9. Cấu trúc luận văn
2.4.3. Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tiến hành dạy học dự
án
Với đặc điểm của đối tượng nghiên cứu là học sinh của tỉnh Nam Định, chúng tôi đề xuất biện pháp này với mục đích giúp các em khơng có điều kiện tiếp xúc trực tiếp di sản nhưng vẫn có cơ hội hiểu và trở thành đối tượng tuyên truyền và bảo tồn giá trị lịch sử của chính di sản đó. Để phù hợp với hoàn cảnh của học sinh trường Trung học phổ thơng Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, chúng tơi tiến hành phỏng vấn và có sự điều chỉnh trước khi tiến hành dạy học dự án. Cụ thể, với mỗi sản phẩm dự án, chúng tôi thường yêu cầu học sinh thể hiện sản phẩm qua tranh, ảnh, poster trên giấy A0, thuyết trình, đọc thơ hoặc sử dụng mơ hình. Bên cạnh đó, việc sử dụng cơng nghệ thơng tin như bài trình chiếu trên Powerpoint dành cho nhóm đối tượng u thích và có khả năng sử dụng cơng nghệ.
Khái niệm dự án được hiểu là một dự định, một kế hoạch được thực hiện trong một khoảng thời gian với những phương tiện, điều kiện vật chất và nhân lực nhất định nhằm đạt mục tiêu đề ra. Khái niệm dự án được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội, dần dần đi vào lĩnh vực giáo dục đào tạo với ý nghĩa là các dự án phát triển giáo dục và được sử dụng như một phương pháp hay hình thức tổ chức dạy học. Như vậy, theo cách tiếp cận này, “dạy học theo dự án được hiểu là cách thức giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện một nhiệm vụ học tập phức tạp có tính thực tiễn cao hoặc gắn liền giữa lý thuyết với thực hành, học sinh là người tự lập kế hoạch, chủ động thực hiện, sáng tạo ra các sản phẩm nhất định và đánh giá kết quả đạt được” [30, tr. 116]. Khi học sinh được đặt vào những tình huống, nhiệm vụ học tập, buộc các em phát huy và học hỏi thêm những kĩ năng cần thiết để giải quyết. Học tập dựa trên dự án được hiểu là học trong hành động và học sinh là người tích cực, chủ động giành lấy kiến thức.
Có thể nói, Hồng thành Thăng Long là quần thể di tích gắn liền với lịch sử Kinh thành Thăng Long – Hà Nội. Cơng trình kiến trúc đồ sộ này
được các triều vua xây dựng trong nhiều giai đoạn lịch sử và trở thành di tích quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích Việt Nam. Tháng 12 năm 2002, các chuyên gia đã tiến hành khai quật trên tổng diện tích 19.000m2 tại khu trung tâm chính trị Ba Đình – Hà Nội. Cuộc khai quật khảo cổ học lớn nhất Việt Nam và của cả Đông Nam Á này đã phát lộ những dấu vết của Hoàng thành Thăng Long trong tiến trình lịch sử trải dài 13 thế kỉ với các di tích và tầng văn hóa chồng xếp lên nhau. Những dấu vết kiến trúc độc đáo cùng hàng triệu hiện vật quý giá phần nào tái hiện lại quá trình lịch sử trải dài từ thời kỳ Bắc thuộc dưới ách đô hộ của nhà Tùy và nhà Đường (thế kỉ VII đến thế kỉ IX), xuyên suốt các triều đại: Lý – Trần – Lê – Mạc – Nguyễn (1010-1945).
Như vậy, khu trung tâm di sản Hồng thành Thăng Long chính là một nguồn tư liệu phong phú, đa dạng giúp cho giáo viên có thể khai thác để phục vụ bài giảng. Di sản Hoàng thành Thăng Long còn là một trong những phương tiện dạy học đa dạng sống động nhất. Ẩn chứa trong di sản là những giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học trải dài qua các triều đại phong kiến Việt Nam. Do đó, di sản có khả năng tác động mạnh tới tình cảm, đạo đức, tới việc hình thành nhân cách của học sinh. Khai thác được những giá trị ẩn chứa trong di sản và chuyển giao cho học sinh để các em cũng nhận thức được những giá trị đó thì giáo viên sẽ giúp học sinh nhận thức thế giới xung quanh, đồng thời giúp các em có cơ sở giải thích một cách khoa học các sự vật, hiện tượng liên quan đến di sản.
Căn cứ vào đặc điểm dạy học dự án và đặc trưng của mơn học Lịch sử, quy trình thiết kế dự án được tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu bài học cần đạt về kiến thức, kỹ năng, thái độ. Bước 2: Xây dựng sáng kiến về dự án. Sáng kiến dự án phải rõ ràng, có
tính thực tiễn và khả thi. Đặc biệt sáng kiến cần dựa trên một tình huống chứa đựng một nhiệm vụ cần giải quyết có liên hệ với thực tiễn đời sống và tạo hứng thú cho người học tham gia.
Bước 4: Xây dựng kế hoạch thực hiện dự án, trong đó thể hiện rõ cơng
việc giáo viên, học sinh cần phải làm, thời gian dự kiến để tiến hành dự án, các phương tiện cần thiết, cách thức tiến hành và phân công công việc cụ thể cho học sinh.
Bước 5: Thiết kế hồ sơ bài dạy thể hiện toàn bộ dự án. Hồ sơ bài dạy
bao gồm: Kế hoạch bài dạy, bài trình bày trên Powerpoint, nguồn tài liệu hỗ trợ cho giáo viên và học sinh, công cụ đánh giá.
Ví dụ: Một dự án được thiết kế cho nội dung phần Lịch sử Việt Nam
lớp 10, chương trình chuẩn, chương II: Việt Nam từ thế kỉ X đến thế kỉ XV, gồm 3 bài:
+ Bài 17: Quá trình hình thành và phát triển của nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV).
+ Bài 18: Công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế trong các thể kỉ X – XV. + Bài 20: Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỉ X – XV.
1. Xác định mục tiêu bài học
Sau khi học xong, học sinh có khả năng: - Về kiến thức
+ Trình bày được sự thành lập của các triều đại phong kiến ở nước ta từ thế kỉ X đến thế kỉ XV.
+ Trình bày được tình hình giáo dục, văn học, nghệ thuật và kể tên được những cơng trình khoa học kĩ thuật.
+ Nêu được các nét cơ bản về tình hình kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp.
+ Trình bày được đặc điểm của văn minh Đại Việt, đồng thời đánh giá vai trị, vị trí của nền văn minh này đối với tiến trình lịch sử dân tộc.
+ Vẽ được sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê Thánh Tông. Chứng minh được tổ chức bộ máy nhà nước quân chủ đã hoàn thiện, chặt chẽ.
+ Chứng minh được thời Lê sơ là thời kì phát triển đỉnh cao của chế độ phong kiến Việt Nam.
- Về kỹ năng: Học sinh được rèn luyện các kỹ năng: tổng hợp, so sánh, phân tích các sự kiện lịch sử, kỹ năng thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng sử dụng công nghệ hiệu quả học tập.
- Về thái độ: giáo dục cho học sinh nhận thức được giá trị của di sản Hoàng thành Thăng Long – Hà Nội, trân trọng và tự hào hơn về những giá trị mà di sản mang lại, từ đó có thái độ và hành vi thân thiện, bảo vệ di sản tốt hơn.
2. Sáng kiến dự án
Trên cơ sở xác định mục tiêu bài học, dự án được thiết kế cho học sinh đóng các vai khác nhau của thực tiễn cuộc sống, giải quyết nhiệm vụ có tính thực tiễn cao. Sáng kiến dự án: Tổ chức một chương trình Hành trình Di sản
mang tên “Bí ẩn Hồng thành Thăng Long” nhằm cung cấp kiến thức lịch sử
dân tộc trải dài 13 thế kỉ tại khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, tạo hứng thú học tập thông qua các vai khác nhau, học sinh có thể tìm kiếm, trình bày thơng tin và rút ra những đánh giá về giá trị lịch sử của di sản Hoàng thành Thăng Long với lịch sử dân tộc. Học sinh được đóng các vai khác nhau: biên tập viên, người tham gia thiết kế, chương trình, người dẫn chương trình,…
3. Nhiệm vụ c a học sinh
Trong mơi trường học tập cịn hạn chế, giáo viên có thể hướng dẫn và giao nhiệm vụ học tập phù hợp cho học sinh lựa chọn nhiệm vụ thiết kế và tạo ra một trong các sản phẩm như sau:
+ Trình bày bài báo cáo ngắn gọn trên Microsoft Word (khoảng 3-5
trang trên giấy A4)nguyên nhân Lý Công Uẩn lựa chọn Thăng Long – Hà Nội làm nơi định đơ.
+ Sử dụng Powerpoint để trình bày về tổ chức bộ máy nhà nước thời
Lê sơ: Sử dụng hình ảnh về con rồng thời Lý và thời Lê sơ trên gốm sứ để đưa ra nhận xét về sự phát triển và hoàn thiện nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI – XV.
+ Sưu tầm hình ảnh và sử dụng Proshow Gold để làm 1 đoạn quảng
Đại Việt từ thế kỉ X đến thế kỉ XV hiện được trưng bày trong khu trung tâm Di sản Hồng thành Thăng Long. (Dành cho đối tượng có khả năng sử dụng công nghệ thông tin). Hoặc sưu tầm hình ảnh về các di vật, công trình kiến trúc tiêu biểu hiện trưng bày trong Di sản Hoàng thành Thăng Long để làm một Poster quảng cáo (trên giấy A0) về Khu trung tâm di sản phục vụ cho buổi khai mạc chương trình giáo dục di sản: “Em làm nhà khảo cổ” tại Hoàng thành Thăng Long.
+ Sử dụng sơ đồ mạng để nhận xét về mối liên hệ giữa phát triển kinh tế và
sự phân hóa xã hội thế kỉ XIV (có thể cắt dán, sử dụng hình ảnh để minh họa).
Bước 6: Cung cấp tài liệu hỗ trợ để có thể triển khai được dự án, chia
nhóm, phân cơng cơng việc cụ thể cho học sinh, công bố thời gian thực hiện và hoàn thành dự án, cơng bố các tiêu chí đánh giá sản phẩm.
Ví dụ: đối với dự án học tập nêu trên, cần cung cấp một số đầu sách liên quan đến di sản Hoàng thành Thăng Long, một số trang web tin cậy mà học sinh có thể khai thác phục vụ cho dự án:
Một số sách liên quan:
+ Bùi Đẹp, (2012), Di sản thế giới tại Việt Nam, tập 1, Nxb Trẻ thành
phố Hồ Chí Minh.
+ Nguyễn Thừa Hỷ, (1993), Thăng Long Hà Nội thế kỷ XVII – XVIII – XIX, Hội Sử học Việt Nam.
+ Đỗ Văn Ninh, Những hiểu biết mới về thành Thăng Long, tạp chí Khảo cổ học, số 4/2004, tr. 21-35.
+ Trần Quốc Vượng, Phan Huy Lê, Nguyễn Hải Kế (2011), Thăng Long – Hà Nội, Nxb Thế Giới, Hà Nội.
Trang web:
+ issuu.com/lukul/docs/rongdaiviet + www.disanthegioi.info
+www.hoangthanhthanglong.vn/blog/hoat-dong-buon-ban-o-thang- long-thoi-ly/3016
+www.hoangthanhthanglong.vn/blog/36-phuong-co-duoc-quy-hoach- tu-thoi-le-so/660.
Dạy học dự án là một trong những phương pháp học tập hiệu quả song chỉ phù hợp với một số nội dung nhất định trong chương trình mơn Lịch sử, đồng thời cần có thời gian và sự chuẩn bị chu đáo, không thể tiến hành thường xun được. Dự án có tính khả thi cao và đem lại hiệu quả học tập là khi giáo viên định hướng sản phẩm rõ ràng và phù hợp với điều kiện học tập. Bên cạnh đó, giáo viên cần thiết kế tiêu chí đánh giá cho mỗi loại sản phẩm và công bố từ lúc bắt đầu dự án để định hướng cho người học thành công, tạo cơ hội cho người học tự đánh giá. Ví dụ: Để dự án nêu trên thực hiện thành cơng, giáo viên cần thiết kế các tiêu chí đánh giá thơng qua một số phiếu đánh giá sản phẩm như: Bảng kiểm mục đánh giá bài viết/bài báo cáo; các tiêu chí đánh giá người học, phiếu đánh giá bài trình chiếu Powerpoint; Phiếu đánh giá hoạt động nhóm; biên bản làm việc nhóm; hợp đồng học tập;…
Ví dụ: Phiếu đánh giá bài trình chiếu Powerpoint cho dự án: “Chương trình Hành trình Di sản mang tên “Bí ẩn Hồng thành Thăng Long” nêu trên
được thiết kế như sau:
Tiêu chí Điểm
Về hình thức
Thiết kế sáng tạo, màu sắc nhã nhặn, sáng sủa. (1đ) Phông chữ, màu chữ và cỡ chữ hợp lý. (1đ) Nhất quán trong cách trình bày tiêu đề và nội
dung.
(0,5đ)
Về bố cục
Tiêu đề rõ ràng, hấp dẫn người xem. (1đ)
Số lượng các slide hợp lý. (1đ)
Về nội dung
Sử dụng thơng tin chính xác, thế hiện được kiến thức cơ bản, có chọn lọc.
Có sự liên hệ mở rộng kiến thức. (1đ)
Về phong cách người
trình bày
Trình bày rõ ràng, mạch lạc, có điểm nhấn, thu hút người nghe.
(1đ)
Trả lời được hết các câu hỏi thêm từ phía giáo viên hoặc bạn học.
(1đ)
Duy trì được giao tiếp bằng mắt, xử lý tình huống linh hoạt.
(0,25đ)
Khơng bị lệ thuộc vào phương tiện, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa diễn giảng và trình chiếu.
(0,25)
Tổng điểm:
Tóm lại, dạy học dự án có những đặc trưng riêng và rất mới so với các phương pháp dạy học truyền thống. Đặc biệt với việc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tiến hành dạy học dự án là điều còn mới mẻ với nhiều giáo viên và học sinh trong cách tiếp cận và lựa chọn định hướng dạy học. Tuy nhiên, với xu hướng dạy học hiện nay rất cần những bước đi sáng tạo trong phương pháp dạy học, đưa di sản vào giảng dạy đang là mối quan tâm của nhiều giáo viên bộ môn. Đối với những di sản được UNESCO công nhận tại Việt Nam, đặc biệt là khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long, việc giáo dục di sản là động lực hết sức quan trọng trong việc hình thành các kỹ năng sống, bao gồm sự sáng tạo, đổi mới, tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng sự đa dạng - một yếu tố then chốt của phát triển bền vững. Một ý nghĩa lớn hơn cả đó chính là việc giáo dục học sinh hướng các em sống có trách nhiệm hơn với chính di sản mà các em được tiếp xúc.