9. Cấu trúc luận văn
2.5. Thực nghiệm sư phạm
2.5.4. Phân tích kết quả thực nghiệm
Việc tiến hành thực nghiệm được tiến hành như sau: chúng tôi chọn một lớp thực nghiệm và một lớp đối chứng. Ở lớp thực nghiệm chúng tơi tiến hành sử dụng di sản Hồng thành Thăng Long trong bài học lịch sử như trong luận văn đã nêu. Còn lớp đối chứng giáo viên sử dụng giáo án bình thường, khơng sử dụng tài liệu về di sản Hoàng thành Thăng Long trong bài học lịch sử theo các biện pháp mà luận văn đã đưa ra.
Địa bàn thực nghiệm: ở trường THPT Nguyễn Bính, lớp 10A3 là lớp thực nghiệm, lớp 10A4 là lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm và lớp đối chứng được lựa chọn theo nguyên tắc: sĩ số bằng nhau, trình độ nhận thức, kết quả học tập khơng có sự chênh lệch đáng kể. Mơi trường sống tương đương nhau.
- Người thực nghiệm: giáo viên môn Lịch sử Nguyễn Thị Nguyện. - Giáo án thực nghiệm của bài đã được trao đổi, thảo luận với cô Nguyện phụ trách giảng dạy lịch sử tại hai lớp này. Giáo viên phụ trách đã nắm rõ ý đồ của tác giả và sử dụng các biện pháp một cách thuần thục.
- Kiểm tra và đánh giá kết quả thực nghiệm.
Sau khi tiến hành bài học thực nghiệm, chúng tôi tiến hành kiểm tra hoạt động nhận thức của HS ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm đã chọn. Các lớp này đều có chung một đề kiểm tra và thời gian tiến hành kiểm tra đánh giá như nhau (15 phút). Mục đích của kiểm tra là đánh giá kết quả nhận thức của học sinh ở hai lớp thực nghiệm và đối chứng.
Việc đánh giá được dựa trên các tiêu chí và thang điểm (thang điểm 10) như sau:
- Điểm 9, 10: Bài làm đảm bảo các yêu cầu về số lượng câu hoàn thành và chất lượng kiến thức đủ, đúng, chính xác, chặt chẽ.
- Điểm 7, 8: Bài thể hiện hiểu bài, song số lượng câu trả lời đúng ít hơn so với bài đạt điểm 9, 10; phần trình bày chưa đủ, cịn thiếu sót.
- Điểm 5, 6: Bài có số lượng câu trả lời đúng ít hơn so với bài đạt điểm 7, 8; bài làm thể hiện sự hiểu bài nhưng chưa sâu sắc, chỉ dừng ở mức độ 1 (nhận biết).
Dựa vào các tiêu chí nêu trên, chúng tơi xếp loại theo thang điểm 10: + Loại giỏi: Điểm 9 - 10
+ Loại khá: Điểm 7 - 8
+ Loại trung bình: Điểm 5 – 6 + Loại yếu: Dưới 5 điểm
Sau khi chấm bài kiểm tra, phân tích và xử lí số liệu, thu được kết quả như sau:
Bảng 2.2. Kết quả thực nghiệm sư phạm
Lớp Số HS Điểm 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Thực nghiệm 35 0 0 0 0 0 6 7 7 9 6 0 Đối chứng 32 0 0 0 0 0 9 9 6 7 1 0
Bảng 2.3. Bảng tổng hợp phân loại học sinh theo kết quả điểm kiểm tra (%)
Lớp Số HS Mức độ Trung bình (%) Khá (%) Giỏi (%) Thực nghiệm 35 41.5 52.1 6.4 Đối chứng 32 55.2 41 3.8
Bảng 2.4. Độ chênh lệch điểm kiểm tra giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
Lớp Số học sinh Điểm trung bình (%) Mức chênh lệch (%) 10A3 35 6.89 0,46 10A4 32 6.43
Từ bảng số liệu nêu trên, chúng tôi đưa ra một vài nhận xét như sau: Sự phân bố điểm và phần trăm điểm ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự chênh lệch là 0.46%. Cụ thể:
+ Ở lớp thực nghiệm 10A3, giáo viên có sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long nên giờ học tạo sự hứng thú, tích cực tham gia vào bài học của học sinh. Đặc biệt là việc sử dụng các di vật về đồ gốm sứ, vật liệu xây dựng, Thềm điện kính Thiên khiến học sinh rất tò mò và hứng thú khám phá kiến thức. Tổng số bài kiểm tra thu được là 35 bài trong số đó bài đạt được điểm giỏi là 6 (6,4%), bài đạt điểm khá là 16 (52.1%), bài đạt điểm trung bình là 13 (41,5%).
+ Ở lớp đối chứng 10A4, giáo viên vẫn dạy theo cách thông thường theo kiểu cung cấp kiến thức trong sách giáo khoa, các ví dụ minh họa cho bài
0 10 20 30 40 50 60 Trung Bình Khá Giỏi Thực nghiệm Đối chứng
dạy không được chú trọng; việc sử dụng các di sản tiêu biểu liên quan đến Hồng thành Thăng Long khơng được khai thác. Tổng số bài kiểm tra thu được là 32 trong đó bài đạt loại giỏi là 1 (3.8%), số bài đạt điểm khá là 13 (41%), số bài đạt điểm trung bình là 18 (55.2%).
Từ kết quả trên cho thấy, học sinh ở lớp thực nghiệm hiểu sâu hơn, kiến thức được mở rộng hơn so với học sinh ở lớp đối chứng. Nếu theo đánh giá phân loại của Bloom thì học sinh lớp thực nghiệm đạt ở mức độ 3 (Vận dụng) trở lên. Còn đối với lớp đối chứng các em chỉ dừng ở mức độ 1 – 2 (Biết – Hiểu), chính vì vậy tạo ra mức chênh lệch giữa hai lớp là 0.46%.
Trong q trình tiến hành phân tích số liệu bằng phương pháp tốn học thống kê, chúng tơi cịn trực tiếp trao đổi ý kiến với giáo viên phụ trách môn Lịch sử của hai lớp 10A3 và 10A4. Thứ nhất, giáo viên khẳng định việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long đối với các bài dạy về Lịch sử Việt Nam, đặc biệt là từ thế kỉ X đến thế kỉ XV rất cần thiết với học sinh. Mỗi bài đều có thể sử dụng di sản này để mở rộng, bổ sung các ví dụ minh họa giúp học sinh hiểu bài một cách sâu sắc và tạo ấn tượng đối với các em. Việc đưa học sinh tiếp cận với di sản Hoàng thành Thăng Long là một ý tưởng dạy học cần được lưu ý bởi các em là đối tượng không được trực tiếp quan sát di sản nhưng lại rất hứng thú khi được tìm hiểu. Thứ hai, giáo viên cho rằng giáo dục đưa di sản Hoàng thành Thăng Long vào giới thiệu, giảng dạy trong nhà trường là một trong những giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy giá trị của các di sản. Hiệu quả của việc đưa di sản Hoàng thành Thăng Long vào trường học đã thấy rõ, nhưng để có một bài học trong vịng 45 phút, giáo viên phải rất kỳ công chuẩn bị, khơng chỉ thời gian mà cịn là kinh nghiệm giảng dạy tích lũy trong nhiều năm. Việc này vơ tình trở thành gánh nặng cho người trực tiếp giảng dạy và nhà trường. Đưa di sản văn hóa vào bài học, khơng đơn giản chỉ là ghép mà phải có sự lựa chọn phù hợp và tự nhiên nhất. Giáo viên phải tìm hiểu thơng tin trên các trang mạng, đồng nghiệp, mọi người xung quanh.
Như vậy, xuất phát từ cơ sở thực tiễn và cơ sở khoa học của vấn đề sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 trường Trung học phổ thơng, có thể khẳng định đây là một trong những ý tưởng dạy học cần được chú trọng và tiến hành trong các bài dạy có liên quan. Việc sử dung di sản nói chung và di sản Hoàng thành Thăng Long không chỉ góp phần bổ sung nguồn tài liệu dạy học phong phú mà hơn hết chính là cơng tác giáo dục di sản cho thế hệ trẻ. Việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học lịch sử được xem là “cầu nối” giữa quá khứ và hiện tại, “bản thông điệp của các thế hệ” [14, tr. 47]. Với tính chất vật thật, chứng nhân lịch sử, di sản văn hóa nói chung và di sản Hồng thành Thăng Long nói riêng tạo cơ sở vững chắc để giáo viên có thể khơi phục q khứ giúp học sinh hiểu rõ vấn đề lịch sử.
Tiểu kết chương 2
Trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT, việc khai thác và sử dụng di sản văn hóa là rất cần thiết, đem lại hiệu quả giáo dục về nhiều mặt. Hơn hết, di sản văn hóa rất đa dạng và phong phú, nếu được khai thác và sử dụng hợp lý sẽ góp phần cải thiện góc nhìn lịch sử tốt hơn, tạo mối liên hệ rõ ràng giữa quá khứ và hiện tại và tương lai. Đặc biệt, việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long vào giảng dạy cho phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 khiến bài giảng trở nên đầy sức thuyết phục và di sản khơng cịn gì là xa lạ với học sinh, đặc biệt với đối tượng học sinh khơng có cơ hội trực tiếp tiếp xúc với di sản. Từ đó, giáo viên xây dựng niềm tự hào dân tộc và đưa học sinh sống trong khơng khí hào hùng của dân tộc qua mỗi bài giảng. Đặc biệt hơn đây chính là cách bồi dưỡng đối tượng tuyên truyền bảo vệ di sản đơn giản mà hiệu quả nhất. Việc đầu tư cho mỗi bài dạy có sử dụng di sản Hồng thành Thăng Long buộc giáo viên phải xây dựng kế hoạch chi tiết về thời gian, cơng sức, học sinh cần hồn thành nhiệm vụ học tập, tương tác với tập thể để đạt hiệu quả tốt nhất.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Kết quả nghiên cứu về lí luận và thực tiễn việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thông THPT giúp chúng tôi đưa ra những kết luận cơ bản sau:
Thứ nhất, việc sử dụng di sản văn hóa nói chung, di sản Hồng thành Thăng Long nói riêng cần được thực hiện theo những nguyên tắc phù hợp với đặc trưng môn học, mục tiêu đào tạo và theo định hướng đổi mới của giáo dục hiện nay. Giáo viên là người thiết kế, định hướng, tổ chức các hoạt động học tập với di sản văn hóa. Ngược lại, học sinh chính là đối tượng cần chủ động thực hiện dưới sự hướng dẫn của giáo viên nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
Thứ hai, kết quả điều tra là căn cứ rút ra những nhận xét về ưu điểm, hạn chế của việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học bộ môn. Giáo viên đã chú ý tới việc lồng ghép di sản vào trong mỗi giờ dạy là dấu hiệu tích cực, khiến học sinh hứng thú, lơi cuốn trí tị mị và khơi dậy lịng tự hào dân tộc. Bên cạnh đó, giáo viên cịn lúng túng chưa biết chọn lọc di sản để giảng dạy. Do vậy, chưa đưa ra các hoạt động học tập phù hợp với nhu cầu và hứng thú của học sinh.
Thứ ba, kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn là cơ sở đề xuất biện pháp sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường THPT. Kết quả thực nghiệm bước đầu khẳng định tính khả thi hiệu quả của đề tài nghiên cứu đã mang lại.
Từ kết quả nghiên cứu và thực tiễn dạy học môn Lịch sử ở trường THPT hiện nay, chúng tôi đề xuất một vài khuyến nghị như sau:
Thứ nhất, cần tăng cường đưa vào khai thác di sản Hoàng thành Thăng Long đối với phần Lịch sử Việt Nam lớp 10 – chương trình chuẩn. Việc bổ sung di sản Hoàng thành Thăng Long trong giờ học không có nghĩa là tăng thêm số tiết học cho chương trình mà cần thiết phải có sự lựa chọn sao cho phù hợp với cấu trúc bài dạy và chương trình mơn học.
Thứ hai, mở rộng các lớp tập huấn, thêm thời lượng cho giáo viên được học và thực hành với các di sản khác nhau để rút ra kinh nghiệm mỗi khi xây dựng ý đồ dạy học. Bên cạnh đó cần hướng dẫn giáo viên quy trình, cách thức tổ chức dạy học sinh tự học, tự chọn lựa nội dung kiến thức cơ bản có liên quan, cách thức sử dụng các phần mềm dạy học nhằm đa dạng các hình thức sử dụng di sản.
Thứ ba, nguồn tài liệu của di sản Hoàng thành Thăng Long rất phong phú và đa dạng, nếu được khai thác một cách hợp lý sẽ giúp cho học sinh có góc nhìn mới tích cực hơn về mơn học, đặc biệt là phần Lịch sử Việt Nam. Đối tượng mà chúng tơi hướng tới trong nghiên cứu chính là học sinh tại Nam Định khơng có điều kiện được quan sát trực tiếp di sản Hoàng thành Thăng Long. Với khả năng chỉ quan sát qua tranh, ảnh, phim tư liệu là chủ yếu, việc đưa di sản vào chương trình dạy học sẽ kéo gần khoảng cách của học sinh với di sản. Thông qua việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học bộ môn sẽ làm cho những giá trị về văn hóa, lịch sử, khoa học khởi sắc và có thể truyền cảm hứng cho các học sinh. Điều này giúp các em không chỉ hiểu về di sản theo nghĩa rộng mà còn giúp các em tư duy sâu hơn về các giá trị truyền thống, qua đó tác động đến tình cảm, đạo đức và hình thành nhân cách.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. M. Alexeep (1976), Phát triển tư duy học sinh. Nxb Giáo dục, Hà Nội. 2. Nguyễn Thị Côi (2006), Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu quả dạy
học Lịch sử ở trường Phổ thông. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
3. Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Trần Viết Thụ, Nguyễn Mạnh Hưởng, Đoàn Văn Hưng, Nguyễn Thị Thế Bình (2011), Rèn luyện kĩ năng
nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử. Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
4. Trần Lâm Biền, Trịnh Sinh (2011), Thế giới biểu tượng trong di sản văn
hóa Thăng Long – Hà Nội. Nxb Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Thị Thế Bình (2014), Phát triển kĩ năng tự học Lịch sử cho học sinh. Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sách giáo khoa Lịch sử lớp 10 (chương trình chuẩn). 7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Chương trình giáo dục phổ thơng - mơn Lịch sử. Nxb Giáo dục Hà Nội.
8. Bộ Giáo dục và Đào tạo – Bộ Văn h , Thể thao và Du lịch (2013), Tài
liệu tập huấn sử dụng di sản trong dạy học ở trường phổ thông.
9. Lâm Thị Mỹ Dung, Nguyễn Gi Đối, Nguyễn Ngọc Thơ (2011), Di sản
lịch sử và những hướng tiếp cận mới. Nxb Thế giới, Hà Nội.
10. N.G.Đ iri (1973), Chuẩn bị giờ dạy Lịch sử như thế nào?. Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
11. Bùi Đẹp (2012), Di sản thế giới tại Việt Nam, tập 1. Nxb Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh.
12. Đại Việt sử ký toàn thư. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
13. I.F. Kharlamơp (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như
thế nào (tập 1). Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Hoàng Thanh Hải (1999), Sử dụng di tích lịch sử trong dạy học lịch sử
dân tộc ở trường Trung học Cơ sở, Luận án Tiến sĩ Giáo dục 5.07.02. Đại học
15. Hoàng Thanh Hải (1996), “Di tích lịch sử và việc giảng dạy ở trường
phổ thơng”, Tạp chí Xưa và Nay, tr. 6-7.
16. Phạm Minh Hạc (1991), Góp phần đổi mới tư duy giáo dục. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
17. Nguyễn Văn Huy, Quy trình giáo dục trải nghiệm di sản trong nhà trường. Trung tâm Nghiên cứu và Phát huy giá trị di sản văn hóa.
18. Bùi Bá Linh (1999), Văn hóa và giáo dục nhân cách văn hóa, Kỷ yếu
Hội thảo khoa học: “Bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc – Vai trò của nghiên cứu và giáo dục”, Nxb Tp. Hồ Chí Minh.
19. Phạm M i Hùng (2012), Dạy học Lịch sử thông qua các di sản. Kỷ yếu
Hội thảo Quốc gia về dạy học Lịch sử ở trường Phổ thông.
20. Nguyễn Thừ Hỷ (1993), Thăng Long Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX.
Hội Sử học Việt Nam.
21. Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị, Nguyễn Phan Quang (1968), Cơng tác
ngoại khóa thực hành mơn Lịch sử. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
22. Luật Di sản văn hóa và văn bản hướng dẫn thi hành (2006), Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Luật di sản văn hóa: Những điều bổ sung và sửa chữa (2009). Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
24. Hồ Chí Minh (1995), Tồn tập, in lần 2, tập 3. Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
25. Nguyễn Minh Nguyệt (2012), “Giáo dục trải nghiệm di sản ở nhà trường
phổ thông – hướng tiếp cận mới trong giáo dục truyền thống”, Tạp chí Giáo
dục (297).
26. Đỗ Văn Ninh (2004), “Những hiểu biết mới về thành Thăng Long”, Tạp