Các bước tổ chức dạy học dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học chuyên đề tích phân lớp 12 (Trang 35 - 40)

Bước Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 1. Chuẩn bị

- Lựa chọn chủ đề. - Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập.

- Dựa trên các nguyên tắc đã nêu, lựa chọn chủ đề gắn với thực tiễn làm tên dự án.

- Từ mục tiêu của dự án lớn xây dựng các dự án nhỏ.

- Thiết kế hoặc gợi ý học sinh tự thiết kế các nhiệm vụ cho nhóm. Lưu ý, sau khi học sinh thực hiện xong nhiệm vụ thì phải đạt được mục tiêu ban đầu đã đề ra.

- Chuẩn bị các tài liệu, công cụ hỗ trợ giáo viên

- Thảo luận nhóm đưa ra tên dự án nhỏ.

- Xây dựng kế hoạch dự án: đưa ra các nhiệm vụ phải hoàn thành, lên kế hoạch chi tiết, phân công công việc cho mỗi thành viên dự án. Lưu ý, 100% thành viên trong nhóm phải có nhiệm vụ.

- Mượn tài liệu tham khảo từ giáo viên hoặc tự tìm tài liệu tham khảo uy tín, có độ chính xác cao. - Trao đổi nhóm, thống nhất ý kiến về những tiêu

cũng như học sinh trong quá trình thực hiện dự án.

chí đánh giá kết quả dự án. Sau đó, báo cáo và thống nhất với giáo viên.

2. Thực hiện dự án

- Điều tra, thu thập thơng tin.

- Thảo luận nhóm. - Nhờ sự trợ giúp của giáo viên khi gặp khó khăn.

- Trong q trình thực hiện dự án, giáo viên cần theo dõi, hướng dẫn, tháo gỡ khúc mắc cho học sinh.

- Cần tạo sự thuận lợi về cơ sở vật chất cho các em hoàn thành dự án.

- Bước đầu nhất trí với sản phẩm của các nhóm.

- Nhóm trưởng phân cơng nhiệm vụ cho các thành viên trong nhóm, yêu cầu thực hiện đúng kế hoạch đề ra.

- Tiến hành điều tra, thu thập số liệu, xử lý số liệu thu được.

- Thiết kế bài báo cáo (powerpoint, giấy A0,…). - Liên hệ, tìm nguồn giúp đỡ khi cần.

- Thông báo thông tin thường xuyên cho giáo viên. 3. Kết thúc dự án - Tổng hợp các kết quả. - Xây dựng sản phẩm. - Trình bày kết quả. - Nêu lại quá trình học tập.

- Chuẩn bị đầy đủ đồ dùng hỗ trợ cho buổi báo cáo (máy tính, máy chiếu, …). - Lắng nghe, quan sát, đánh giá sản phẩm của các nhóm. - Chuẩn bị và tiến hành báo cáo. - Mỗi cá nhận tự đánh giá sản phẩm của nhóm mình. - Đánh giá sản phẩm của các nhóm khác theo tiêu chí đã đề ra.

1.3.2.4. Ưu điểm và thách thức

* Ưu điểm

- Dạy học dự án trong mơn Tốn hướng tới các vấn đề thực tiễn, gắn nội dung học tập với cuộc sống, giúp học sinh chuyển từ hình thức học tập thụ động sang hình thức học tập chủ động; từ nghiên cứu lí thuyết trong sách, vở sang vận dụng kiến thức vào thực tiễn.

- Dạy học dự án giúp học sinh hứng thú, say mê tìm tịi nghiên cứu, trau dồi kĩ năng, khả năng lao động trí óc. Ở đây, học sinh cần tự đặt câu hỏi, tìm kiếm những mối liên hệ và tìm ra giải pháp. Giáo viên đóng vai trị là người hướng dẫn, hỗ trợ việc tự nghiên cứu của học sinh.

- Dạy học dự án giúp học sinh hình thành và phát triển các kĩ năng cần thiết như: giải quyết vấn đề, giao tiếp, làm việc nhóm, sử dụng cơng nghệ thơng tin,…

- Dạy học dự án đòi hỏi nhiều dạng đánh giá khác nhau và thường xuyên gồm: đánh giá của giáo viên với học sinh, đánh giá của học sinh với học sinh và học sinh tự đánh giá và phản hồi, từ đó phát triển năng lực đánh giá cho người học.

* Thách thức

- Phương pháp này đòi hỏi nhiều thời gian, khơng gian, có thể vượt ra ngồi phạm vi lớp học hay các hoạt động học tập đa dạng.

Kết luận chương 1 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua nghiên cứu lý luận và khảo sát thực trạng, có thể thấy việc khai thác và sử dụng các chủ đề toán thực tiễn trong q trình dạy học tốn ở trường trung học phổ thông là cần thiết để phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh. Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc dạy học toán gắn với thực tiễn là một xu thế, góp phần giúp học sinh hiểu rõ hơn mối quan hệ của tốn học và thực tiễn, từ đó xác định được rằng để góp phần đổi mới giáo dục hiện nay thì cần tăng cường mối liên hệ giữa thực tiễn trong dạy học tốn. Các nghiên cứu lí luận và thực tiễn trên sẽ là cơ sở quan trọng để tác giả luận văn đề xuất các nội dung trong chương 2 của luận văn.

CHƯƠNG 2

NGHIÊN CỨU VIỆC XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP CÓ NỘI DUNG THỰC TIỄN TRONG DẠY HỌC CHUYÊN ĐỀ TÍCH PHÂN

LỚP 12

2.1. Phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn

2.1.1. Nguyên tắc chọn dạng bài tập

Các nguyên tắc cần đảm bảo khi lựa chọn bài giảng nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Nguyên tắc 1. Nội dung bài tập phải chứa đựng những mâu thuẫn về kiến thức giữa kiến thức mới và kiến thức đã có.

Nguyên tắc 2. Nội dung bài tập được lựa chọn phải có liên hệ mật thiết với thực tiễn và có đầy đủ thơng tin để học sinh có thể tham khảo

Nguyên tắc 3. Nội dung bài tập có tính thực tiễn phải đảm bảo tính chính xác, khoa học của kiến thức cần hình thành cho học sinh.

2.1.2. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập

Các nguyên tắc cần đảm bảo khi xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh.

Nguyên tắc 1. Nội dung dạng bài tập cần đảm bảo chuẩn kiến thức, kỹ năng và mục tiêu đề ra.

Nguyên tắc 2. Đảm bảo phát huy được tính tích cực tìm tịi trên cơ sở các kiến thức đã có, từ đó, có thể giải quyết được vấn đề đã đưa ra trong bài giảng.

Nguyên tắc 3. Nếu nội dung bài giảng có liên quan đến các mơn học khác thì vẫn cần đảm bảo tính chính xác.

Ngun tắc 4. Đảm bảo phát triển được năng lực giải quyết vấn đề qua hoạt động tìm tịi để chiếm lĩnh kiến thức mới.

Để đảm bảo các nguyên tắc này dạng toán được lựa chọn và xây dựng phải đa dạng, chứa đựng các mâu thuẫn nhận thức qua đó địi hỏi sự vận dụng những hiểu biết khác nhau của học sinh để giải quyết các vấn đề học tập và những vấn đề toán liên quan đến thực tiễn.

2.2. Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

2.2.1.Tiêu chí và mức độ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề

Bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề cần đảm bảo đánh giá được các tiêu chí của năng lực này. Do đó, ngồi hình thức kiểm tra viết (đánh giá kiến thức, kỹ năng), để đánh giá được năng lực giải quyết vấn đề cần sử dụng thêm các công cụ khác như bảng quan sát của giáo viên, phiếu hỏi, phiếu tự đánh giá của học sinh hoặc phiếu phỏng vấn giáo viên trong những tình huống cụ thể.

Để thiết kế bộ công cụ đánh giá năng lực giải quyết vấn đề của học sinh cần dựa vào cấu trúc, tiêu chí và mức độ đạt được theo các tiêu chí của năng lực giải quyết vấn đề.

Từ cấu trúc và biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề, tôi đã xác định các mức độ các tiêu chí của năng lực này và trình bày như ở bảng sau:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển năng lực giải quyết vấn đề thực tiễn cho học sinh trong dạy học chuyên đề tích phân lớp 12 (Trang 35 - 40)