Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học chuyên đề tích phân lớp 12 (Trang 39 - 40)

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.1. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

2.1.1. Nguyên tắc chọn dạng bài tập

Các nguyên tắc cần đảm bảo khi lựa chọn bài giảng nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Nguyên tắc 1. Nội dung bài tập phải chứa đựng những mâu thuẫn về kiến thức giữa kiến thức mới và kiến thức đã có.

Nguyên tắc 2. Nội dung bài tập được lựa chọn phải có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có đầy đủ thơng tin để học sinh có thể tham khảo

Nguyên tắc 3. Nội dung bài tập có tính thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học của kiến thức cần hình thành cho học sinh.

2.1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập

Các nguyên tắc cần đảm bảo khi xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Nguyên tắc 1. Nội dung dạng bài tập cần đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và mục tiêu đề ra.

Nguyên tắc 2. Đảm bảo phát huy được tính tích cực tìm tịi trên cơ sở các kiến thức đã có, từ đó, có thể giải quyết được vấn đề đã đưa ra trong bài giảng.

Nguyên tắc 3. Nếu nội dung bài giảng có liên quan đến các mơn học khác thì vẫn cần đảm bảo tính chính xác.

Nguyên tắc 4. Đảm bảo phát triển được năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động tìm tịi để chiếm lĩnh kiến thức mới.

Để đảm bảo các nguyên tắc này dạng toán được lựa chọn và xây dựng phải đa dạng, chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức qua đó địi hỏi sự vận dụng những hiểu biết khác nhau của học sinh để giải quyết các vấn đề học tập và những vấn đề toán liên quan đến thực tiễn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học chuyên đề tích phân lớp 12 (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)