Đối với thôn xóm, các ngành đoàn thể:

Một phần của tài liệu một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xã thi sơn giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 39 - 43)

I. PHƯƠNG HƯỚNG CHO CÔNG TÁC ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN

3.2.Đối với thôn xóm, các ngành đoàn thể:

Phối hợp với UBND xã tuyên truyền vận động những thanh niên trong độ tuổi lao động chưa qua đào tạo, những thanh niên đi bộ đội xuất ngũ trở về địa phương chưa có việc làm tham gia các lớp đào tạo nghề do tỉnh, huyện, xã

mở để tạo nguồn nhân lực cú trỡnh độ, tay nghề cao cho các công ty, doanh nghiệp trên địa bàn xó, cỏc làng nghề, dịch vụ…

III. KIẾN NGHỊ CẤP TRÊN ĐỂ THỰC HIỆN ĐÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC XÃ THI SƠN

1. Kiến nghị đối với cấp tỉnh

- Có cơ chế hỗ trợ cho các địa phương trong việc đào tạo nghề.

- Xõy dựng các trung tâm đào tạo nghề và học tiếp để thu hút lao động cỏc xó thị trấn trong tỉnh nhằm giải quyết việc làm cho lao động địa phương.

- Tạo điều kiện thuận lợi cho các lao động địa phương có việc làm sau khi được đào tạo và cho các lao động tham gia đi xuất khẩu lao động.

2. Kiến nghị đối với cấp huyện

- Xây dựng trung tâm (trường) dạy nghề, đào tạo nghề tại trung tâm huyện để thu hút các lao động chưa qua đào tạo, đào tạo tiếp của cỏc xó thị trấn trong huyện để nâng cao trình độ, tay nghề cho các lao động, tạo điều kiện cho các lao động đã qua đào tạo được tham gia xuất khẩu lao động.

- Chỉ đạo ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn, ngân hàng chính sách xã hội cho lao động vay vốn với lãi suất thấp cho những lao động tham gia đi xuất khẩu lao động hoặc đầu tư mua máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nông nghiệp hoặc xây dựng nhà xưởng sản xuất vật liệu xây dựng để thu hút lao động địa phương.

- Hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề để phát triển nguồn nhân lực tùy vào điều kiện cụ thể của từng xã, ví dụ như: Thi Sơn có cụm TTCN, nghề chính là sản xuất bột đỏ siêu mịn, may công nghiệp, sản xuất thức ăn gia súc, dệt bao bỡ… hàng năm thu hút từ 150 – 200 lao động của xã. Do vậy hàng năm xã Thi Sơn cần đào tạo cho đội ngũ lao động trong cụm TTCN. Cụ thể là:

Lao động cho sản xuất bột đỏ siêu mịn = 45 người/năm Lao động cho ngành may công nghiệp = 65 người/năm Lao động cho sản xuất thức ăn gia súc = 50 người/năm Lao động cho ngành dệt bao bì = 40 người/năm

KẾT LUẬN

Vấn đề đào tạo Phát triển nguồn nhân lực là một vấn đề rất quan trọng mà nhà nước ta nói chung và xã Thi Sơn nói riêng phải có biện pháp giải quyết và phát huy. Nhất là trong thời buổi kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước hiện nay, Xã phải đáp ứng được các yêu cầu đặt ra tiến theo đà phát triển của xây dựng, của toàn cầu với các công nghệ ngày càng hiện đại. Đứng trước tình hình này đòi hỏi phải có một tầng lớp cán bộ quản lý có ý thức, có trình độ, cú cỏc chính sách tạo thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển dưới nhiều hình thức, nhiều phương pháp.

Vấn đề đào tạo phát triển nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức, sẽ là nhân tố chính thúc đẩy cho sự phát triển kinh tế trong tương lai, nếu triển khai công tác này không được tốt thì sẽ gây ra lãng phí, nguồn nhân lực kém phát triển và đây cũng là nhân tố chính kìm hãm sự phát triển.

Đối với xã Thi Sơn vấn đề chú trọng công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực là vấn đề hàng đầu có ý nghĩa quyết định đến trình độ nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong số các nguồn lực cần thiết cho sự phát triển kinh tế - xã hội thì nguồn nhân lực chất lượng cao là yếu tố quyết định. Việc làm tốt công tác đào tạo phát triển nguồn nhân lực góp phần để xã Thi Sơn thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.

Trong phạm vi bài viết của mình, em đã đi từ phân tích thực trạng hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực của xã Thi Sơn trong thời gian vừa qua để đưa ra các giải pháp cho thời gian tới. Trong chuyên đề của mình, dựa trên những kinh nghiệm công tác thực tiễn và điều kiện cụ thể của địa phương, ngoài việc đưa ra các giải pháp cho xã em cũng mạnh dạn đưa ra các kiến nghị với Tỉnh Hà Nam và huyện Kim Bảng để các giải pháp này có thể đi vào thực tế. Tuy nhiên, do thời gian và kiến thức có hạn, bài viết không thể tránh được những hạn chế, mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô, các đồng nghiệp và các bạn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kinh tế nguồn nhân lực - Trường Đại học kinh tế - quốc dân. Chủ biên: PGS.TS Trần Xuân Cầu, PGS.TS Mai Quốc Chánh.

2. UBDS và KHHGĐ Trung tâm nghiên cứu thông tin – tư liệu. 3. Giáo trình dân số và phát triển

Nhà xuất bản nông nghiệp Hà Nội 1997.

4. Tạp chí lao động xã hội số 4.8.9 năm 1998 số 9,12 năm 1999. 5. Lịch sử Đảng bộ xã Thi Sơn – Biên soạn tháng 02/2010.

6. Đề án số 01/ĐA-BCĐXDNTM ngày 25/9/2009 của Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2009-2011 và đến năm 2015.

7. Đề án số 01/ĐA-UBND ngày 08/02/2011 của UBND xã Thi Sơn, Kim Bảng, tỉnh Hà Nam về đào tạo nghề và phát triển nguồn nhõn lực cho lao động nông thôn xã Thi Sơn giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

8. Báo cáo kết quả phát triển kinh tế xã hội xã Thi Sơn - huỵên Kim Bảng (Năm 2009 – 2010 – 2011).

9. Giáo trình kinh tế lao động

Chủ biên: PTS Mai Quốc Chánh và PGS.PTS Nhà giáo ưu tú Phạm Đức Thành.

10. Đề án số 03/ĐA-UBND ngày 02 tháng 02 năm 2011 của UBND huyện Kim Bảng - tỉnh Hà Nam về đào tạo nghề và phát triển nguồn nhõn lực đối với các xã, thị trấn huyện Kim Bảng giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng đến năm 2020.

Một phần của tài liệu một số giải pháp đào tạo và phát triển nguồn nhân lực xã thi sơn giai đoạn 2011 – 2015, định hướng đến năm 2020 (Trang 39 - 43)