ bản về nội dung bài học một cách cần thiết nhất.

 Bƣớc 3. Thiết kế tình huống cho từng đơn vị kiến thức

Dựa trên phân tích nội dung bài học và xác định đƣợc các đơn vị kiến thức dạy, GV xây dựng những tình huống trên cơ sở đơn vị kiến thức đã xác định.

Trong quá trình thiết kế tình huống có vấn đề trong dạy học hóa học cần phải đọc các tài liệu có liên quan đến nội dung bài dạy, vì nội dung kiến thức trong sách giáo khoa chỉ thể hiện kiến thức cơ bản, còn những kiến thức liên quan thƣờng ở bài học trƣớc.

 Bƣớc 4.“Kiểm tra tình huống đã xây dựng có phù hợp với mục đích, nội dung bài dạy và trình độ học tập của HS.

Căn cứ vào mục tiêu bài dạy chúng tơi đối chiếu với mục đích khi giải quyết tình huống để đánh giá sự phù hợp của tình huống với yêu cầu nội dung kiến thức cần truyền tải đến HS. Mặt khác, chúng tơi rà sốt những câu hỏi sau mỗi tình huống với mục đích xây dựng câu hỏi phù hợp với trình độ HS, loại bỏ những câu

hỏi khơng phù hợp (q khó hoặc q dễ hay khơng hƣớng vào mục đích khi giải quyết tình huống).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh thông qua dạy học phần dẫn xuất halogen – ancol hóa học lớp 11 (Trang 39 - 42)