Tính bền vững và trạng thái ổn định

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần Cơ sở cảnh quan học: Phần II (Trang 47 - 49)

a, Tính bền vững

Là khả năng của cảnh quan giữ lại cấu trúc hoặc khả năng trở lại trạng thái ban đầu sau khi bị tác động. Nguyên nhân do cảnh quan có khả năng hấp thụ hoặc làm tiêu tán các xáo động và ngăn ngừa chúng khuếch đại thành các xáo động qui mô lớn, cƣờng độ mạnh.

Tính bền vững của cảnh quan đƣợc xác định dựa trên 3 tiêu chí là khả năng đàn hồi, tính chống chịu, khả năng phục hồi của cảnh quan:

+ Khả năng đàn hồi: khả năng của một cảnh quan trở lại trạng thái ban đầu khi xảy ra các xáo động. Trong đó có thể là trạng thái phục hồi khơng hồn tồn giống trạng thái trƣớc đó nhƣng cảnh quan vẫn duy trì đƣợc tất cả các yếu tố cấu trúc cơ bản (cấu trúc nơi sống, độ phì đất…) và các quá trình chủ đạo (vịng tuần hồn của nƣớc và chu trình các chất dinh dƣỡng…).

+ Tính chống chịu: khả năng của một hệ thống giữ đƣợc trạng thái nguyên thủy khỏi các tác động.

- Đặc điểm của tính bền vững:

Tính bền vững khơng có nghĩa là tính ổn định tuyệt đối, khơng biến động. Nó dao động quanh trạng thái trung bình nào đó, tức là cân bằng động. Biên độ dao động càng rộng càng ít rủi ro xảy ra của sự thay đổi không thuận nghịch trong sự tác động dị thƣờng của các yếu tố bên ngoài. Bất kỳ cảnh quan nào cũng đều có giới hạn (đều có ngƣỡng).

Mức độ bền vững của địa hệ tỷ lệ với bậc của nó. Địa hệ cấp càng nhỏ tính bền vững đối với các tác động bên ngoài càng thấp:

Diện < Dạng < Cảnh quan

Tính bền vững có ý nghĩa lớn đặc biệt khi nghiên cứu cảnh quan liên quan tới các yếu tố nhân sinh và nghiên cứu phát triển bền vững

b, Tính ổn định, bất ổn định và trạng thái ổn định của cảnh quan

Do cảnh quan là một hệ thống động lực cao nên một cảnh quan ln có xu thế dịch chuyển xa khỏi một trạng thái ổn định. Trạng thái ổn định đƣợc định nghĩa là “trạng thái của một cảnh quan được xác định trong một khoảng

biến thiên”.

Trạng thái bất ổn định xảy ra khi cảnh quan vƣợt ra khỏi các ngƣỡng dẫn tới không thể phục hồi lại trạng thái ban đầu, nếu có thể phục hồi cần một khoảng thời gian rất dài hoặc phải bổ sung nguồn vật chất và năng lƣợng vào (mất tầng đất canh tác, phá rừng…).

Vì thế thời kỳ ổn định: “là khoảng thời gian một cảnh quan duy trì một

trạng thái ổn định”

Trạng thái ổn định của cảnh quan phụ thuộc vào độ ổn định cảnh quan (landscape stability) hoặc độ bất ổn định (landscape instability). Là hai đại lƣợng đƣợc xác định dựa trên giá trị tƣơng quan giữa độ bền vững, khả năng phục hồi và độ đàn hồi của cảnh quan nhƣ:

+ Các cảnh quan có sinh khối thấp: dễ bị biến đổi nhanh chóng (độ bền vững thấp) nhƣng cũng nhanh chóng trở lại trạng thái ban đầu (khả năng phục hồi nhanh và độ đàn hồi cao).

+ Các cảnh quan có sinh khối cao: các cảnh quan này có độ bền vững cao đối với các xáo động, do đó duy trì trạng thái ổn định trong một thời gian dài.

+ Các cảnh quan khơng có sinh khối: duy trì trạng thái ổn định vật lý.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng học phần Cơ sở cảnh quan học: Phần II (Trang 47 - 49)