Đặc điểm tình hình tỉnh Hà Tây trong giai đoạn mớ

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006 (Trang 41 - 42)

Trong giai đoạn phát triển mới, Đảng bộ và nhân dân Hà Tây đứng trước những thuận lợi lớn:

Đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, chính trị ổn định. Kinh tế - xã hội trong tỉnh chuyển biến theo hướng tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện một bước, củng cố thêm lòng tin của dân đối với sự nghiệp đổi mới.

Với vị trí địa lý thuận lợi, còn nhiều tiềm năng (về con người, ngành nghề, tài nguyên, cảnh quan…) và gần các trung tâm khoa học kỹ thuật của Trung ương; có điều kiện để mở rộng giao lưu, hợp tác phát triển với thủ đô Hà Nội và khu vực tam giác kinh tế miền Bắc: Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, sẽ thúc đẩy xây dựng phát triển kinh tế địa phương mạnh hơn.

Trải qua thực tiễn đổi mới, đội ngũ cán bộ trưởng thành một bước, tích luỹ được kinh nghiệm trong lãnh đạo và quản lý kinh tế - xã hội.

Tuy nhiên, sự chuyển dịch CCKT chậm, kinh tế nơng thơn cịn thuần nơng, chưa có nơng sản hàng hố; cơng nghiệp nhỏ bé, chiếm tỷ trọng thấp, cơng nghệ lạc hậu, chưa có loại sản phẩm có khối lượng đáng kể. Dịch vụ du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, kim ngạch xuất khẩu rất thấp. Chưa tự cân đối được thu chi ngân sách, tổng số thu trên địa bàn mới chiếm 7% GDP và mới đảm bảo 66% nhu cầu chi, việc huy động và sử dụng các nguồn vốn cho sản xuất còn nhiều hạn chế.

Cơ sở hạ tầng lạc hậu và xuống cấp. Quy hoạch và quản lý đô thị kém, quy hoạch xây dựng nông thôn chưa được coi trọng. Nhận thức và chỉ đạo việc

ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là các loại giống trong sản xuất nông nghiệp làm yếu và chậm. Việc bảo vệ môi trường sinh thái chưa được quan tâm đúng mức.

Quản lý nhà nước về kinh tế xã hội do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên còn nhiều lúng túng, nhất là quản lý đất đai. Một số doanh nghiệp nhà nước làm ăn kém hiệu quả, HTX chậm đổi mới, thương nghiệp quốc doanh bị động trước cơ chế mới, bỏ trống trận địa, nhất là ở nơng thơn.

Số người khơng có hoặc thiếu việc làm cịn nhiều. Đời sống đại bộ phận nhân dân ổn định và nhiều mặt được cải thiện nhưng mức sống giữa các tầng lớp dân cư, giữa các vùng chênh lệch. Một bộ phận dân cư đời sống cịn khó khăn, trong đó có gia đình chính sách và cán bộ hưu trí. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng cịn cao. Việc xã hội hố về giáo dục, y tế chậm và phát triển chưa đáp ứng nhu cầu. Kỷ cương xã hội chưa nghiêm, đấu tranh chống tham nhũng chưa có hiệu quả, tệ nạn xã hội có chiều hướng phát triển.

Những đặc điểm nêu trên có tác động sâu sắc tới phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nói chung và việc chuyển dịch CCKT nói riêng.

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006 (Trang 41 - 42)