Những vấn đề đặt ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Hà Tây

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006 (Trang 114 - 118)

II. Phân theo ngành

3.1.3. Những vấn đề đặt ra trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại Hà Tây

tại Hà Tây

Trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH, các khu, cụm cơng nghiệp và các cơng trình cơng cộng ngày càng tăng, đất nơng nghiệp có xu hướng ngày càng bị thu hẹp.

Theo quy hoạch được chính phủ phê duyệt, tại địa bàn tỉnh có các khu công nghiệp lớn như: Khu công nghệ cao Láng – Hịa Lạc, Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam, khu công nghiệp Phú Cát, khu công nghiệp Xuân Mai, khu cơng nghiệp An Khánh; ngồi ra tỉnh cũng quy hoạch khoảng 17 cụm công nghiệp và hơn 200 điểm cơng nghiệp làng nghề. Tồn tỉnh theo quy hoạch của Chính phủ và tỉnh Hà Tây đến năm 2020 có 1 khu cơng nghệ cao, 3 khu công nghiệp, 28 cụm công nghiệp và trên 202 điểm công nghiệp mở rộng làng nghề với tổng diện tích gần 7000 ha. Việc xây dựng và mở rộng các khu, cụm và điểm công nghiệp thúc đẩy nhanh chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH, tạo nhiều việc làm cho người lao động, tăng nguồn thu ngân sách, làm thay đổi bộ mặt nông thôn. Tuy nhiên, việc quy hoạch các khu công nghiệp và các dự án đầu tư trong và ngồi nước dẫn đến việc diện tích đất nơng nghiệp bị thu hẹp, theo thống kê, diện tích đất trồng lúa năm 1995 là 168409 ha, đến năm 2006 giảm cịn 158675 ha, giảm 9734 ha. Đất nơng nghiệp bị thu hẹp những năm gần đây càng tăng mạnh, nhất là những mảnh ruộng được gọi là “bờ xôi ruộng mật” được khai phá từ hàng trăm năm nay, tạo ra mối quan ngại trong các tầng lớp nhân dân. Việc chuyển đất trồng trọt sang phát triển cơng nghiệp cịn dẫn đến giảm sản lượng lương thực hàng năm của tỉnh. Sản lượng lương thực bình quân đầu người thời kỳ 1996 – 2000 đạt bình qn 414 kg/người/năm, đến năm 2006 giảm cịn 382,5 kg/người/năm. Đây là vấn đề liên quan đến an ninh lương thực cần lưu tâm trong quá trình CNH, HĐH.

Bảng 3.1.3.1: Diện tích đất trồng lúa qua các năm (1995 – 2006)

Năm 1995 1997 1999 2001 2003 2004 2005 2006

Diện tích (ha)

168409 166594 167600 168516 166505 164370 162172 158675

Do yêu cầu phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, việc xây dựng các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị... nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển là một thực tế khách quan, tuy nhiên, quá trình trên cũng đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế, xã hội rất bức xúc ở các địa phương, nhất là ở những nơi phương có tốc độ cơng nghiệp hố và đơ thị hố diễn ra nhanh chóng. Trong đó vấn đề việc làm của người nông dân sau khi bị thu hồi đất được coi là vấn đề bức xúc nhất. Đây cũng là thách thức lớn đối với quá trình chuyển dịch CCKT và phát triển nông nghiệp, nông thôn ở Hà Tây. Những lao động ở địa phương đã bị thu hồi đất có rất ít cơ hội được cấp lại đất để tiếp tục sinh sống bằng nghề cũ. Do đó, nơng dân lâm vào cảnh khơng có hoặc thiếu việc làm, thu nhập giảm hoặc khơng có hoặc thu nhập. Điều đáng chú ý trong số những người bị mất việc nhóm người bị ảnh hưởng nhiều nhất ở độ tuổi từ 35 tuổi trở lên (chiếm khoảng 50%) - là nhóm người thường có trách nhiệm tạo thu nhập chính cho gia đình, và ở độ tuổi của họ vấn đề học và chuyển đổi nghề mới không dễ dàng. Đây là một bài tốn khó, một thách thức lớn đối với phát triển. Trên thực tế, Hà Tây đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ cho người dân những vùng bị thu hồi đất như chính sách định cư tại chỗ, hỗ trợ đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, nhưng do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan nên số lượng nông dân mất việc làm, thiếu việc làm vẫn chưa thể khắc phục triệt để. Thực trạng trên

nếu không được khắc phục sớm sẽ trở thành lực cản đối với tiến trình CNH, HĐH nơng thôn; gia tăng các vấn đề kinh tế - xã hội...

Chế biến nông sản và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, mục tiêu đặt ra là tăng tỷ trọng rau quả, cây công nghiệp và chăn nuôi, phát triển tiểu thủ công nghiệp làng nghề, tăng sản lượng nơng sản hàng hóa. Vấn đề hàng đầu là chế biến nông sản thật tốt và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đây là vấn đề cấp bách mà tỉnh ủy, chính quyền, các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong tỉnh đều nhận thức rõ. Không giải quyết vấn đề này nhiều vấn đề quan trọng khác sẽ đặt ra. Đó là giá trị nơng sản thấp, giá trị ngày công thấp, chưa thu hút được lao động nơng nhàn, chưa kích thích được nơng dân tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật ni và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất...

Những vấn đề xã hội bức xúc nảy sinh.

Khi chuyển dịch CCKT với sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, nhất là tư bản tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngồi trong cơ chế thị trường dẫn đến nhiều vấn đề xã hội cấp bách nảy sinh. Sự chênh lệch về thu nhập dẫn đến sự phân hóa giầu nghèo trong tỉnh tăng nhanh. Vấn đề nhà ở cho công nhân trong các khu, cụm công nghiệp chưa được nhà nước, tỉnh có chính sách giải quyết thỏa đáng. Đời sống cơng nhân gặp nhiều khó khăn.

Ngồi ra, việc đầu tư thâm canh tăng vụ, sử dụng nhiều hóa chất, phân hóa học, thuốc bảo vệ thực vật nên môi trường sinh thái, nguồn nước ngày càng bị ô nhiễm nghiêm trọng. Rác thải, khí thải và nước thải ở các khu, cụm cơng nghiệp, các làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng đến môi trường. Các ngành nghề gây ô nhiễm nhất ở Hà Tây là chế biến nơng sản, thực phẩm, kim khí, chế biến lâm sản, mộc, dệt nhuộm, sơn mài, nhựa, hóa chất, chăn ni ... gây ơ nhiễm nguồn nước, khơng khí, tiếng ồn, khói bụi... khơng chỉ làm ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất mà còn làm cho bệnh tật của cư dân tăng lên.

Những vấn đề nảy sinh đó cần được Đảng bộ tỉnh nhìn nhận và đánh giá một cách nghiêm túc và từng bước có giải pháp cụ thể để khắc phục trong thời gian tới.

Bảng 3.1.3.2: Một số chỉ tiêu chủ yếu của các tỉnh khu vực đồng bằng

Sông Hồng năm 2006

ĐVT Hà Tây Hải Phịng Vĩnh Phúc Hải Dương Hưng n 1. Diện tích tự

nhiên Km2 2196,3 1519,2 1371,5 1651,8 923,1

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006 (Trang 114 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w