Một số kinh nghiệm

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006 (Trang 118 - 128)

II. Phân theo ngành

3.2.Một số kinh nghiệm

2. Cơ cấu lao động (100 %)

3.2.Một số kinh nghiệm

Từ những kết quả đạt được, những tồn tại và hạn chế trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT của Đảng bộ Hà Tây trong 15 năm, từ góc độ lịch sử có thể rút ra một số kinh nghiệm sau:

3.2.1. Vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và nhà nước trên cơ sở thế mạnh của địa phương để đề ra kế hoạch chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế.

Quán triệt đường lối đổi mới và các Nghị quyết của Đảng, vận dụng sáng tạo vào thực tiễn địa phương để tạo được bước đột phá trên một số lĩnh vực. Không tạo được bước đột phá thì Hà Tây khơng theo kịp các tỉnh trong khu vực. Vì vậy trong quá trình lãnh đạo, Đảng bộ đã xác định rõ khó khăn, thời cơ và

thuận lợi, vận dụng và thực hiện đúng quan điểm phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, tập hợp trí tuệ của tồn Đảng bộ và nhân dân để phát triển kinh tế, xã hội. Chủ động, kịp thời đề ra những chủ trương, giải pháp đúng đắn trên từng ngành cụ thể để đẩy nhanh chuyển dịch CCKT của tỉnh, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ trong CCKT.

Xác định mục tiêu phát triển vừa mang tính tiên tiến, khoa học, vừa phù hợp với điều kiện của từng địa phương và xu thế phát triển chung của đất nước. Tập trung chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương phát huy nội lực khai thác tiềm năng lợi thế trong phát triển nông nghiệp, các làng nghề tiểu thủ công nghiệp và lưu thơng hàng hố. Đẩy mạnh hợp tác đầu tư, tranh thủ nguồn lực bên ngồi nhằm phát triển cơng nghiệp. Tranh thủ sự ủng hộ của Trung ương, của các bộ, ngành và sự đóng góp của nhân dân để xây dựng kết cấu hạ tầng, đặc biệt là đường giao thông, nhất là giao thông nông thôn, tạo cơ sở để phát triển kinh tế, xã hội.

Nhận thức đầy đủ đường lối đổi mới, phát triển kinh tế của Đảng, xác định rõ lợi thế của tỉnh, Đảng bộ Hà Tây đã xác định đúng mũi nhọn đột phá trong phát triển kinh tế là vừa phát triển nhanh công nghiệp, vừa đẩy mạnh phát triển tồn diện nơng nghiệp theo hướng hiện đại hoá, xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện tốt cho phát triển kinh tế nhiều thành phần, tăng nhanh sản phẩm xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Chủ động triển khai xây dựng và thực hiện các chương trình, đề án phát triển kinh tế, xã hội.

Với những chủ trương đúng đắn, phù hợp với thực tiễn địa phương, xu thế phát triển chung của đất nước, hợp lòng dân nên đã được nhân dân đồng tình ủng hộ. Nhân dân cùng với chính quyền tạo mọi điều kiện thuận lợi để các dự án nhanh chóng được thực hiện; mạnh dạn, tích cực chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy sản xuất phát triển; duy trì và phát triển các làng nghề thủ cơng truyền thống, tạo việc làm, tăng thu nhập, nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới.

3.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với xây dựng, phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất.

Trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKT, với sự tham gia của các thành phần kinh tế gắn liền với ba hình thức sở hữu cơ bản: tồn dân, tập thể, tư nhân đã làm cho quan hệ sản xuất mới được xác lập và ngày càng hồn thiện góp phần tích cực thúc đẩy kinh tế xã hội của tỉnh phát triển. Trong q trình đó, cùng với việc đề ra các chủ trương, biện pháp phát triển cho từng ngành, Đảng bộ và chính quyền tỉnh đã thực hiện nhất quán chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần, phát triển kinh tế thị trường hàng hố, khuyến khích, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển bình đẳng trên tất cả các ngành, các lĩnh vực:

Đối với kinh tế nhà nước, tập trung đầu tư vốn hoặc liên doanh với các

thành phần kinh tế khác trong đó giữ cổ phần chi phối ở những lĩnh vực quan trọng, những địa bàn có ý nghĩa chiến lược. Thực hiện cổ phần hố một số doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp còn lại cần khẩn trương cải thiện tình hình tài chính và lãnh đạo để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Doanh nghiệp nhà nước tự chịu trách nhiệm về quỹ lương, thưởng và phúc lợi xã hội trên cơ sở hạch toán trung thực. Các cơ quan nhà nước kiểm soát doanh nghiệp thông qua cơ chế, không làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp; thực hiện tốt quy chế dân chủ trong doanh nghiệp nhà nước.

Đối với kinh tế tập thể, khuyến khích, hỗ trợ phát triển kinh tế hợp tác

theo nguyên tắc tự nguyện, khuyến khích các hợp tác xã liên kết rộng rãi với các hộ, các doanh nghiệp, khơng giới hạn quy mơ, lĩnh vực. Có kế hoạch giúp hợp tác xã đào tạo cán bộ, xây dựng phương án sản xuất kinh doanh mở rộng thị trường, giải quyết nợ tồn đọng.

Đối với kinh tế tư nhân: Ngoài những ưu đãi theo quy định của Luật

khuyến khích đầu tư trong nước, các doanh nghiệp đầu tư sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh còn được tạo điều kiện thuận lợi trong việc lập và xét thủ tục, vị trí thuận lợi về giao thông, giá thuê đất rẻ…….

Đối với kinh tế trang trại và hộ sản xuất cá thể: Tỉnh đã có sự hộ trợ về

vốn, kỹ thuật, mơ hình phát triển, đào tạo nghề và tiêu thụ sản phẩm…

Các thành phần kinh tế đã góp phần quan trọng vào chuyển dịch CCKT của tỉnh, tận dụng các lợi thế, khai thác tiềm năng, đất đai và tạo việc làm, thu nhập ổn định cho người lao động.

3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế phải gắn liền với giải quyết hợp lý các vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững.

Trong quá trình chuyển dịch CCKT ở Hà Tây, bên cạnh những chuyển biến tích cực về mặt kinh tế cịn nhiều vấn đề mới nảy sinh, trong đó có những vấn đề xã hội đòi hỏi Đảng bộ tỉnh phải nhận thức đầy đủ và có những giải pháp cụ thể để chỉ đạo thực hiện nhằm tạo động lực thúc đẩy kinh tế phát triển, xây dựng nông thôn mới, nâng cao đời sống nhân dân. Chuyển dịch CCKT, phát triển kinh tế nhanh phải đi đôi với giải quyết tốt các vấn đề xã hội. Vấn đề đầu tiên là phải quan tâm phát triển giáo dục và đào tạo, nâng cao trình độ văn hố, khoa học kỹ thuật và trình độ tay nghề cho người lao động nơng thơn đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH; thực hiện được mục tiêu chuyển dịch lao động từ lĩnh vực nông nghiệp sang lao động công nghiệp và dịch vụ.

Cùng với phát triển giáo dục và đào tạo, Đảng bộ và chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (Khóa VIII) về xây dựng và phát triển văn hóa, coi trọng đẩy mạnh phong trào xây dựng làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn hóa và phịng chống các tệ nạn xã hội; thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, xây dựng nếp sống văn minh ở nơng thơn; xã hội hóa chủ trương xóa đói giảm nghèo, xây dựng nơng thơn mới. Cùng với việc giải quyết các vấn đề xã hội, Đảng bộ và chính quyền các cấp thường xuyên quan tâm chỉ đạo vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ở các khu công nghiệp, các làng nghề, từng bước hạn chế ô nhiễm, bảo vệ môi trường sống của nhân dân.

Việc từng bước giải quyết tốt các vấn đề xã hội, môi trường sinh thái của Đảng bộ tỉnh đã góp phần quan trọng đẩy nhanh q trình chuyển dịch CCKT của tỉnh.

3.2.4. Chăm lo cơng tác xây dựng Đảng, nâng cao năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn đặt ra.

Quán triệt quan điểm “phát triển kinh tế là trọng tâm, xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt”, Đảng bộ Hà Tây thường xuyên chăm lo cơng tác xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, đủ sức lãnh đạo phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Cơng tác chính trị, tư tưởng được coi trọng, các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của tỉnh ủy được thực hiện nghiêm túc, kịp thời gắn với chương trình hành động của từng cấp, từng ngành. Cơng tác giáo dục chính trị cho cán bộ đảng viên được triển khai tích cực đã góp phần nâng cao nhận thức chính trị, ý thức cảnh giác cách mạng, chống những biểu hiện thối hóa biến chất trong Đảng, củng cố lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, với công cuộc đổi mới nhằm thúc đẩy nhiệm vụ chính trị tại địa phương.

Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 (Khóa IX) về cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, ngăn chặn, đẩy lùi tệ tham nhũng, lãng phí được quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc từ tỉnh đến cơ sở đã thu được kết quả, tạo được niềm tin của nhân dân đối với Đảng, mối quan hệ giữa Đảng với nhân dân được gắn bó hơn. Vai trị và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng được nâng lên một bước.

Để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội nhanh và toàn diện, Đảng bộ tỉnh đã thực hiện cụ thể hóa nhanh các Nghị quyết của Trung ương, Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh, triển khai quán triệt và chỉ đạo thực hiện trên tất cả các lĩnh vực. Tỉnh ủy đã sớm thông qua các kế hoạch tổng thể, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung và quy hoạch phát triển của từng ngành đến năm 2010 và một số định hướng lớn tới năm 2020. Với chủ trương nhất quán là khai thác tối đa lợi

thế của địa phương để phát triển nông nghiệp, tiểu thủ cơng nghiệp tồn diện theo hướng sản xuất hàng hóa, có cơ chế thơng thống ưu đãi nhằm thu hút đầu tư trong và ngồi tỉnh, nước ngồi nhằm phát triển cơng nghiệp, hạ tầng giao thông, cơ sở hạ tầng du lịch ... Đây thực sự là những định hướng có ý nghĩa quyết định đến phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đảm bảo đi đúng hướng, phát huy các lợi thể của địa phương, mang lại hiệu quả kinh tế và phát triển bền vững.

Trong quá trình đổi mới và hội nhập, bên cạnh đường lối lãnh đạo đúng đắn, kịp thời của Đảng cịn cần có đội ngũ cán bộ có bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức, năng lực lãnh đạo và quản lý giỏi. Công tác cán bộ có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của quá trình phát triển kinh tế - xã hội, làm tốt cơng tác cán bộ thì tổ chức Đảng, hệ thống chính quyền vững mạnh, kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng cao. Đặc biệt, trong lãnh đạo, quản lý kinh tế trên các lĩnh vực từ nông nghiệp, công nghiệp đến dịch vụ, cán bộ lãnh đạo ngồi phẩm chất chính trị, kiến thức kinh tế cịn phải giỏi về quản lý, khoa học kỹ thuật, công nghệ, phải dám nghĩ, dám làm và chịu trách nhiệm mới đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn từng ngành, lĩnh vực. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác cán bộ, Tỉnh ủy đã ban hành quy chế về phân cấp và quản lý cán bộ, về bổ nhiệm và bổ nhiệm lại cán bộ theo hướng tăng cường tính chủ động và đề cao trách nhiệm ở các cấp; xây dựng quy chế về đánh giá cán bộ; cụ thể hóa tiêu chuẩn của một số chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý… Công tác cán bộ đã từng bước được thực hiện đúng quy trình, đảm bảo dân chủ, cơng khai. Đội ngũ cán bộ được chú ý đào tạo, bồi dưỡng theo quy hoạch. Dù nhận thức và đã có những chính sách về công tác cán bộ nhưng cơng tác cán bộ cịn nhiều hạn chế: năng lực lãnh đạo của một số tổ chức đảng và đội ngũ cán bộ về phát triển kinh tế còn nhiều bất cập, xử lý những vấn đề mới, phức tạp nảy sinh cịn lúng túng. Cơng tác đánh giá cán bộ chưa thường xuyên, chất lượng quy hoạch cán bộ chưa cao, chưa chuẩn bị được nguồn cán bộ đáp ứng được yêu cầu trước mắt và lâu dài. Một số cán bộ

lãnh đạo ở các cấp vi phạm tư cách đảng viên, một số có biểu hiện tha hóa biến chất, nhiều trường hợp vi phạm pháp luật phải xử lý. Một số cán bộ lãnh đạo ở cấp cơ sở thiếu kinh nghiệm thực tiễn, quản lý kém hiệu quả nên ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Đây là vấn đề cần phải khắc phục trong thời gian tới để Hà Tây phát triển nhanh hơn.

Như vậy, với những chủ trương, chính sách đúng đắn, sự chỉ đạo kịp thời của Đảng bộ tỉnh, sự triển khai tích cực của các cấp chính quyền, của các sở, ban, ngành chuyên môn, trong 15 năm từ 1991 – 2006, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh có bước phát triển khá mạnh. Kinh tế tăng trưởng khá nhanh và tương đối vững chắc, CCKT có sự chuyển dịch mạnh theo hướng CNH, HĐH. Văn hóa xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị và trật tự xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được từng bước nâng cao. Q trình lãnh đạo đó đã để lại những kinh nghiệm có giá trị cho sự lãnh đạo của Đảng bộ và đảng bộ các địa phương khu vực Hà Tây trong những năm tiếp theo để lãnh đạo sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

KẾT LUẬN

Luận văn "Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006" đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn của quá trình Đảng bộ Hà Tây lãnh đạo chuyển dịch CCKT tại địa phương. Đó là q trình hình thành và phát triển đường lối, tổ chức thực hiện; đánh giá kết quả, phân tích nguyên nhân và rút ra những kinh nghiệm cần thiết của Đảng bộ tỉnh để tiếp tục đẩy mạnh q trình CNH, HĐH. Thực hiện mục tiêu đó, luận văn trình bày thành 3 chương và 7 tiết lớn.

Chương 1 của luận văn trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn sự lãnh đạo

chuyển dịch CCKT của Đảng bộ tỉnh Hà Tây. Việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH ở Hà Tây là yêu cầu khách quan, đòi hỏi thực tiễn bức thiết của địa phương. Quá trình chuyển dịch đó diễn ra ở tất cả các ngành: nơng nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, xây dựng, thương mại, dịch vụ...; các thành phần kinh tế. Chủ trương đó của Đảng bộ tỉnh phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, đồng thời phát huy được lợi thế của tỉnh.

Chương 1 cũng làm rõ quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh Hà tây về chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn từ 1991 - 1995; nghiên cứu quá trình xây dựng và triển khai Nghị quyết đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VII và các Nghị quyết, kết luận của tỉnh ủy trong nhiệm kỳ về phát triển kinh tế, phát triển các ngành công, nông nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp, du lịch ...; các chủ trương đối với các thành phần kinh tế.

Trong Chương 2, Luận văn trình bày quá trình lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh về chuyển dịch CCKT trong giai đoạn từ 1996 - 2006. Luận văn nghiên cứu, phân tích làm rõ sự lãnh đạo của Đảng bộ tỉnh qua 2 kỳ đại hội: Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII (1995), Đại hội lần thứ IX (2000) và các nghị quyết, kết luận,

chỉ thị, chương trình hành động của Đảng bộ, Ban thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT

Chương 3, Luận văn trình bày kết quả của quá trình chuyển dịch cơ cấu

kinh tế của tỉnh Hà Tây. Những thành tựu đạt được đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế - xã hội của tỉnh. Qua đó, luận văn rút ra một số kinh nghiệm tổng kết quá

Một phần của tài liệu đảng bộ hà tây lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế 1991 - 2006 (Trang 118 - 128)