Khi hai tín hiệu cùng phổ tần, cùng tồn tại trên miền thời gian sẽ dẫn tới can nhiễu lẫn nhau và thường được gọi là nhiễu đa truy cập [60]. Sự gây nhiễu lẫn nhau giữa hai tín hiệu dẫn tới hai vấn đề phát sinh. Đó là: đảm bảo chất lượng tín hiệu thu và đảm bảo chất lượng hiệu chuẩn. Để chất lượng hiệu chuẩn tốt thì cơng suất THHC cần đủ lớn. Tuy nhiên, khi tăng công suất THHC sẽ đồng nghĩa với việc gây nhiễu cho tín hiệu thu. Để giải quyết mâu thuẫn trên, hai vấn đề được giải quyết như sau:
1) Vấn đề thứ nhất - Đảm bảo chất lượng tín hiệu thu. Muốn vậy, THHC
phải có cơng suất trung bình rất thấp [34]. Tuy nhiên, do các bộ biến đổi ADC có số bít giới hạn, và tạp nội bộ máy thu thường chỉ chiếm trong vài bít thấp của ADC. Trong khi đó, tín hiệu thu thường rất nhỏ, thường chỉ chiếm trong 1-2 bít thấp ADC. Nếu THHC liên tục, có mức cơng suất thấp thì giá trị của nó có thể nhỏ hơn 1 bít ADC [34], dẫn tới làm phức tạp cho thuật toán xử lý
42
[59]. Bên cạnh đó, THHC càng nhỏ thì u cầu về số lượng mẫu THHC cần tích lũy cho xử lý tương quan sẽ là rất lớn để đảm bảo chất lượng hiệu chuẩn, dẫn tới phải tăng tài nguyên phần cứng [34]. Do vậy, dạng điều chế biên độ theo mã OOK được đề xuất, với THHC có cơng suất đỉnh tương đương công xuất nội tạp. Dễ dàng thấy rằng, THHC khơng nhỏ hơn 1 bít ADC sẽ đảm bảo thuận lợi khi lọc, tách THHC. Hơn nữa, THHC có mã OOK với mức "On" xuất hiện ngẫu nhiên, có hệ số điều chế D (Duty cycle) nhỏ, có cơng suất
trung bình thấp hơn nhiều cơng suất nội tạp (bằng D lần công suất nội tạp với 1
D ), do vậy nó khơng ảnh hưởng đến đặc tính kênh thu cũng như đặc tính của nhiễu. Mức cơng suất trung bình của THHC quyết định bởi hệ số D, việc lựa chọn giá trị D liên quan đến mức nhiễu ảnh hưởng đến tín hiệu thu và chất lượng hiệu chuẩn sẽ được phân tích ở phần sau. Dạng THHC có điều chế biên theo mã OOK được minh họa trên hình 2.4 với D = 1/16.