3. BÀI NGHIÊN CỨU GỐC
3.5. Kết quả thực nghiệm
3.5.1. Tỷ giá thương mại
Theo như công thức (5), T ảnh hưởng đến tỷ giá hối đối thực, R, trực tiếp và thơng qua sự ảnh hưởng đến giá tương đối của hàng hóa phi mậu dịch và hàng hóa xuất khẩu, Rn. Sự ảnh hưởng trực tiếp luôn luôn dương. Về tác động gián tiếp, trong trung
hạn, T tăng cao hơn làm gia tăng Rn, cho bởi TRn = pn/p’2, và do đó làm giảm nhu cầu
phi mậu dịch. Ở khía cạnh khác, T tăng cao hơn sẽ làm giảm chi phí sử dụng vốn và kích thích nhu cầu đầu tư trong khu vực phi mậu dịch. Tổng ảnh hưởng trực tiếp của T cao hơn trong nhu cầu phi lợi nhuận là mơ hồ. Vì chúng tơi giả định rằng hiệu quả tiêu thụ chiếm ưu thế hơn so với hiệu quả đầu tư có hiệu quả, Rn sẽ giảm trong trung hạn, và R cũng vậy. Sự hình thành nguồn vốn là do chi phí sử dụng vốn thấp hơn. Nó tiếp tục dẫn đến sản lượng cao hơn và tiết kiệm cao hơn, và cuối cùng là tài sản nước ngoài cao hơn. Do khu vực phi mậu dịch được giả định là thâm dụng lao động ở Trung Quốc, sự gia tăng nguồn vốn làm giảm sự cung cấp phi mậu dịch22. Ở khía cạnh khác, gia tăng tài sản do sự gia tăng nhu cầu tài sản nước ngoài sẽ làm gia tăng nhu cầu cho hàng hóa phi mậu dịch. Cả hai yếu tố đều dẫn đến một Rn cao hơn và do đó tăng R trong dài hạn. Điều này ảnh hưởng gián tiếp của tỷ giá thương mại lên R thông qua Rn. Nó củng cố ảnh hưởng trực tiếp dương. Trong ước tính đồng liên kết của chúng tơi, chúng tôi nhận thấy tỷ giá thương mại hiệu lực, ET, có tác động tích cực mạnh mẽ lên REER. Hệ số khá gần với 1, nó ngụ ý rằng tác động gián tiếp là rất nhỏ.