− Phương pháp nghiên cứu tiến cứu, mô tả cắt ngang.
− Mỗi trẻ được khám và trả lời bộ câu hỏi phỏng vấn theo mẫu đã được thiết kế trước.
2.2.2.Các biến số nghiên cứu
− Tuổi và giới
− Lý do trẻ tới khám bệnh − Tiền sử bản thân:
o Có các bệnh thực tổn đường tiêu hóa, tiết niệu
o Tiền sử các bệnh lý toàn thân khác
o Sự thay đổi trạng thái tâm lý, sinh hoạt của trẻ trong giai đoạn trước và bắt đầu xuất hiện đau bụng
− Tiền sử gia đình:
o Tiền sử gia đình về các bệnh lý đường tiêu hóa, tiết niệu, và các bệnh lý ở các cơ quan khác của các thành viên trong gia đình
o Có những biến cố đặc biệt gì xảy ra trước khi trẻ có biểu hiện đau bụng (trong khoảng thời gian 1 – 12 tháng)
− Thời gian đau bụng tái diễn kéo dài đã được bao lâu. − Mô tả hoàn cảnh xuất hiện cơn đau bụng
− Mô tả về đặc điểm cơn đau:
o Vị trí đau khởi đầu và hướng lan của đau
o Mức độ đau: Đặt câu hỏi và đánh giá đau theo thang điểm McGrath (khuôn mặt diễn tả các mức độ đau): Không đau, đau rất ít, đau ít, đau vừa, đau nhiều, và đau dữ dội.
o Tần suất xuất hiện cơn đau: Theo ngày, tuần, tháng.
o Thời gian kéo dài mỗi cơn đau.
o Các yếu tố ảnh hưởng tới cơn đau, làm cơn đau tăng lên hay giảm đi.
o Mức độ ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của trẻ.
− Khai thác các triệu chứng đi kèm: ợ hơi, ợ chua, nôn, táo bón, tiêu chảy, bất thường về tính chất phân, bất thường về tiểu tiện, liên quan đến kinh nguyệt.
− Các triệu chứng toàn thân và các cơ quan khác như sốt, co giật, gầy sút. − Thăm khám lâm sàng: cân nặng, chiều cao, các cơ quan một cách hệ thống − Các xét nghiệm tìm nguyên nhân gây đau:
o Công thức máu.
o Soi phân
o Xét nghiệm nước tiểu.
o Chụp XQ bụng không chuẩn bị và có chuẩn bị tùy theo tình trạng lâm sàng của bệnh nhân
o Siêu âm ổ bụng.
o Điện não đồ.
o Và các xét nghiệm khác loại trừ các nguyên nhân thực thể khi có nghi ngờ.