- Đai chân núi tiếp giáp với đồng bằng hay ở các thung lũng chia cắt sâu
5.3.1. Cách thức xây dựng bản đồ cảnh quan
Cấp lớp CQ núi của Việt Nam chia thành 3 phụ lớp: + Phụ lớp cảnh quan núi cao.
+ Phụ lớp cảnh quan núi trung bình. + Phụ lớp cảnh quan núi thấp.
+ Phụ lớp cảnh quan vùng trũng giữa núi
Tính đồng nhất chung nhất là cảnh quan này thƣờng tƣơng ứng với nhóm kiểu địa hình núi có độ cao tuyệt đối trên 500m, thuộc 2 xứ núi Hoa Nam và Đông Dƣơng. Các núi có tuổi thành tạo khơng đồng nhất, song hầu nhƣ đƣợc cải tạo vào chu kỳ tạo núi Indonxini và kết thúc trong chu kỳ Kimeri. Các dãy núi đều có dấu hiệu của các bề mặt san bằng- dấu ấn của pha tạo núi trong chu kỳ tạo núi Hymalaya. Đồng thời tác động của các quá trình ngoại sinh làm cho bề mặt bị cắt xẻ, có nơi sâu hàng ngàn mét tạo thành các đèo nhƣ Lũng Lơ, Khau Cọ, đèo Mây, đèo Ngang... Khí hậu có sự phân hóa theo đai cao, trên 1.500m tồn tại mùa lạnh quanh năm. Đây là các bồn thu nƣớc lớn với mạng lƣới sơng, suối dài q trình xâm thực- bóc mịn là q trình chính. Cân bằng vật chất trong cảnh quan ln trong trạng thái thiếu hụt vì chức năng chủ yếu là cung cấp vật chất cho các lớp cảnh quan dƣới thấp. Tình trạng khai thác rừng, khai thác khoáng sản và các hoạt động canh tác nông nghiệp làm biến đổi cảnh quan mạnh mẽ.
Bảng chú giải của bản đồ cảnh quan thể hiện toàn bộ hệ thống phân loại của cảnh quan một lãnh thổ, từ bậc phân vị cao đến bậc phân vị thấp. Do đó phải xây dựng bảng chú giải trƣớc mới xác định đƣợc đơn vị cơ sở để thể hiện trên bản đồ cảnh quan.
Hình 5.2. Bảng chú giải của bản đồ cảnh quan huyện Đại Từ
Bảng chú giải đƣợc xây dựng theo bảng ma trận. Các cột dọc ở lề bên trái biểu diễn nền tảng rắn (địa hình, loại đất). Cột ngang ở bên trên biểu diễn nền tảng nhiệt- ẩm (kiểu khí hậu, thực vật, thuỷ văn). Sự giao thoa giữa các cột dọc và hàng ngang tạo ra các ô ma trận có ghi số và tơ màu đặc trƣng cho đơn vị cảnh quan (các khoanh vi). Mỗi khoanh vi ký hiệu bằng chữ in hoa hoặc in thƣờng, chữ viết hoa hoặc viết thƣờng, nhƣng thƣờng là đánh số. Số hiệu và màu sắc trên ô ma trận của bản chú giải ghi và tô đúng theo số, màu trên bản đồ. Từ mỗi ô ma trận của bản chú giải theo chiều ngang sẽ đọc đƣợc các thông
tin về địa hình, đất, đá, theo chiều dọc sẽ đọc đƣợc các thơng tin về khí hậu, thủy văn, sinh vật.
b, Thành lập bản đồ cảnh quan
Bản đồ cảnh quan đƣợc thành lập trên cơ sở tổng hợp các bản đồ thành phần nhƣ bản đồ địa mạo, bản đồ địa hình, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhƣỡng, bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Đơn vị cơ sở trên bản đồ thƣờng là thể hiện cho cấp phân vị thấp nhất của cảnh quan khu vực nghiên cứu. Tùy theo qui mô lãnh thổ, tỷ lệ nghiên cứu thì đơn vị cơ sở có sự khác nhau, có thể là loại, hay dạng, hay nhóm dạng cảnh quan. Trong đó:
- Bản đồ địa mạo, địa hình là cơ sở nền rắn và phân chia các lớp cảnh quan. - Bản đồ sinh khí hậu đƣợc sử dụng làm cơ sở chia ra các kiểu cảnh quan. - Bản đồ thảm thực vật là cơ sở để phân chia ra nhóm thực vật tự nhiên và nhóm thực vật nhân tác.
- Bản đồ đất kết hợp với bản đồ thảm thực vật và các bản đồ khác là cơ sở phân chia các loại cảnh quan. Khi chia đến cấp dạng cảnh quan cần kết hợp giữa bản đồ thổ nhƣỡng thêm với bản đồ địa mạo căn cứ vào độ dốc.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là cơ sở để phân ra thành các nhóm HST đặc trƣng, ví dụ nhƣ rừng ngun sinh ít bị tác động, rừng thứ sinh, rừng trồng, trảng cỏ xen nƣơng rẫy, cây hàng năm và cây cơng nghiệp, lúa nƣớc, diện tích mặt nƣớc... Bản đồ này còn là cơ sở kiểm tra bản đồ cảnh quan với thực tế để biết đƣợc hợp lý với thực tiễn.
Trƣớc khi chƣa có sự hỗ trợ của máy tính, việc thành lập bản đồ cảnh quan dựa vào phƣơng pháp họa đồ, chồng ghép các bản đồ thành phần bằng tay trên bàn kính hay trên giấy can theo trình tự bản đồ địa mạo, bản đồ địa hình, bản đồ sinh khí hậu, bản đồ thảm thực vật, bản đồ thổ nhƣỡng.
Hiện nay, công việc này có sự hỗ trợ của cơng nghệ GIS để thành lập các bản đồ chuyên đề, sau đó chồng xếp lên nhau để có bản đồ tổng hợp. Trong đó, phần mềm Mapinfo là phần mềm đƣợc sử dụng thông dụng với chức năng tổ chức các thông tin theo tập tin, theo các lớp đối tƣợng và liên kết các thông tin
các bản đồ thành phần. Tiến hành chồng xếp các lớp thông tin của bản đồ thành phần để có ranh giới và khoanh vi của đơn vị cơ sở, đơn vị thấp nhất của CQ khu vực nghiên cứu.