Nguyên tắc phân loạ

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần Cơ sở cảnh quan học: Phần II (Trang 56 - 57)

Phân loại cảnh quan là một trong những vấn đề cấp thiết và cũng là phức tạp nhất của cảnh quan học, là khâu quan trọng để thành lập bản đồ cảnh quan. Có nhiều cách phân loại cảnh quan:

- Cách thứ nhất là phân chúng theo thứ tự nhất định căn cứ vào nguồn gốc tự nhiên, vào nguồn gốc phát sinh hay sự tƣơng tự nhau. Đây là sự phân

loại theo nghĩa rộng, sự sắp xếp thành một hệ thống các cấp.

- Cách thứ hai là phân loại theo loại hình tức là phân thành các kiểu,

giống, loài...

Đến nay, các phƣơng án phân loại và phân vị chung vẫn chƣa có ý kiến thống nhất. Vì thế, khi tiến hành nghiên cứu, thành lập bản đồ cảnh quan trên một lãnh thổ nào đó, các tác giả thƣờng xác lập một hệ thống phân loại mới trên cơ sở những hệ thống phân loại có từ trƣớc. Hệ thống phân loại phải vừa đảm bảo khách quan, vừa đảm bảo tính logic khoa học và ứng dụng thực tiễn.

Hệ thống phân loại cảnh quan đều phải đảm bảo những nguyên tắc nhất định:

- Phải bao quát đầy đủ các cá thể.

- Tuỳ thuộc vào mức độ phân hoá của lãnh thổ mà lựa chọn hệ thống phân loại không quá phức tạp, cồng kềnh song cũng khơng đƣợc bỏ qua những bậc cần thiết.

Ngồi ra, theo Vũ Tự Lập trong “Cảnh quan miền Bắc” cũng đƣa ra các nguyên tắc khi tiến hành phân loại cảnh quan nhƣ sau:

- Phân loại riêng từng cấp phân vị, mỗi hệ thống có số lƣợng cá thể riêng, chỉ tiêu phân loại riêng và số lƣợng bậc phân loại riêng.

- Hệ thống phân loại phải phản ánh đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa các quy luật phân hóa khơng gian phổ biến của cấp địa quyển, đây là ngun nhân chính dẫn đến sự hình thành các cấp.

- Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cấp có thể áp dụng cho việc thành lập bản đồ cảnh quan ở mọi tỷ lệ, cho mọi lãnh thổ lớn nhỏ, cả cho miền núi và đồng bằng. Hệ thống phân loại phải bao quát đầy đủ các cá thể, khơng thể có tình trạng khơng thể biết xếp một cá thể vào một bậc phân loại nào, đồng thời cũng không đƣợc xếp một cá thể vào vài bậc phân loại khác nhau.

- Mỗi bậc phân loại chỉ đƣợc dùng một tiêu chí. Nếu muốn dùng nhiều chỉ tiêu thì phải kết hợp chúng lại thành chỉ tiêu tổng hợp.

- Hệ thống phân loại phải có số bậc hợp lý tùy thuộc vào tính chất của đối tƣợng phân loại. Tránh tình trạng quá nhiều (sẽ gây rƣờm rà), song cũng tránh thiếu bậc (gây khó hiểu cho mối liên hệ giữa các bậc).

- Chú ý đến danh pháp cho từng bậc phân loại khác nhau, đồng thời đơn vị bậc dƣới nếu có dấu vết của bậc trên trong tên gọi và ký hiệu.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần Cơ sở cảnh quan học: Phần II (Trang 56 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)