Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tiến hành tổ chức thảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản hoàng thành thăng long trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trường THPT nguyễn bính, huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 78 - 82)

9. Cấu trúc luận văn

2.4.2. Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tiến hành tổ chức thảo

luận nhóm

Nhằm giải quyết các nhiệm vụ học tập khác nhau, giáo dục dạy và học lịch sử có nhiểu hình thức hợp tác theo nhóm, ví dụ để cùng nghiên cứu một đề tài lịch sử, cùng giải quyết một tình huống được đặt ra. Ở đây, thảo luận nhóm được sử dụng với ý nghĩa là một phương pháp dạy học trên lớp. Thông qua sự tham gia, trao đổi ý kiến của các thành viên dựa trên sự phân công cụ thể của một hay nhiều nhóm nhỏ. Đây là cách thức giáo viên tổ chức, hướng dẫn, điều khiển q trình các nhóm học sinh trao đổi ý kiến về nội dung học tập nhằm đạt được mục tiêu dạy học. Trong một buổi học, có thể thảo luận

nhiều câu hỏi/chủ đề khác nhau có liên quan tới một nội dung tương đối hoàn chỉnh của buổi học.

Thảo luận nhóm có ý nghĩa quan trọng bởi nó tạo cơ hội cho tất cả các thành viên tham gia phát biểu ý kiến, tăng cường sự hợp tác và tinh thần làm việc nhóm chủ động. Bên cạnh đó, thảo luận nhóm giúp học sinh tiến hành tự kiểm tra, đánh giá, khẳng định mình trước tập thể, tạo khơng khí sơi nổi trong giờ học, rèn luyện kĩ năng diễn đạt trước nơi đông người. Đối tượng nghiên cứu mà chúng tôi hướng tới là học sinh trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Học tập trong mơi trường chưa có nhiều cơ hội để bộc lộ những kỹ năng cần thiết nói trên, các em rất cần được bổ sung và hồn thiện các kỹ năng như: trình bày, tìm kiếm, lựa chọn thơng tin, nhận xét, đánh giá, thuyết trình, làm việc nhóm,.... Chính vì vậy, việc tổ chức thảo luận nhóm thơng qua sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long là bước tiến giúp các em có thể phát triển và bồi dưỡng các kỹ năng nói trên thơng qua việc tự thu thập, lựa chọn, sắp xếp thông tin dựa trên sự góp ý của giáo viên, tiến hành trình bày trước tập thể lớp.

Để có thể tổ chức tốt cho một buổi thảo luận nhóm cần thực hiện theo các bước sau:

+ Bước 1: Chuẩn bị của mỗi cá nhân (theo hướng dẫn của thầy (cơ), có thể hướng dẫn chuẩn bị trước ở nhà hoặc chuẩn bị ngay trên lớp, tùy theo tính chất của mỗi chủ đề).

+ Bước 2: Thảo luận nhóm với một chủ đề xác định, mà kết quả là có một bài trả lời chung cho cả nhóm. Các thành viên trong nhóm thay thế nhau làm các nhiệm vụ: nhóm trưởng, thư ký ghi biên bản thảo luận, trình bày trước ở nhóm, đại diện nhóm trình bày ở lớp.

+ Bước 3: Thảo luận chung tại lớp. Đại diện các nhóm thay nhau trình bày kết quả thảo luận nhóm mình. Các thành viên trong lớp tham gia chất vấn, bổ sung, đóng góp ý kiến cho nhóm trình bày. Bên cạnh đó cần có một số tiêu

chí đánh giá chung hoạt động cho từng nhóm như: phiếu đánh giá hoạt động nhóm; biên bản làm việc nhóm,…

+ Bước 4: Nhận xét, đánh giá việc thảo luận, tóm tắt nội dung chính, hoặc hướng dẫn để tiếp tục nghiên cứu thêm để hoàn chỉnh hơn nội dung câu hỏi.

Với đối tượng học sinh này, giáo viên cần hướng dẫn cách khai thác thông tin một cách chi tiết và và đơn giản nhất để các em tiếp cận và tổ chức thảo luận nhóm hiệu quả.

Ví dụ khi học về bài 20: “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X - XV”, mục II: “Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học kỹ

thuật”, mục 3: “Nghệ thuật”, giáo viên có thể chia cả lớp thành các nhóm, cung cấp cho các nhóm những tài liệu về các cơng trình kiến trúc nổi bật tại Hoàng thành Thăng Long như: Thềm điện Kính Thiên, Đoan Mơn, Hậu Lâu, kiến trúc vịm trong Hồng thành, con đường lát gạch đá hoa chanh trước Đoan Mơn,… sau đó giáo viên hướng dẫn cách thu thập tài liệu về cơng trình đó. Khi đã chuẩn bị xong, giáo viên sẽ để các nhóm trình bày các sản phẩm mà các em đã sưu tầm, phát hiện được trước cả lớp.

Hoặc trong bài 18: “Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thế kỉ X – XV”, giáo viên đặt ra tình huống cần giải quyết bằng một câu hỏi lớn: “Những biểu hiện của phát triển kinh tế đã dẫn đến sự phân hóa xã hội như thế nào ở thế kỉ XIV ?”. Dựa vào nội dung thảo luận nêu trên, giáo viên chia lớp thành 3 nhóm với những câu hỏi nhỏ dành cho từng nhóm như sau:

- Nhóm 1: Về nơng nghiệp

+ Nhà nước phong kiến và nhân dân Đại Việt đã làm gì để phát triển kinh tế nơng nghiệp?

+ Sự phát triển nơng nghiệp đương thời có ý nghĩa như thế nào đối với xã hội?

+ Đọc một số câu thơ, đoạn văn ngắn mô tả nông nghiệp nước ta lúc bấy giờ.

+ Sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện như thế nào?

+ Sự ra đời của các làng nghề thủ cơng có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của thủ công nghiệp?

+ Kể tên một số đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng hiện được trưng bày tại Khu trung tâm di sản Hoàng thành Thăng Long.

+ Nhận xét gì về các hình tượng được trang trí trên các hiện vật nói trên? - Nhóm 3: Thương nghiệp

+ Nêu những biểu hiện về sự phát triển của thương nghiệp nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.

+ Đọc một số câu thơ nói lên sự phát triển của Thăng Long thời Lý – Trần – Lê sơ.

+ Việc xuất hiện các thương thuyền nước ngồi chứng tỏ điều gì về sự phát triển thương nghiệp thời kỳ này?

Học sinh tiến hành thảo luận dựa vào các nội dung nêu trên, tham khảo một số tài liệu mà giáo viên cung cấp. Sau mỗi nhóm trình bày, bổ sung ý kiến, giáo viên chốt kiến thức và định hướng học sinh trả lời câu hỏi lớn: “Sự

phát triển kinh tế trong hoàn cảnh của chế độ phong kiến vừa góp phần nâng cao đời sống nhân dân, củng cố nền độc lập dân tộc nhưng cũng đẩy nhanh sự phân hóa xã hội. Giai cấp địa chủ ngày càng mở rộng, quan lại quý tộc chiếm đoạt ruộng đất, vua quan ăn chơi xa xỉ. Từ đó, làm bùng nổ lên nhiều cuộc đấu tranh của nhân dân khiến nhà Trần suy vong”.

Như vậy, với việc tổ chức thảo luận nhóm, học sinh nâng cao khả năng rèn luyện tư duy, phát triển ngôn ngữ, tạo được sự tự tin cho học sinh trong quá trình học tập. Đồng thời, mỗi giờ thảo luận được chuẩn bị chu đáo sẽ đem lại hiệu quả học tập, tạo khơng khí sơi nổi trong lớp học. Tuy nhiên, nếu như lớp học quá đông, không đủ điều kiện để tổ chức thảo luận thì giáo viên nên có những biện pháp khác nhau để tiến hành bài dạy. Tóm lại, thảo luận nhóm là phương pháp có tác dụng chuyển q trình đào tạo thành quá trình “tự đào tạo”, triệt để khắc phục lối dạy học “thầy đọc – trò ghi”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản hoàng thành thăng long trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trường THPT nguyễn bính, huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 78 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)