Đảm bảo tính khoa học, sư phạm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản hoàng thành thăng long trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trường THPT nguyễn bính, huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 67 - 69)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Những nguyên tắc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long

2.3.2. Đảm bảo tính khoa học, sư phạm

Trước hết, giáo dục di sản văn hóa tại Việt Nam đã được triển khai thực hiện từ lâu, nhưng đến giai đoạn hiện nay mới đặt ra phương pháp để giảng dạy lâu dài và thường xuyên. Không phải mọi di sản văn hóa đều có thể sử dụng dạy học trong bất kỳ tình huống nào, điều căn bản là phải tìm cách thức giúp giáo viên nhận biết di sản phù hợp với bài dạy và đối tượng học sinh.

Thứ hai, di sản văn hóa là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác nhau, trong đó có giáo dục bộ mơn Lịch sử. Đối tượng học sinh chủ yếu sử dụng những tư liệu sẵn có của di sản để tăng sự phong phú cho bài học, cụ thể hóa các sự kiện lịch sử đã diễn ra tại di sản chứ không tập trung nghiên cứu về di sản văn hóa đó. Chính vì vậy, tính q khứ của di sản rất cần

được khai thác triệt để. Đặc biệt, khi sử dụng di sản chính là lúc giáo viên cần lựa chọn nội dung cho phù hợp với yêu cầu bài học, chương trình, sách giáo khoa lịch sử với đối tượng là học sinh THPT. Ở đối tượng này chính là sự phát triển mạnh về tư duy lôgic, khả năng nhận xét, phán đoán. Tuy nhiên, việc sử dụng nguyên bản những gì có trong sách giáo khoa sẽ là nhàm chán, khơng kích thích trí tị mị ở lứa tuổi cần có sự định hướng rõ rệt cho tương lai sắp tới của các em. Vì vậy, khi khai thác nội dung lịch sử cần có sự đa dạng trong tổ chức. Ví dụ, tổ chức tham quan di sản, xây dựng trò chơi lịch sử, cuộc thi tìm hiểu lịch sử Hồng thành Thăng Long, xây dựng đoạn phim ngắn giới thiệu về khu trung tâm di sản Hoàng thành Thăng Long,...

Thứ ba, di sản văn hóa nói chung thường được dân gian truyền tụng qua nhiều bài thơ ca, vè, hoặc các tác phẩm dã sử mà ở đó tính chân thực thấp hơn nhiều, chủ yếu mang yếu tố huyền thoại. Do đó, di sản văn hóa phải được tìm hiểu trên nhiều khía cạnh, chú trọng tính khoa học, tập trung khai thác nội dung hiện thực lịch sử để dễ dàng bóc tách lớp vỏ thần bí bao phủ bên ngồi.

Như vậy, xuất phát từ đặc điểm của quá trình nhận thức lịch sử và tâm lý học sinh THPT, mục đích của giáo dục thông qua di sản là nhằm hình thành và nâng cao ý thức tơn trọng, giữ gìn, phát huy những giá trị của di sản văn hóa, rèn luyện tính chủ động sáng tạo trong công tác đổi mới phương pháp học tập.

Trên thực tế, việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học nói chung, bộ mơn Lịch sử nói riêng đã tạo được sự chuyển biến về nhận thức trong đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên. Việc tổ chức tốt công tác sưu tầm các tư liệu, hình ảnh và xử lý các thơng tin, viết các bài báo cáo trình bày kết quả đã đem lại những dấu hiệu tích cực cho ngành giáo dục.

Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học địi hỏi bản thân giáo viên phải là người am hiểu nhiều mặt, nhiều tri thức có liên quan, đặc biệt là yếu tố liên môn (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân, Tin học,...). Hơn nữa, việc sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trở thành yêu cầu đối với mỗi giáo viên

để giờ học không chỉ trên sách vở mà cần hơn hết sự ghi nhớ bằng hình ảnh, sơ đồ, những mơ phỏng hiện vật của di sản. Tóm lại, tính khoa học và tính sư phạm là một trong những yêu cầu cơ bản có ý nghĩa quan trọng đối với mỗi giáo viên khi triển khai bài dạy sử dụng di sản văn hóa.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản hoàng thành thăng long trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trường THPT nguyễn bính, huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)