Để tiến hành chẩn đoán nguyên nhân đau bụng tái diễn, chúng tôi đã tiến hành làm một số các xét nghiệm cận lâm sàng, kết quả được ghi nhận trong bảng 3.7. Tất cả các bệnh nhân đều được làm các xét nghiệm về công thức máu, siêu âm, tổng phân tích nước tiểu, soi phân, nội soi dạ dày tá tràng. Tỉ lệ trẻ có biểu hiện thiếu máu trên công thức máu tương đương với tỉ lệ thiếu máu trên lâm sàng là 3,9% trong đó có 2 trường hợp thiếu máu nhẹ (Hemoglobin trên 90 gam/lít) và 2 trường hợp thiếu máu vừa (Hemoglobin dưới 90 gam/lít). Đây là 4 bệnh nhân bị loét dạ dày tá tràng. Không trường hợp nào có sự thay đổi số lượng và thành phần bạch cầu trong công thức máu.
102 trẻ được chỉ định siêu âm ổ bụng tìm nguyên nhân đau bụng trong đó chỉ có 11 trường hợp có biểu hiện bất thường đó là một trường hợp có sỏi tủi mật, một trường hợp có u nang ống mật chủ và 9 trường hợp có hạch mạc
treo ruột to trên 1 cm. Trong số tất cả các trẻ đau bụng tái diễn, chúng tôi không ghi nhận bất thường trên kết quả tổng phân tích nước tiểu của những trẻ này. Nội soi dạ dày tá tràng cho thấy có 74 trường hợp trẻ có biểu hiện viêm loét dạ dày tá tràng, trong đó 70,2% trường hợp có bằng chứng nhiễm
H.pylori. Với 13 trẻ đau bụng tái diễn kèm theo táo bón kéo dài, chúng tôi thực hiện chụp Xquang khung đại tràng phát hiện thấy 2 trẻ có hình ảnh trẻ có dài đại tràng xích ma. Có 2 trẻ phát hiện sóng động kinh trên điện não đồ.