Nguyên tắc và phương pháp phân vùng

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần Cơ sở cảnh quan học: Phần II (Trang 68 - 70)

- Vi địa hình: những dạng địa hình có kích thƣớc nhỏ nhất, đóng vai trị làm phức tạp thêm diện mạo địa hình nhƣ gợn sóng cát, đụn cát, các

4.2.2. Nguyên tắc và phương pháp phân vùng

4.2.2.1. Nguyên tắc

Khi tiến hành phân vùng cảnh quan nói riêng hay phân vùng địa lý tự nhiên nói chung có thể áp dụng nhiều nguyên tắc cơ bản nhƣ nguyên tắc phát sinh, nguyên tắc đồng nhất tƣơng đối, phân tích- tổng hợp và nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ. Tuy nhiên, mỗi một lãnh thổ việc áp dụng các nguyên tắc là không đồng nhất.

* Nguyên tắc phát sinh hay nguyên tắc lịch sử:

Nguyên tắc phát sinh trong nghiên cứu cảnh quan trả lời đƣợc một cách chính xác những câu hỏi sau: Trong thời gian nào cảnh quan đƣợc thành tạo? Nguyên nhân hình thành? Đặc điểm tự phát triển trong quá khứ và tƣơng lai?

Vì thế, nguyên tắc này cho phép nhận biết và giải thích đƣợc nguồn gốc phát sinh không chỉ thành phần hay các yếu tố thành tạo mà còn cả các tổng thể tự nhiên và mối liên quan tác động giữa chúng trong tự nhiên. Khi phân vùng cảnh quan, việc sử dụng nguyên tắc này sẽ làm rõ hơn đặc điểm của từng đơn vị lãnh thổ theo từng cấp phân chia khác nhau và chi tiết hơn là các đặc trƣng

Nguyên tắc này có thể xác định mỗi vùng hay miền cảnh quan là một sản phẩm hình thành và phát triển qua một quá trình lịch sử lâu dài dựa trên sự tƣơng tác của các nhân tố khác nhau. Tuy nhiên trong thực tế khó tái tạo và xác định đầy đủ, tuyệt đối nguồn gốc và lịch sử phát triển của mỗi một đơn vị nên nguyên tắc này chỉ có thể giải thích một cách tƣơng đối sự phân dị lãnh thổ diễn ra nhƣ thế nào, với nguyên nhân và thời gian ra sao, qua đó giải thích đƣợc mức độ đồng nhất tƣơng đối của sự thống nhất phát sinh nội tại của vùng hay xác định mức độ đồng nhất phát sinh của cảnh quan trong mỗi vùng cảnh quan.

* Nguyên tắc đồng nhất, phân tích- tổng hợp và toàn vẹn lãnh thổ:

Giữa các bộ phận, các vùng có mối quan hệ gắn kết nhờ dịng trao đổi vật chất và năng lƣợng. Vì thế, khi phân vùng cần coi chúng là một thể thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của các tổng thể khác nhau ở bậc thấp hơn, nghĩa là phân định đƣợc một hệ thống các cấp phân vị với chỉ tiêu rõ ràng.

4.2.2.2. Các phương pháp phân vùng

Trong phân vùng cảnh quan thƣờng áp dụng nhiều phƣơng pháp nhƣ: Phƣơng pháp phân tích ảnh hàng khơng, phƣơng pháp phân tích và so sánh các bản đồ phân vùng bộ phận hay các thành phần cảnh quan, phƣơng pháp điều tra khảo sát tổng hợp, phƣơng pháp phân tích yếu tố trội và phân tích tổng hợp các thành phần tự nhiên…

Trong đó, phƣơng pháp phân tích yếu tố trội đƣợc thể hiện trong việc phản ánh các đặc trƣng của tự nhiên. Nó giải thích sự khơng đồng nhất về vai trị, vị trí, sự liên quan giữa các yếu tố hợp phần của cảnh quan. Từ các đặc trƣng này, tính trội của một hay vài yếu tố hợp phần có thể dễ dàng phân tích một cách định tính hay phân tích sâu hơn. Ví dụ nhƣ ở Việt Nam với trên 3/4 diện tích lãnh thổ là địa hình đồi núi nên có sự phân hóa sâu sắc về mặt địa hình nên có sự phân chia rõ rệt thành các miền cảnh quan nhƣ miền cảnh quan núi, miền cảnh quan đồng bằng…

Một phƣơng pháp quan trọng trong phân vùng cảnh quan là phƣơng pháp phân tích các yếu tố thành phần của các tổng hợp thể tự nhiên lãnh thổ. Với

phân chia lãnh thổ thành một tập hợp các đơn vị, các tổng thể tự nhiên khác nhau, mặt khác nó lại liên kết, gộp nhiều cảnh quan cá thể có những đặc trƣng khá gần gũi, tƣơng tự vào một đơn vị phân vùng. Đây là nét đặc thù, khác biệt lớn giữa phân vùng cảnh quan và phân vùng địa lý tự nhiên.

Các phƣơng pháp khác nhƣ phân tích ảnh, điều tra, khảo sát tổng hợp, phân tích bản đồ, viễn thám là các phƣơng pháp phần nhiều mang tính kỹ thuật, bổ trợ trong việc chính xác hóa ranh giới, thể hiện contour các đơn vị phân chia, thống nhất hóa các đặc trƣng, các thành phần và các tổng thể tự nhiên trong phạm vi phân vùng…

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần Cơ sở cảnh quan học: Phần II (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)