Thành tựu kinh tế chủ yếu

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006 (Trang 86 - 98)

- Tỉnh xây dựng quy hoạch tổng thể và quy hoạch ngành về phát triển

3.1.1. Thành tựu kinh tế chủ yếu

Qua 15 năm kể từ khi tái lập, Đảng bộ Hà Tây đã có bước trưởng thành về nhận thức và hoạch định chính sách, nhất là chính sách về phát triển kinh tế - xã hội, về tổ chức thực hiện chuyển dịch CCKT. Trong 15 năm từ 1991 đến 2006, tình hình kinh tế - xã hội Hà Tây đã có những bước phát triển quan trọng, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) không ngừng tăng:

Thời kỳ 1991 – 1995, tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân hàng năm tăng 9,5%, trong đó sản xuất nơng nghiệp tăng 6% (mục tiêu 5%), sản lượng lương thực đạt 83 vạn tấn (mục tiêu 80 vạn tấn), sản xuất công nghiệp tăng 14,5% (mục tiêu 8 – 10%), có 15 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn trên 200 triệu USD. [29, 6]

Trong 5 năm 1996 -2000, GDP tăng bình quân 7,3%, GDP bình quân đầu người đạt 315 USD. Giá trị sản xuất nông - lâm nghiệp tăng bình quân 4,6%/năm. Năm 2000, sản lượng lương thực đạt 1,027 triệu tấn (mục tiêu 1 triệu tấn), bình quân lương thực đầu người đạt 414 kg. Sản xuất cơng nghiệp tăng bình qn 16%. Có 35 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 634 triệu USD. Dịch vụ tăng 15,8%. [30, 11]

Từ 2001 – 2005, GDP tăng trung bình 9,5%; GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 380 USD. Giá trị sản xuất nông - lâm - thuỷ sản tăng bình quân 5,7%/năm. Giá trị sản xuất cơng nghiệp - tiểu thủ cơng nghiệp tăng bình qn 20,87%. Có 42 dự án đầu tư nước ngoài với số vốn 635,8 triệu USD. Dịch vụ, du lịch tăng bình quân 9,28%. [31, 7 - 12]

Bảng 3.1.1.1. Tổng sản phẩm trên địa bàn phân theo ngành kinh tế

Đơn vị: tỷ đồng (giá hiện hành)

Năm Tổng số Nông nghiệp Công nghiệp –Chia ra xây dựng Dịch vụ 1991 1590.7 829.2 335.7 425.8 1992 2045.8 1126.3 416.5 512 1993 2790.4 1516 616 658.4 1994 3495.0 1647.3 915.4 932.3 1995 4364.5 2161.4 1068.0 1135.1 1996 4977.2 2358.1 1284.3 1334.8 1997 5301.9 2172.3 1561.2 1568.4 1998 6095.8 2599.7 1757.7 1738.4 1999 6755.0 2808.0 1994.0 1953.0 2000 7235.9 2894.4 2227.0 2114.5 2001 8413.9 3081.6 2850.2 2482.1 2003 10672.8 3642.1 3906.3 3124.4 2004 12570 4172.4 4677 3720.6 2005 15151 4771.2 5844 4535.8 2006 17961.7 5309.4 7192.5 5459.8 Nguồn: [13, 19], [15, 45] Biểu 3.1.1.1: Tổng sản phẩm trong tỉnh từ 1991 – 2006

Bảng 3.1.1.2: Thu nhập bình quân đầu người từ 2001 - 2006

Năm 2001 2003 2004 2005 2006

Thu nhập bình quân đầu người (1000 VNĐ)

3436,3 4304,6 5028 6000,9 7061,8

Nguồn: [15, 54]

Bảng 3.1.1.3: Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) từ 1998 – 2006 (Phân theo thành phần kinh tế) Tỷ đồng (Giá hiện hành)

1998 2000 2003 2005 2006

Tổng số 6095,8 7235,9 10672,8 15151,0 17961,7

Kinh tế trong nước: 5826,6 6847,5 9701,3 13824,9 16314,4

- Nhà nước 1290,7 1529,5 2114,4 2836,9 3448,9 + Trung ương 630,6 728,6 1153,9 1652 2023 + Địa phương 660,1 800,9 960,5 1184,9 1425,9 - Tập thể 2470,6 2787,7 3572,4 4632 5142,4 - Tư nhân 26,2 29,3 830,8 1529,1 1860,3 - Cá thể 2000,3 2380,7 3183,7 4826,9 5862,8 - Hỗn hợp 38,8 120,3

Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài

266,2 388,3 971,5 1326,1 1647,3

Nguồn: [15, 46]

Từ bảng số liệu và biểu đồ cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hà Tây tăng khá nhanh qua các năm. Tổng sản phẩm năm 1991 đạt 1590,7 tỷ đồng, năm 1995 đạt 4364,5 tỷ đồng, năm 2000 đạt 7235,9 tỷ đồng và đến 2006 đạt 17961,7 tỷ đồng (năm 2006 tăng gấp 11 lần năm 1991, 4,1 lần năm 1995 và 2,4 lần năm 2000).

Về cơ cấu ngành kinh tế có sự chuyển dịch tích cực theo hướng CNH, HĐH: ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm tỷ trọng 53,13% GDP của tỉnh năm 1991 giảm còn 49,53% năm 1995; 40% năm 2000 và 29,56% năm 2006.

Tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong GDP của tỉnh tăng từ 21,11% năm 1991 lên 24,47% năm 1995; lên 30,78% năm 2000 và 40,04% năm 2006. Ngành công nghiệp từng bước trở thành ngành kinh tế chủ lực trong cơ cấu kinh tế của tỉnh.

Ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng 26,76% năm 1991 giảm còn 26,01% năm 1995; tăng lên 29,22% năm 2000 và 30,4% năm 2006. Ngành dịch vụ, du lịch tăng mạnh mẽ nhất trong khoảng từ năm 2000 đến năm 2006.

Nếu tính gộp cơng nghiệp, xây dựng với dịch vụ thì năm 1991 chiếm 47,87% GDP tăng lên chiếm 60% GDP năm 2000 và 70,44% năm 2006.

Bảng 3.1.1.4: Cơ cấu kinh tế Hà Tây từ 1991 - 2006

Cơ cấu: (tổng số = 100%)

Năm Nông nghiệp Công nghiệp –

xây dựng Dịch vụ 1991 52,13 21,11 26,76 1992 54,81 20,27 24,92 1993 54,33 22,08 23,59 1994 47,13 26,2 26,67 1995 49,53 24,47 26,01 1996 47,38 25,8 26,82

1997 40,97 29,45 29,581998 42,65 28,84 28,52 1998 42,65 28,84 28,52 1999 41,57 29,52 28,91 2000 40 30,78 29,22 2001 36,63 33,87 29,50 2003 34,13 36,60 29,27 2004 33,19 37,21 29,60 2005 31,49 38,57 29,94 2006 29,56 40,04 30,40 Nguồn: [13, 19], [15, 45]

Biểu 3.1.1.2: Cơ cấu kinh tế Hà Tây năm 1991 (%)

Biểu 3.1.1.4: Cơ cấu kinh tế Hà Tây năm 2006 (%)

Biểu 3.1.1.5: Tổng giá trị sản phẩm chia theo ngành kinh tế (giá hiện

hành)

Đơn vị tính: tỷ đồng

Như vậy, trong 15 năm kể từ khi tái lập tỉnh, Tỉnh uỷ Hà Tây đã lãnh đạo thực hiện hiệu quả các nghị quyết của Trung ương, cụ thể hóa vào thực tiễn của địa phương. CCKT của tỉnh chuyển dịch mạnh theo hướng tích cực, tỷ trọng giá trị nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng giá trị công nghiệp và nhất là dịch vụ tăng dần hàng năm. Ba ngành kinh tế cơ bản đều tăng trưởng, song tốc độ tăng

trưởng khác nhau, trong đó giá trị cơng nghiệp tăng nhanh nhất. Tỷ trọng nông nghiệp giảm dần qua các năm. Trong quá trình chuyển dịch, mối quan hệ giữa hai ngành sản xuất quan trọng công nghiệp và nơng nghiệp là tất yếu và có sự tác động hỗ trợ lẫn nhau. Sự phát trển vững chắc của nông nghiệp tạo điều kiện vững chắc để thúc đẩy chuyển dịch CCKT theo hướng CNH, HĐH.

Kết quả về chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế

* Cơ cấu sản xuất nông nghiệp

Quán triệt Nghị quyết Đại hội VII, VIII, IX của Đảng bộ tỉnh Hà Tây, các nghị quyết của Ban thường vụ Tỉnh ủy, BCH Đảng bộ tỉnh các khóa về chuyển dịch CCKT, đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, sản xuất nông nghiệp Hà Tây qua 15 năm phát triển tương đối tồn diện. Giá trị sản xuất nơng nghiệp tăng bình quân 6% (1991 – 1995), 5,7% (1996 – 2000), 4,6% (2001 – 2005). Chương trình CNH, HĐH nơng nghiệp nơng thơn đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa, cơ giới hố hầu hết các khâu sản xuất, tích cực chuyển dịch CCKT nơng nghiệp, nơng thơn. Mức độ cơ giới hóa các khâu trong q trình sản xuất, chăm sóc và thu hoạch ngày càng được nâng cao; hiện đã cơ giới hóa được khoảng 70% khâu làm đất; 75% khâu tưới tiêu nước; 70% khâu phòng trừ sâu bệnh; 60% khâu đập, tách hạt, trên 95% khâu vận chuyển...

CCKT ngành nơng nghiệp chuyển dịch theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng chăn ni, giảm tỷ trọng trồng trọt. Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp tăng từ 16% năm 1990 lên 34% năm 1995; trung bình đạt 31% từ 1996 – 2000; và 43% thời kỳ 2001 – 2005. Chăn ni hộ gia đình phát triển mạnh theo hướng CNH và sản xuất hàng hố. Từng bước phát triển chăn ni cân đối với trồng trọt, phát triển trồng trọt theo hướng thâm canh, vừa đảm bảo an ninh lương thực, đồng thời tạo ra hàng hóa phục vụ cơng nghiệp chế biến và xuất khẩu.

Sản lượng lương thực đạt trung bình 83 vạn tấn/năm (1991 – 1995), 1,027 triệu tấn/năm (1996 – 2000) và xấp xỉ 1 triệu tấn/năm (2000 – 2005). Năng suất lúa không ngừng tăng qua các năm: năm 1994 đạt 43,54 tạ/ha, 2001 đạt 53,65

Bảng 3.1.1.5: Năng suất lúa từ 1995 - 2006 Năm 1995 1997 1999 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Năng suất lúa (tạ/ha) 43,54 41,60 52,30 53,65 57,94 56,58 58,28 57,25 57,74 Nguồn: [15, 76]

Bảng 3.1.1.6: Lương thực bình quân đầu người từ 2001 - 2006

Năm 1996 - 2000 2001 2003 2004 2005 2006

Sản lượng lương thực bình quân đầu người (kg/người)

414 393 406 409 392,9 382,5

Nguồn: [15, 54]

Bảng 3.1.1.7: Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh năm 1994

Triệu đồng

Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôiChia ra Dịch vụ

1995 2463238 1693984 716817 52437 1996 2671413 1840569 774029 56815 1997 2662482 1777811 828123 56548 1998 2861770 1952427 853343 56000 1999 3099758 2124310 918846 56602 2000 3261180 2207565 1018272 35343 2001 3470323 2165249 1263550 41624 2002 3738118 2303497 1372825 61796 2003 3928119 2340528 1514995 72596 2004 4153000 2399519 1680885 72596 2005 4307164 2402143 1835163 69858 2006 4445600 2423923 1945852 75825 Nguồn: [15, 62-63]

Biểu 3.1.1.6: Giá trị sản xuất nông nghiệp (Theo giá so sánh năm 1994) Triệu đồng

Biểu 3.1.1.7: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp năm 2006 (%)

Để có những thành cơng trong q trình chuyển dịch CCKT và tăng năng suất, sản lượng, Hà Tây đã ứng dụng rộng rãi những thành tựu khoa học công nghệ mới vào sản xuất. Tỉnh đã đầu tư xây dựng và nâng cấp Trung tâm giống cây trồng, 03 trại sản xuất cây lâm nghiệp, trại giống lợn ngoại Thanh Hưng, trung tâm giống thủy sản Thanh Thùy, trạm sản xuất tinh dịch lợn Thạch Thất và 14 trạm dịch vụ kỹ thuật phát triển chăn ni bị sữa. Hàng năm, các cơ sở đã

sản xuất và cung ứng trên 10.000 lợn hậu bị ngoại, hàng chục triệu con giống gia cầm, trên 150 triệu cá giống, 30 tấn giống đậu tương nguyên chủng, 144 tấn giống lúa gốc nguyên chủng và 50 tấn giống lúa dự phòng thiên tai... Trung tâm Giống cây trồng đã làm chủ được cơng nghệ sản xuất hạt lúa lai F1, có khả năng làm thuần và tạo ra các tổ hợp lai mới.

Cơ cấu giống lúa đã chuyển dịch theo hướng năng suất, chất lượng, có giá trị kinh tế như: giống lúa lai TH 3-3, giống lúa thuần QNT1, các giống lúa chất lượng cao như Bắc thơm số 7, Hương thơm số 1, CL2, TH1, VH3; các giống ngô lai LVN99, LVN47, TQ03, TQ04,...; các giống đậu tương DT96, DT2000, DT99, DT12, DT 84, VNĐ5, VNĐ6; các giống lạc MD7, L18, Việt dầu 116... Giống vật nuôi, thủy sản như các giống lợn ngoại cho tỷ lệ nạc cao Landrat, Đại Bạch, Đuroc; các giống gia cầm siêu thịt, siêu trứng: ISA, AA, SASSO, Tam Hoàng, Lương Phượng, vịt SuperM, CP-Layer-2000, Khakhi Cambell, ngan siêu nặng R31, R51; các giống thủy sản: cá chim trắng, vhesp lai, trắm cỏ, trơi Ấn Độ, Rơphi đơn tính, tơm càng xanh… [99, 1]

Cơ cấu mùa vụ đã chuyển từ sản xuất 02 vụ lên 03 vụ chính/năm. Tồn bộ diện tích lúa đã được cấy bằng giống cấp I ngắn ngày có có năng suất cao, chất lượng khá. Vụ đơng tăng từ 38,3% diện tích đất lúa + màu năm 2000 và chỉ là vụ sản xuất phụ, lên 53,4% năm 2005 (gần 50 nghìn ha) và đã thực sự trở thành vụ sản xuất chính ở nhiều địa phương, thu hoạch vụ đông đã cao hơn 1 vụ lúa. Vụ xuân đã chuyển cơ bản trà xuân sớm thành trà xuân chính vụ; vụ mùa chuyển hẳn từ mùa muộn sang mùa cực sớm và sớm. Do chuyển mạnh cơ cấu vụ mùa nên hệ số sử dụng đất tăng từ 2,38 lần năm 2000 lên 2,54 lần năm 2005.

Đối với chăn nuôi, thủy sản: Tỷ lệ lợn ngoại và lợn lai hướng nạc tăng từ 59,6% lên 77% tổng đàn; đàn lợn nái ngoại tăng từ 2,91% tổng đàn nái lên 9,93%. Tỷ lệ đàn bò lai sind tăng từ 50% lên 74% tổng đàn bò; đàn bò sữa tăng từ 1,18% tổng đàn bò (1066 con) lên 3,73% đạt 4464 con (Hà Tây có số lượng đàn bị lớn nhất đồng bằng sơng Hồng – chỉ sau Vĩnh Phúc). Tỷ lệ gia cầm nuôi công nghiệp và bán công nghiệp tăng từ 40% tổng đàn lên 70% và số lứa thu

hoạch tăng từ 2,2-2,7 lứa/năm lên 3-4 lứa/năm. Sản lượng thủy sản nuôi trồng giống mới tăng từ 45% lên trên 70%. Công nghệ, kỹ thuật chăn nuôi tiên tiến ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong nông hộ. Sử dụng giống tiến bộ là tổ hợp các công thức lai nhiều mẫu cho năng suất, chất lượng cao, sử dụng thức ăn công nghiệp đạt mức 25-30%; những hộ chăn nuôi tập trung quy mô vừa và lớn đã sử dụng 100% thức ăn công nghiệp và sử dụng chuồng trại chăn ni theo hệ thống chuồng kín, có điều hịa khơng khí bằng hơi nước, thiết bị máng ăn máng uống bán tự động, áp dụng công nghệ xử lý chất thải bằng hầm khí sinh học biogaz và sử lý vi sinh... [99, 3-4].

Tăng cường đầu tư nâng cấp các cơng trình thủy lợi phục vụ tưới tiêu và phịng chống lũ lụt: hiện đại hóa hệ thống Đan Hồi; kiên cố kênh chính Đồng Mơ; nâng cấp hệ thống đê sơng Nhuệ; xây dựng gần 20 trạm bơm tưới, tiêu (Yên Duyệt, An Mỹ, Phú Thụ, Hậu Bành, Khai Thái, Cầu Cổng, Cầu Sa, khu tưới Minh Khánh, Đìa Bị, Tuyết Nghĩa, Phù Lưu Tế, Bạch Tuyết, Hồng Quang, Thụy Phú, Vĩnh Mộ, Khe Tang, Thông Đạt; xây dựng đê bao Điếm Tổng - Phù Sa; xây dựng và nâng cấp các kè bảo vệ đê (Tân Đức, Phú Cường, Thụy Khê, Xâm Thụy, An Cảnh, Cát Bi - Quang Lãng, Phú Châu, Phong Vân ...) và Cụm cơng trình tiếp nước sơng Đáy. Tổng kinh phí đầu tư trên 1000 tỷ đồng. [99, 3- 4]

Thực hiện chuyển đổi một phần đất lúa sản xuất kém hiệu quả sang các mơ hình canh tác khác cho hiệu quả kinh tế cao hơn. Đến năm 2005, đã thực hiện chuyển đổi được 4.440 ha, trong đó vụ xuân chuyển 2.018 ha sang trồng rau mầu; vụ mùa chuyển được 2422 ha sang nuôi trồng thuỷ sản. Hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp ngày càng cao, thu nhập từ trồng trọt trên 1ha đất canh tác đã tăng từ 22,4 triệu đồng năm 2000 lên 28,31 triệu đồng/ha năm 2005. [99, 5]

Tổ chức và sản xuất theo hình thức kinh tế trang trại phát triển mạnh cả về số lượng, quy mô và giá trị sản xuất hàng năm. Năm 2001, tồn tỉnh có 184 trang trại. Đến năm 2005, tổng số trang trại là 596, trong đó có 11 trang trại trồng cây hàng năm, 30 trang trại trồng cây lâu năm, 217 trang trại chăn nuôi, 5

trang trại lâm nghiệp, 96 trang trại nuôi trồng thuỷ sản và 237 trang trại kinh doanh tổng hợp. Kinh tế trang trại phát triển đã thu hút được nguồn lực lớn trong dân, nâng cao hiệu quả sử dụng đất ở những vùng canh tác khó khăn, tạo thêm việc làm cho lao động nơng thơn, góp phần xố đói giảm nghèo. Một số trang trại đã góp phần sản xuất và cung ứng giống tốt, dịch vụ kĩ thuật phục vụ phát triển sản xuất trong vùng.

Thực hiện một số chính sách thúc đẩy phát triển sản xuất và chuyển dịch CCKT nông nghiệp: Hỗ trợ chuyển đổi CCKT nông nghiệp (tại quyết định số 08/2003/QĐ – UB ngày 06/01/2003 của UBND Tỉnh) với mức bình quân 5 triệu đồng/ha. Hỗ trợ xây dựng “Cánh đồng 50 triệu” với mức 03 triệu đồng/ha. Năm 2004, năm đầu tiên thực hiện “Chương trình cánh đồng 50 triệu”, tồn tỉnh đã có 128 “Cánh đồng 50 triệu” với diện tích 1.342 ha (bình qn mỗi cánh đồng 10,48 ha, thu nhập đạt 66,06 triệu đồng/ha). Ngồi ra, cịn nhiều cánh đồng nhỏ phân tán trên địa bàn toàn tỉnh đạt thu nhập trên 50 triệu đồng/ha, tổng diện tích ước trên 5.000 ha . Hỗ trợ sản xuất giống lúa nguyên chủng để cung cấp cho hệ thống sản xuất giống nhân dân. Hỗ trợ các trung tâm sản xuất giống cây trồng, vật nuôi với mức 1.200 - 1.500 triệu đồng/năm. Đối với sản xuất vụ đông, hỗ trợ 5000 đồng/sào đối với trồng lạc, đậu tương và hỗ trợ toàn bộ điện tưới tiêu. Tổng hỗ trợ hàng năm gần 6 tỷ đồng. Thực hiên miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp từ năm 2001. Chưa thực hiện thu thuế đối với hộ nông dân, chủ trang trại có thu nhập cao.

Thực hiện Chương trình hành động số 21-CTr/TU về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể” của Tỉnh uỷ, HTX nông nghiệp tiếp tục được củng cố, đổi mới và nâng dần chất lượng sau chuyển đổi. Việc quản lý điều hành các khâu dịch vụ có nhiều tiến bộ, có 85% số HTX đã điều hành từ 3 đến 5 khâu dịch vụ, 40% số HTX sản xuất, kinh doanh khá. Các HTX dần thích ứng và phát huy vai trị của mình trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006 (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(136 trang)
w