Đối tượng vật nuôi Tiêu chuẩn ăn Khẩu phần ăn
Lợn thịt, giai đoạn nuôi: từ
60Kg đến 90Kg. Tăng trọng: 600g/ngày
Năng lượng: 7000Kcal. Protein: 224g. Ca: 16g; P: 13g; NaCl: 40g. Gạo: 1,7Kg; Khô lạc: 0,3Kg; rau xanh: 2,8Kg; bột vỏ sò: 54g; NaCl: 40g.
2.3.2.5. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập: GV thiết kế cơng cụ đánh giá sản phẩm
của các nhóm
1. Điểm của nhóm (điểm này do GV chấm)
- Điểm của nhóm = (đánh giá các sản phẩm thật của dự án x 2+ đánh giá điểm thuyết trình của nhóm)/3. Điểm tối đa của nhóm = 10 điểm
2. Điểm cá nhân:
- Sau khi GV chấm điểm của nhóm, cả nhóm họp lại và dựa vào tiêu chí dưới đây để đánh giá điểm cho mỗi cá nhân. Nhóm trưởng và thư kí chịu trách nhiệm chung, ghi chép và nộp kết quả cho GV.
Tiêu chí đánh giá hoạt động cá nhân (Tổng điểm tối đa đạt được: 10 điểm). Tiêu chí Tốt Khá Tạm được Cần điều chỉnh 1. Sự tham gia 3 điểm: Tham gia đầy đủ, tích cực, chủ động, hiệu quả 2,25 điểm:
Tham gia đầy đủ, chăm chỉ, làm việc hầu hết thời gian. 1,5 điểm: Tham gia nhưng thường lãng phí thời gian và ít khi làm việc. 0,75 điểm: Tham
gia miễn cưỡng và khơng tự hồn thành nhiệm vụ được giao. 2. Sự phản hồi 4 điểm: Đưa ra sự phản hồi chi tiết có tính xây dựng khi cần thiết. 3 điểm: Đưa ra sự phản hồi có tính xây dựng khi cần thiết. 2 điểm: Đưa ra sự phản hồi có tính xây dựng nhưng chú thích chưa thích hợp. 1 điểm: Đưa ra sự phản hồi khơng có ích. 3. Sự hợp tác) 3 điểm: Tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng. 2,25 điểm: Thường tôn trọng những thành viên khác và chia sẻ công việc một cách công bằng. 1,5 điểm: Thường tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng. 0,75 điểm: Không tôn trọng những thành viên khác và không chia sẻ công việc một cách công bằng.
CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 3.1. Mục đích và phương pháp thực nghiệm 3.1. Mục đích và phương pháp thực nghiệm
3.1.1. Mục đích thực nghiệm
Kiểm tra tính khả thi của việc dạy học bằng các chủ đề tích hợp liên mơn.
3.1.2. Phương pháp thực nghiệm
3.1.2.1. Phương pháp chọn trường, chọn lớp thực nghiệm và chọn giáo viên dạy thực nghiệm
- Chọn trường, chọn lớp thực nghiệm::
Thực nghiệm được tiến hành ở trường trung học phổ thông Kim Sơn C, Ninh Bình. Học sinh ở nơng thơn nên các em khá rụt rè, nhút nhát. Phần lớn học sinh chưa chủ động trong các hoạt động học. Việc dạy học theo các chủ đề tích hợp liên mơn sẽ tạo nhiều hứng thú, cơ hội để các em chủ động, sáng tạo trong hoạt động học.
Để chọn các lớp thực nghiệm chúng tơi tiến hành tìm hiểu qua Ban giám hiệu, tổ chuyên mơn Hóa- Sinh- Cơng nghệ, giáo viên chủ nhiệm về số lượng và chất lượng học sinh. Các lớp thực nghiệm phải đảm bảo tính đồng đều về học lực của học sinh. Qua kết quả điều tra số lượng, đặc biệt dựa vào kết quả thi khảo sát chất lượng đầu năm nhận thấy trình độ học tập của học sinh ở các lớp này gần tương đương nhau. Chúng tôi chọn ra 4 lớp ban cơ bản:
Lớp thực nghiệm: lớp 11A (38 học sinh), 11H (36 học sinh) Lớp đối chứng: lớp 11B (39học sinh), 11G (37 học sinh)
- Chọn giáo viên dạy thực nghiệm
Giáo viên tham gia thực nghiệm là giáo viên có kinh nghiệm và trình độ tốt là: Cơ Trần Thu Hương và cơ Dỗn Thị Phương- trường THPT Kim Sơn C. Cả hai cô đều được xếp loại giáo viên xuất sắc trong nhiều năm liền nên trình độ chun mơn tương đối đồng đều. Tại lớp đối chứng, giáo viên dạy theo giáo án do chính giáo viên thiết kế và thực hiện theo tiến trình dạy học thơng thường. Tại lớp thực nghiệm, giáo viên dạy theo giáo án thực nghiệm do chúng tôi biên soạn.
Thực nghiệm Đối chứng
Giáo viên thực nghiệm
Lớp Số HS Lớp Số HS
11G 38 11H 39 Doãn Thị Phương
11A 36 11B 37 Trần Thu Hương
Trước khi tiến hành thực nghiệm, chúng tôi đã thảo luận và thống nhất ý đồ thực nghiệm với các giáo viên về mục tiêu bài dạy, phân tích logic nội dung, chính xác hóa các khái niệm, lập dàn ý chi tiết cho từng chủ đề, xác định rõ các kiến thức liên môn sẽ sử dụng trong chủ đề dạy học.
3.1.2.2. Phương án thực nghiệm
- Phương án thực nghiệm được tiến hành song song trên 2 lớp thực nghiệm và đối chứng và do cùng một GV dạy. Trong đó:
+ Lớp TN: Sử dụng giáo án các chủ đề tích hợp liên mơn trong dạy học.
+ Lớp ĐC: Dạy học bằng giáo án thông thường với các phương pháp thích hợp.
- Trong giờ thực nghiệm ln có các giáo viên trong nhóm Sinh học- trường THPT Kim Sơn C dự giờ quan sát các dấu hiệu định tính của giờ học.
- Sau mỗi chủ đề, chúng tôi tiến hành kiểm tra chất lượng và khả năng vận dụng kiến thức của học sinh ở cả 2 nhóm đối chứng và thực nghiệm bằng kiểm tra trắc nghiệm khách quan (thời lượng là 15 phút), cùng đề và cùng biểu điểm (Đề kiểm tra sẽ được trình bày ở phần phụ lục).
3.2. Nội dung thực nghiệm
Để kiểm tra tính khả thi của đề tài, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm đúng theo phân phối chương trình qua 2 giáo án các chủ đề sau:
+ Đại dương trong cơ thể .
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm
3.3.1. Kết quả định lượng
Để đánh giá về mặt định lượng hiệu quả của quá trình dạy học thực nghiệm chúng tôi căn cứ vào kết quả hoạt động học tập của học sinh trong quá trình dạy học kêt hợp với việc tiến hành kiểm tra, chấm điểm và xử lý số liệu (sau mỗi bài thực nghiệm). Chúng tôi tiến hành làm 2 bài kiểm tra 15 phút ở cả hai lớp thực nghiệm và đối chứng. Trong đó:
Bài kiểm tra số 1: Sau khi dạy xong chủ đề tích hợp liên mơn “Đại dương trong cơ thể” (kèm theo phụ lục 3).
Bài kiểm tra số 2: Sau khi dạy xong chủ đề tích hợp liên mơn “Các nhân tố ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển ở động vật” (kèm theo phụ lục 4).
Để xử lý kết quả các bài kiểm tra chúng tôi sử dụng phương pháp thống kê toán học:
- Lập bảng phân phối, bảng tần suất. - Lập biểu đồ thể hiện tỉ suất điểm kiểm tra. - Tính các tham số đặc trưng thống kê:
+ Điểm trung bình cộng:
= =
Trong đó: ni là tần số học sinh đạt điểm Xi n là số học sinh tham gia thực nghiệm.
Trung bình cộng là một chỉ số đặc trưng tiêu biểu cho một tiêu chuẩn nào đó
của toàn bộ các phần tử trong tập hợp. Trung bình cộng có thể đại diện một cách khá đầy đủ và chặt chẽ cho một tập hợp có độ đồng nhất cao. Tuy nhiên, trung bình cộng khơng biểu thị được đặc điểm phân tán của dãy số liệu tập hợp.
+ Số trội (Mod): là giá trị mơ tả quan trọng, nó cho biết giá trị thường gặp nhất của biến số trong một mẫu, nghĩa là trị số của xi gặp nhiều lần nhất. Với dãy số liệu thu gọn, thì Mod chính là giá trị xi mà ứng với nó có mi lớn nhất.
Kết quả tổng hợp các bài kiểm tra sau tiết dạy của hai chủ đề thể hiện trong bảng 3.1.