Trong chương này đã trình bày tổng quan về hệ thống AMPS, với các thành phần cơ bản cấu thành và các yêu cầu quan trọng cần có khi triển khai hệ thống vào thực tế. Hiện nay, hệ thống AMPS đang được nghiên cứu, ứng dụng một cách mạnh mẽ; cùng với đó, các yêu cầu cũng cần được hoàn thiện để hệ thống duy trì được hiệu suất mong muốn. Một trong những yêu cầu quan trọng hàng đầu là hiệu chuẩn TGT nhằm duy trì hiệu suất của hệ thống trong điều kiện nhiều yếu tố tác động làm thay đổi tham số pha và biên độ tín hiệu đầu ra các kênh thu ngay trong quá trình hoạt động.
Chương này cũng đã trình bày chi tiết về các phương pháp hiệu chuẩn cơ bản cùng với các ưu nhược điểm của từng phương pháp, để từ đó có sự lựa chọn thích hợp với một hệ thống AMPS cụ thể. Trong đó, giải pháp hiệu chuẩn nội sử dụng đường hiệu chuẩn là tương đối phù hợp để đáp ứng yêu cầu tính TGT trong đo đạc và hiệu chỉnh các sai số.
Qua việc phân tích, đánh giá các nghiên cứu về hiệu chuẩn nội theo TGT, luận án đề xuất một số nội dung nghiên cứu với cách tiếp cận mới về hiệu chuẩn. Cụ thể gồm: 1) Nghiên cứu cấu trúc THHC mới đa điều chế về nhằm khắc phục một số hạn chế của các cơng trình đã cơng bố; 2) Nghiên cứu cấu trúc THHC giả trực giao và cách thức phân phối chúng nhằm làm giảm nhiễu cho tín hiệu thu và khắc phục hiện tượng nhiễu rò trong hiệu chuẩn nội; 3) Nghiên cứu tổng hợp các thuật tốn và chu trình hiệu chuẩn trên cơ sở cấu trúc THHC đã nghiên cứu. Các thuật tốn và chu trình được kiểm nghiệm thực tế nhằm hướng tới hoàn thiện các nghiên cứu lý thuyết, đáp ứng thiết thực cho một lớp các hệ thống AMPS nhất định.
37
Chương 2
HIỆU CHUẨN NỘI THỜI GIAN THỰC KÊNH THU HỆ THỐNG AMPS BẰNG TÍN HIỆU HIỆU CHUẨN ĐA ĐIỀU CHẾ
Như đã trình bày, hiệu chuẩn TGT là yêu cầu không thể thiếu đối hệ thống AMPS hiện đại nhằm duy trì hiệu suất cao trong quá trình hoạt động trên cơ sở kiểm soát mối quan hệ các tham số pha và biên độ tín hiệu với độ chính xác cao trong các MĐTP [19, 49]. Việc sử dụng phương pháp hiệu chuẩn nội với các phần tử cần thiết được tích hợp thành hệ con cấu thành trong thành phần của mảng là cách tiếp cận được đề xuất trong nghiên cứu của luận án mà ý tưởng của nó cũng đã được trình bày trong chương 1.
Trong chương này, luận án trình bày kết quả nghiên cứu giải pháp hiệu chuẩn nội theo TGT kênh thu trên cơ sở sử dụng tín hiệu đa điều chế làm THHC. THHC được điều chế bởi mã pha BPSK kết hợp với mã điều biên OOK. Việc sử dụng tín hiệu đa điều chế nhằm khắc phục một số hạn chế của các cơng trình đã cơng bố. Luận án trình bày cơ sở trong việc lựa chọn cấu trúc và tham số THHC. Cùng với đó, việc tính tốn, ước lượng các sai số đo được thực hiện trên cơ sở lý thuyết tương quan tính hiệu, lý thuyết xác suất thống kê, lý thuyết xử lý tín hiệu số, đồng thời thơng qua kết quả mô phỏng để đánh giá hiệu quả của giải pháp đã đề xuất.
Các kết quả trình bày trong Chương 2 đã được cơng bố trong cơng trình [CT1] của tác giả.