CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.2. Toán học phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn
1.2.3. Thực trạng vận dụng dạy học toán để phát triển năng lực giải quyết
1.2.3.1. Thực trạng
Qua khảo sát thực trạng cho thấy:
- Giáo viên đã thấy được tầm quan trọng của toán học với thực tiễn trong việc phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên còn lúng túng trong việc sưu tầm, thiết kế các chủ đề, dạng tốn thực tiễn, đặc biệt nhiều giáo viên chưa có các kiến thức, kĩ năng cần thiết để khai thác mối liên hệ giữa tốn học và thực tiễn trong q trình dạy học cũng như thiếu các tài liệu hướng dẫn để tìm hiểu, mở rộng hiểu biết về các ứng dụng thực tiễn của toán học.
- Học sinh cũng đã nhận thức được vai trò của các chủ đề toán thực tiễn trong việc phát triển năng lực của mình. Mặc dù có hứng thú khi giải các chủ đề toán thực tiễn nhưng do giáo viên chưa chú trọng đến các chủ đề toán thực tiễn nên học sinh chưa có kĩ năng tốt để giải các bài toán dạng này.
- Qua thống kê, khảo sát giáo viên và học sinh đều cho thấy sách hướng dẫn (sách giáo khoa), sách bài tập cịn ít tình huống, chủ đề toán thực tiễn phục vụ cho việc dạy học.
1.2.3.2. Nguyên nhân
Xảy ra thực trạng này có thể kể đến một số nguyên nhân như sau. - Đối với giáo viên:
+ Từ phương diện nhận thức: Hiện nay, tình trạng “thi gì, học nấy” vẫn là rào cản lớn trong q trình dạy học. Chính tư tưởng này cùng với các đề thi có rất ít tốn thực tiễn nên dẫn đến việc dạy học sử dụng các tình huống thực tiễn bị xem nhẹ, thậm chí bỏ qua. Trong khi các sự vật, hiện tượng trong thực tế chỉ mang tính tương đối, thì trong tốn học lại cần độ chính xác cao, bởi vậy, giáo viên cho rằng việc dạy học tốn gắn với thực tiễn là khơng hợp lí, chưa phù hợp với xu thế thi cử hiện nay. Nhiều giáo viên cho rằng khơng cần
các chủ đề tốn thực tiễn bởi trong sách giáo khoa hiện hành có rất ít các bài tốn này, phải chăng là chúng ít quan trọng, trong đề thi học kì, đề thi vào Trung học phổ thơng Quốc gia ít xuất hiện.
+ Từ phương diện kỹ thuật, sản xuất: Để có thể phát hiện được các tình huống thực tiễn lấy làm ví dụ minh hoạ cho bài giảng thì giáo viên phải có sự tìm tịi, suy nghĩ tích cực và mất nhiều thời gian. Hơn nữa, giáo viên chưa có được những cách thức khai thác chủ đề toán thực tiễn trong dạy học tốn và sử dụng chúng nhằm góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh.
- Đối với học sinh:
+ Học tập của học sinh vẫn nhằm mục đích “đối phó thi cử”. Các kì thi hiện nay lại khơng có các bài tốn thực tiễn nên khơng tạo được động cơ cho học sinh tích cực giải các bài tốn loại này.
+ Để giải được các bài tốn thực tiễn địi hỏi học sinh phải có kỹ năng chuyển đổi từ ngơn ngữ thực tế sang mơ hình tốn học, tuy nhiên việc này học sinh ít được luyện tập, trải nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên đây là một trở ngại cho các em.
- Nhận thức của cán bộ quản lí ở trường trung học cơ sở còn nhiều hạn chế đối với việc thực hiện yêu cầu rèn luyện và phát triển năng lực cho học sinh, đặc biệt là nhận thức về mục đích dạy tốn ở trường trung học cơ sở (coi nhẹ ứng dụng toán học vào cuộc sống, tập trung đối phó với thi cử).
Hiện nay, trong chương trình, tài liệu, sách giáo khoa mơn tốn cịn q ít các vấn đề liên quan đến thực tiễn, hầu hết là thiên về kiến thức lý thuyết và học sinh ít được thực hành. Vì thế mà chưa thể giúp học sinh phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn của bản thân.
Với phương pháp dạy học như hiện nay, giáo viên là người chủ động truyền đạt kiến thức cho học sinh còn học sinh bị thụ động trong việc tiếp thu
kiến thức thì phương pháp này khơng thể phát huy được tính tích cực cũng như chủ động sang tạo của học sinh.
1.3. Một số phương pháp dạy học tích cực phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn