CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
2.1. Phân tích nội dung chương trình
2.1.1. Cấu trúc và nội dung Sinh học THPT
Chương trình sinh học cấp THPT hiện hành được xây dựng trên quan điểm hệ thống. Các kiến thức Sinh học được phát triển đồng tâm với sinh học THCS. Theo đó, nội dung được hồn thiện, nâng cao và khái quát thành các kiến thức đại cương (hệ thống bổ dọc). Sinh giới được chia thành 5 cấp độ tổ chức từ hệ nhỏ (phân tử, tế bào) đến hệ trung (mô, cơ quan, hệ cơ quan, cơ thể) lên các hệ lớn (QT, QX, SQ): Tế bào Cơ thể QT - loài QX HST – SQ. được thể hiện qua 7 phần cơ bản trong chương trình được minh hoạ ở hình 2.1
Hình 2.1. Sơ đồ cấu trúc chương trình Sinh học ở trường THPT
Phần 1: Giới thiệu chung về thế giới sống
Giới thiệu các cấp độ tổ chức của sự sống và những đặc điểm, bản chất chung của các hệ thống sống. Với logic đi từ tổng hợp đến phân tích và cuối cùng tổng hợp lại ở mức cao hơn, từ đó giúp người học nhìn nhận thế giới SV ở góc độ biện chứng ở hai khía cạnh:
- Thế giới sống được tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc, là những hệ thống cấu trúc chức năng, luôn trao đổi chất, năng lượng và thông tin với mơi trường, có khả năng tự điều chỉnh, sinh trưởng và phát triển ổn định theo thời gian và khơng gian.
Phần 2: Sinh học tế bào
Phần này đề cập tế bào như một hệ cấu trúc - chức năng thơng qua phân tích cấu trúc và chức năng của từng bộ phận cấu trúc nên tế bào nhân sơ và nhân chuẩn. Đồng thời, nghiên cứu các chức năng sống của cấp tổ chức tế bào, đó là chuyển hóa VC&NL, sinh trưởng và phát triển, cảm ứng, sinh sản.
Phần 3: Sinh học vi sinh vật
Bao gồm nội dung kiến thức về chuyển hóa VC & NL, sinh trưởng, sinh sản, cảm ứng ở vi sinh vật. Các đặc tính đó được trình bày ở phần này nhằm giới thiệu cho người học thấy vi sinh vật có cấu tạo đơn giản nhưng hoạt động sống của nó có dấu hiệu của một TCS cấp độ cơ thể. Vi sinh vật như là một mốc tổ chức chuyển tiếp từ cấp độ tế bào lên cấp độ cơ thể của sự sống.
Ba phần này thuộc chương trình Sinh học 10. Phần 4: Sinh học cơ thể
Nội dung phần này đề cập đến sinh học cơ thể đa bào thông qua hai đại diện là cơ thể thực vật và cơ thể động vật, biểu hiện ở các quá trình sinh học cơ bản như: chuyển hóa VC & NL, cảm ứng, sinh trưởng và phát triển, sinh sản. Mặc dù trong chương trình mỗi đặc trưng sống được giới thiệu lần lượt ở cơ thể thực vật rồi đến động vật nhưng cũng khái quát được những đặc điểm chung ở cấp cơ thể.
Phần này được bố trí trong chương trình Sinh học 11 Sinh học lớp 12 được bố trí theo mạch cấu trúc như sau:
Phần 5: Di truyền học
Nội dung bao gồm những vấn đề về cơ sở vật chất, cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử, tế bào. Các quy luật di truyền, biến dị các tính trạng của cơ thể SV, ứng dụng kiến thức di truyền và biến dị. Việc vận dụng quan điểm hệ thống ở phần này đã cho thấy hệ có tổ chức cao theo cấp bậc lệ thuộc từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao như một thể thống nhất biện chứng trong nội bộ của hệ cũng như của hệ với môi trường.
Phần 6: Tiến hoá
Đề cập đến các học thuyết tiến hoá, nguyên nhân, cơ chế, kết quả của sự tiến hoá giới hữu cơ.
Phần 7: Sinh thái học
STH nghiên cứu các mối quan hệ giữa SV với SV và giữa SV với môi trường ở các cấp độ TCS từ cơ thể tới QT, loài, QX, HST và SQ. Đặc điểm nội dung kiến thức đã trình bày ở phần sau có quan hệ chặt chẽ với phần trước. Tính hệ thống và kế thừa của nội dung STH có thể khái quát theo sơ đồ sau: