Phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản hoàng thành thăng long trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trường THPT nguyễn bính, huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 69 - 78)

9. Cấu trúc luận văn

2.3. Những nguyên tắc sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long

2.3.3. Phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh

Sự chủ động của học sinh không chỉ phụ thuộc vào sự thay đổi chương trình sách giáo khoa, mơi trường học tập, mà cịn là sự đổi mới trong phương pháp giảng dạy. Hướng tới những mục tiêu giáo dục nhằm tăng cường sự chủ động, tích cực nhận thức của học sinh.

Trước hết, cần tạo ra nhiều tình huống có vấn đề để học sinh tìm hiểu,

khai thác. Trong quá trình làm việc với nguồn sử liệu của di sản văn hóa, học sinh sẽ được giáo viên hướng dẫn, quan sát, vận dụng những nội dung lịch sử chứa đựng trong di sản nhằm bổ sung cụ thể hóa cho các sự kiện đã học. Ví dụ, trong bài 17: “Q trình hình thành và phát triển nhà nước phong kiến (từ thế kỉ X đến thế kỉ XV), mục II: Phát triển và hoàn chỉnh nhà nước phong kiến ở các thế kỉ XI – XV, giáo viên đặt học sinh vào tình huống cần giải quyết: “Tại sao Lý Công Uẩn lại lựa chọn Thăng Long là nơi định đô của bậc đế vương muôn đời?”. Để trả lời được câu hỏi này, học sinh cần huy động kiến thức để trả lời các câu hỏi nhỏ như:

+ Hoàn cảnh đất nước sau khi Lý Công Uẩn lên ngôi vua? + Vị trí của Thăng Long lúc bấy giờ?

+ Tên Thăng Long xuất hiện như thế nào?

Việc phát huy khả năng nhận thức, sự hứng thú làm việc tích cực của mỗi cá nhân trong cả buổi học, nâng cao chất lượng của giờ học.

Thứ hai, khai thác tính trực quan của di sản văn hóa, giáo viên khơi gợi

và duy trì hứng thú của học sinh, đặc biệt qua lời kể hoặc bằng hình ảnh, hiện vật. Sử dụng di sản một cách trực quan sinh động chính là bước khởi đầu tạo biểu tượng giúp học sinh hình thành tri thức lịch sử.

Thứ ba, việc sử dụng di sản văn hóa để dạy học khơng có nghĩa là học

di sản. Chúng ta khơng bắt học sinh hiểu rõ di sản được cấu tạo như thế nào, hiện vật hay dấu tích có độ dài, khoảng cách hay chiều sâu bao nhiêu mà hơn hết, đặt trong bối cảnh lúc bấy giờ, di sản có ý nghĩa lịch sử như thế nào, vai trị của nó trong lịch sử ra sao. Trên mỗi dấu tích ấy có gì hay tại sao lại được cơng nhận là di sản văn hóa thế giới, được lưu truyền đến ngày nay... Di sản văn hóa chính là tư liệu minh họa cho bài học trong sách giáo khoa nhằm tổ chức các hoạt động học tập, phát hiện tri thức, khai thác kĩ năng của mỗi học sinh trong từng hoạt động. Đặc biệt, với lứa tuổi học sinh trung học phổ thơng có sự phát triển cao về các kĩ năng tư duy lịch sử như quan sát, nhận xét, phán đốn, giải thích, liên hệ. Với đối tượng này, các hoạt động phù hợp sẽ được các em huy động để hoàn thành nhiệm vụ học tập. Việc tiến hành các bài tập có liên quan tới các kĩ năng nêu trên chính là bước khởi đầu của một nhà nghiên cứu, tuy còn ở mức đơn giản sơ khai.

Thứ tư, từ nhận thức đúng đắn, nhiều giáo viên đã tích cực sử dụng di

sản văn hóa vào dạy học trong các bài học cụ thể, hoặc tổ chức các hoạt động ngồi giờ lên lớp. Thơng qua đó, năng lực của nhiều giáo viên đã được nâng cao thể hiện ở khả năng thiết kế tiến trình dạy học và tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Nhiều kế hoạch bài học do chính giáo viên tự thiết kế đã thể hiện rõ sự thơng hiểu về quy trình sử dụng di sản trong dạy học. Giáo viên đã có khả năng thiết kế nội dung dạy học phù hợp với việc sử dụng di sản văn hóa trong dạy học bộ môn, đảm bảo dựa theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình giáo dục phổ thơng. Bên cạnh đó, sự thay đổi phương pháp và hình thức tổ chức dạy học đã nhận được những dấu hiệu tích cực kể cả trong cơng tác kiểm tra – đánh giá.

Đối với giờ dạy sử dụng di sản văn hóa, giáo viên là người đa năng, vừa thiết kế hoạt động học tập, là người định hướng, hỗ trợ học sinh cũng đồng thời là hướng dẫn viên du lịch của chính di sản đó. Có thể nói, di sản văn hóa trong dạy học lịch sử khơng chỉ là nguồn tư liệu bất động mà chính là

tài liệu sinh động nhất mà ở đó cả giáo viên và học sinh đều có thể khai thác phục vụ nhu cầu giảng dạy và học tập.

Tóm lại, xuất phát từ mục tiêu giáo dục, nhiệm vụ bài học, môi trường học tập, kế hoạch giáo dục,...mà việc sử dụng di sản văn hóa vào dạy học bộ mơn lịch sử địi hỏi những u cầu cơ bản như: khai thác tính trực quan sinh

động của di sản Hồng thành Thăng Long, phát huy tính tích cực trong nhận thức của học sinh, đảm bảo tính khoa học, sư phạm.

2.4. Các biện pháp sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong dạy học Lịch sử Việt Nam lớp 10 ở trường Trung học phổ thơng Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản tỉnh N m Định

2.4.1. Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tạo biểu tượng về các sự kiện lịch sử cơ bản

Biểu tượng lịch sử là hình ảnh về những sự kiện, nhân vật lịch sử, điều kiện địa lí,... được phản ánh trong óc học sinh với những nét chung nhất, điển hình nhất. Như vậy, nội dung của một sự kiện lịch sử được học sinh nhận thức thơng qua việc tạo nên hình ảnh về quá khứ, bằng những hoạt động của các giác quan: thị giác tạo nên những hình ảnh trực quan, thính giác đem lại những hình ảnh về quá khứ thông qua lời giảng của giáo viên.

Với việc lựa chọn đối tượng học sinh trường THPT Nguyễn Bính, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định, chúng tôi nhận thấy rằng các em có một số đặc điểm cần chú ý khi lựa chọn biện pháp này như: hầu hết đối tượng nghiên cứu có tỉ lệ tiếp xúc với di sản Hồng thành Thăng Long ở mức thấp, kể cả thông qua sách báo hay các chương trình truyền hình. Khi tiến hành phỏng vấn, chúng tôi nhận thấy khoảng cách địa lý là rào cản lớn nhất khiến cho giáo viên và học sinh ít có cơ hội sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long trong việc giảng dạy phần Lịch sử Việt Nam lớp 10. Chính vì vậy, để các em có thể tự tạo biểu tượng tiến đến hình thành khái niệm là việc làm cần thiết. Từ hạn chế nói trên, chúng tôi đề xuất biện pháp sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tạo biểu tượng về các sự kiện lịch sử cơ bản, giúp các em có

thể dễ dàng tự xây dựng biểu tượng lịch sử. Bên cạnh đó, di sản Hồng thành Thăng Long sẽ làm phong phú nguồn kiến thức lịch sử Việt Nam trải dài gần 13 thế kỷ chứa đựng các tầng văn hóa độc đáo, minh chứng cho lịch sử Thăng Long – Hà Nội ngàn năm văn hiến.

Lý luận và phương pháp bộ môn Lịch sử chỉ ra rằng việc tạo biểu tượng lịch sử có ý nghĩa rất quan trọng trong học tập lịch sử ở trường THPT. Do đặc điểm của sự nhận thức lịch sử, việc học tập lịch sử không bắt đầu từ trực quan sinh động mà từ việc hiểu rõ sự kiện và tạo biểu tượng lịch sử. Tuy vậy, việc học tập lịch sử cũng tuân thủ quy luật chung của quá trình nhận thức: qua hai giai đoạn nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Có thể nói, tạo biểu tượng lịch sử là giai đoạn nhận thức cảm tính của q trình học tập lịch sử.

Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh là một vấn đề khó khăn vì u cầu cơ bản của dạy học lịch sử là phải tái tạo lại những hình ảnh về các sự kiện đúng như nó tồn tại, mà những sự kiện đó bản thân học sinh khơng được trực tiếp quan sát và trải nghiệm. Ý nghĩa to lớn của việc tạo biểu tượng trong dạy học lịch sử trước tiên là ở chỗ có cơ sở để hình thành khái niệm lịch sử. Nội dung của các hình ảnh lịch sử, của bức tranh quá khứ càng phong phú bao nhiêu thì hệ thống khái niệm mà học sinh thu nhận được càng vững chắc bấy nhiêu. Việc tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh không chỉ dừng ở việc miêu tả bề ngồi của sự kiện mà cịn đi sâu vào bản chất sự kiện, nêu đặc trưng, tính chất của sự kiện lịch sử.

- Sử dụng di sản Hoàng thành Thăng Long để tạo biểu tượng thông qua

các loại đồ dùng trực quan

Nguyên tắc trực quan là một trong những nguyên tắc của lý luận dạy học, nhằm tạo cho học sinh những biểu tượng và hình thành khái niệm trên cơ sở quan sát trực tiếp hiện vật hay những đồ dùng trực quan minh họa về sự vật, hiện tượng. Trong các loại đồ dùng trực quan tạo hình, nguồn tranh ảnh

lịch sử rất phong phú, dễ sưu tầm và phù hợp với việc tạo biểu tượng. Khi sử dụng biện pháp này, giáo viên cần chú ý:

+ Lựa chọn các hình ảnh phù hợp với nội dung biểu tượng cần tạo cho học sinh;

+ Bảo đảm tính chính xác, khoa học, tính giáo dục và thẩm mỹ; + Kết hợp đa dạng nhiều phương pháp khác nhau để đạt hiệu quả.

Ví dụ, giáo viên sử dụng biểu tượng rồng trên hoa văn và vật liệu xây dựng trong nội dung bài 20: “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV”, mục I: “Tư tưởng, tôn giáo” để học sinh hiểu được sức ảnh hưởng của tư tưởng lúc bấy giờ. Giáo viên có thể đặt học sinh vào tình huống cần giải quyết với câu hỏi lớn: “Tại sao thế kỉ XV, Nho giáo lại chiếm ưu thế hơn Phật giáo của thế kỉ X – XIV?”. Để có thể giúp học sinh hiểu được vị trí độc tơn của Nho giáo, giáo viên sử dụng hình ảnh rồng khắc trên hoa văn hoặc trên thềm Điện Kính Thiên, giới thiệu về chạm khắc rồng trên lá đa, lá đề, hoa cúc, nêu sự khác nhau giữa các con rồng qua mỗi triều đại. Trọng tâm của nội dung cần chú ý khai thác sự khác nhau của hình tượng con rồng qua các triều đại. “Vào thời Lê (1428 – 1527), Nho giáo được trọng dụng làm công cụ xây dựng và củng cố bộ máy nhà nước. Từ thế kỷ XV, Nho giáo trở thành tư tưởng chính thống thay thế vai trò của Đạo Phật, tạo cho nhà vua những phương tiện để điều hành đất nước hiệu quả hơn. Nho giáo ủng hộ triệt để chế độ xã hội có tơn ti và đẳng cấp, trong đó, Hồng đế là người có quyền lực tối cao, là đại diện cho Trời trên trần gian. Hình tượng đầy quyền uy của vua là con rồng. Hình tượng rồng xuất hiện khắp nơi trong kiến trúc Hoàng thành và trên các hiện vật khảo cổ tìm thấy tại khu Di tích Khảo cổ học 18 Hồng Diệu” [40, tr. 74].

Giáo viên có thể giao nhiệm vụ trước cho học sinh về nhà tìm hiểu “hình tượng rồng qua các triều đại Lý – Trần – Lê sơ”. Trên lớp, giáo viên giới thiệu cho học sinh những nét điển hình nhất của hình tượng rồng trong nghệ thuật kiến trúc bằng các đoạn miêu tả:

“Lịch sử có sự chuyển tiếp giữa các triều đại là một quy luật tất yếu. Từ Lý chuyển sang Trần, hình tượng con rồng đã có nhiều thay đổi. Đó khơng chỉ là sự thay đổi đơn thuần về phong cách, tạo hình mập mạp, khỏe khoắn thay cho hình ảnh chau chuốt, tinh tế mà còn là sự thay đổi của một quan niệm về hình tượng. Chính sự bành trướng của Nho giáo cùng với sự lớn mạnh của chế độ tập quyền thời Trần đã làm cho hình tượng con rồng thời kỳ này tiến thêm một bước trên con đường phong kiến hóa. Rồng thời Trần có vẻ dũng mãnh hơn, đầy sức sống, thân rồng mập, uốn lượn khơng đều, có vây, có vảy bụng chứ chưa có trên thân, đầu chỉ có 2 bờm, chân 3 móng,… ẩn hiện sau rồng là mây. Thân rồng thời Trần vẫn giữ dáng dấp như thời Lý, với các đường cong tròn nối nhau, các khúc trước lớn, các khúc sau nhỏ dần và kết thúc như đi rắn. Có thể nói, rồng thời Trần tuy được kế thừa hình tượng rồng thời Lý nhưng nó thực sự đã tạo cho mình những đặc điểm riêng khỏe khoắn, mạnh mẽ như chính thời đại sản sinh ra nó, mang tính chất đặc thù của một con rồng của chế độ phong kiến thời Trần”.

“Nhưng con rồng thời Lê sơ khơng uốn theo hình lá đề như thời Lý –

Trần và chân của nó thường có 5 móng sắc nhọn, dấu hiệu biểu trưng đẳng cấp và quyền uy của Hoàng đế” [40, tr. 74].

Bên cạnh đó, ảnh hưởng của Phật giáo Đạo giáo hay Nho giáo còn thể hiện qua các hiện vật và phong cách biểu đạt văn hóa của Hồng thành, đặc biệt trong giai đoạn từ thế kỉ XI – XIV. “Bằng chứng là nhiều ngôi chùa dành

riêng cho đời sống tơn giáo của Hồng gia, hoặc các loại vật liệu xây dựng các chân đế cột (bằng đá tạc hình hoa sen), các họa tiết kiến trúc (ngói lợp diềm mái hiên trang trí hình lá đề đặc trưng cho kiến trúc cung điện ở Việt Nam và nhiều hiện vật khác (bao gồm cả đồ gốm) được tìm thấy có hình tượng của đạo Phật. Hình ảnh trang trí lá đề có mặt ở các chùa Phật Việt Nam và cũng có mặt ở tất cả các cơng trình kiến trúc cung điện thời Lý – Trần. Việc tìm thấy viên gạch in chữ Hưng Hóa thiền tự cho biết rõ đây là viên gạch xây chùa Hưng Hóa thời Lý. Bên cạnh đó cịn có nhiều loại gạch in

hình tháp Phật hay những mảnh vỡ của mơ hình tháp Phật bằng đất nung hoặc bằng sứ trắng trang trí hoa sen, tiên nữ” [40, tr. 72-73].

Như vậy, chỉ qua hình tượng rồng hay vật liệu kiến trúc giáo viên hướng học sinh khai thác trên khía cạnh tư tưởng ảnh hưởng tới từng triều đại khác nhau. Từ đó, học sinh trả lời khái quát câu hỏi lớn của mục I: “Tư tưởng, tôn giáo” đã đặt ra từ đầu bài học: Nho giáo chiếm vị trí độc tơn vì lúc này nhà nước quân chủ chuyên chế chế độ phong kiến Việt Nam đã đạt đến đỉnh cao và hoàn chỉnh, mong muốn xây dựng nguyên tắc trung thành tuyệt đối với nhà vua, thể hiện uy quyền của vua ngày càng mạnh mẽ.

Với biểu tượng về kiến trúc điêu khắc, giáo viên sử dụng để dạy bài 20: “Xây dựng và phát triển văn hóa dân tộc trong các thế kỷ X – XV”, mục II: “Giáo dục, văn học, nghệ thuật, khoa học – kĩ thuật”, phần 3: “Nghệ thuật”. Giáo viên có thể chia nhóm học sinh để tìm hiểu lần lượt từng câu hỏi:

+ “Kể tên những kiến trúc tiêu biểu thế kỉ X – XV, phân biệt đâu là kiến trúc ảnh hưởng đạo Phật, Nho giáo?”

+ “Nêu nét độc đáo trong nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc?”

+ “Nhận xét gì về đời sống văn hóa của nhân dân thời Lý – Trần – Hồ?” Giáo viên tập trung cho học sinh khai thác các tác phẩm điêu khắc mang họa tiết hoa văn độc đáo mang âm hưởng của Đạo Phật và Nho giáo. Đồ án trang trí lá đề, rồng, phượng có mặt ở các chùa Phật và kiến trúc cung điện thời Lý – Trần đều được tạo dáng, bố cục theo khuôn hình lá đề. Đặc biệt là mảnh tháp sứ men trắng trang trí hình tiên nữ (Apsara) đang nhảy múa mang đậm phong cách nghệ thuật Chămpa, là một minh chứng sinh động ảnh hưởng của nghệ thuật Ấn Độ đến Thăng Long vào thời Lý. Những mơ típ hoa văn mang phong cách Chămpa tương tự như hình ảnh chim thần (Garuda) hay nữ thần (Kinnari) xuất hiện đồng thời và hịa quyện với những mơ típ hình rồng, hoa lá mang đặc trưng phong cách Việt, phản ánh rõ sự dung hợp giữa hai nền văn hóa, đồng thời là sự ảnh hưởng sâu đậm của nghệ thuật Chămpa đến nghệ thuật Hoàng cung đương thời.

Như vậy, với từng nội dung khác nhau, giáo viên có thể vận dụng linh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sử dụng di sản hoàng thành thăng long trong dạy học lịch sử việt nam lớp 10 trường THPT nguyễn bính, huyện vụ bản, tỉnh nam định (Trang 69 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)