Biện pháp 4: Quản lý đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các tổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở châu văn liêm, quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 96 - 100)

10. Cấu trúc luận văn

3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động tổchuyên môn ở trường trung học cơ

3.3.4. Biện pháp 4: Quản lý đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các tổ

số liệu báo cáo về chuyên môn nhà trường. Là tiêu chí đánh giá thực hiện quy chế chun mơn hàng tháng và đánh giá chuẩn nghề nghiệp đối với giáo viên hàng năm.

- Thống nhất trong quy chế chi tiêu nội bộ hàng năm về các khoản chi hoạt động tổ nhóm chun mơn, chi đúng, đủ để tổ chức hoạt động hiệu quả Ngân sách và quỹ sự nghiệp chi cho hoạt động nhà trường phải ưu tiên cho hoạt động chuyên mơn vì đây là hoạt động trọng tâm, mũi nhọn quyết định chất lượng giáo dục của Nhà trường.

- Hiệu trưởng cần cân đối ngân sách để chi cho các hoạt động chun mơn trong tổ nhóm hợp lý. Có chế độ thù lao thỏa đáng cho cho giáo viên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém, cho sự đầu tư cơng sức, trí tuệ để có các sản phẩm nghiên cứu khoa học và đồ dùng dạy học có giá trị của giáo viên và học sinh, kinh phí cho tổ chức chuyên đề trong tổ nhóm. Có chế độ khen thưởng kịp thời cho những thành quả đạt được của thầy và trò nhằm động viên giáo viên và học sinh tham gia tích cực…

3.3.4. Biện pháp 4: Quản lý đổi mới sinh hoạt chuyên môn trong các tổ chuyên môn: tổ chuyên môn:

3.3.4.1. Mục tiêu của biện pháp

+ Duy trì sinh hoạt tổ chun mơn một cách thường xuyên theo lịch cụ thể, nâng cao chất lượng hoạt động tổ chuyên môn. Tạo cho giáo viên trong tổ chuyên môn tác phong làm việc khoa học, coi tổ chuyên môn thực sự là nơi chia

sẻ, giải quyết những khó khăn trong quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng dạy học.

Tạo dựng môi trường học tập dân chủ, thân thiện, hợp tác, cộng tác, thuận lợi, an tồn và lành mạnh, tạo bầu khơng khí đồn kết, tích cực, tự giác trong dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

Xây dựng tổ chuyên môn thành tổ chức biết học hỏi, tạo điều kiện tốt nhất cho mỗi thành viên trong tổ chun mơn tự hồn thiện năng lực chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân, tạo bầu khơng khí tâm lý thoải mái, một địa chỉ đáng tin cậy, để mọi người có thể trao đồi, chia sẻ các hoạt động chuyên môn, thể thúc đẩy tích cực hoạt động nói chung cũng như ảnh hưởng đến những hoạt động cụ thể của từng cá nhân giáo viên và tập thể sư phạm làm cho tập thể trở nên tích cực để qua đó tác động đến hiệu quả hoạt động, đến năng suất lao động của toàn thể tập thể sư phạm.

3.3.4.2. Nội dung của biện pháp

Tổ chuyên môn là đơn vị cơ sở, là nền tảng để tổ chức và triển khai thực hiện các hoạt động chun mơn một cách cụ thể và có hiệu lực nhất. Vì vậy, cần đảm bảo sinh hoạt tổ chuyên môn 2 lần/tháng theo điều lệ trường phổ thông. Nội dung sinh hoạt tập trung giải quyết những vấn đề chuyên môn. Tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn trong trường và cụm trường để giao lưu, trao đổi, học hỏi lẫn nhau, đa dạng hình thức sinh hoạt ngồi hình thức họp tập trung các thành viên trong tổ chun mơn có thể trao đổi bàn bạc trực tuyến qua mạng theo hình thức trường học kết nối.

Sinh hoạt tổ chun mơn ngồi việc triển khai thực hiện những chỉ đạo chuyên môn của cấp trên, đánh giá thi đua của cá nhân tập thể tổ, theo yêu cầu đổi mới thì sinh hoạt tổ chuyên môn cần tập trung sinh hoạt những nội dung cốt lõi sau:

Sinh hoạt chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học. Sinh hoạt chun mơn về phát triển chương trình nhà trường Sinh hoạt chun mơn về phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực.

Sinh hoạt chun mơn về dạy học tích hợp

Sinh hoạt chuyên môn về đổi mới kiểm tra đánh giá.

3.3.4.3. Cách thực hiện biện pháp:

Chỉ đạo đổi mới mạnh mẽ chất lượng sinh hoạt tổ chuyên môn. Xây dựng kế hoạch sinh hoạt tổ chuyên môn trong từng tháng, từng học kỳ và cả năm học, có chỉ tiêu cụ thể về số lượng chuyên đề, số bài dạy cần nghiên cứu, chủ đề tích hợp… nhằm đảm bảo thực hiện được những mục tiêu chuyên môn mà nhà trường đã giao cho tổ chuyên môn, quan trọng là các thành viên trong tổ, các nhóm chun mơn, các giáo viên trong trường có sự gắn kết với nhau chặt chẽ, cùng có ý thức cộng đồng trách nhiệm.

Phân công giảng dạy đúng chuyên môn, đủ thời lượng 19 tiế/tuần để giáo viên đảm bảo thời gian hoạt động tổ nhóm. Bố trí lịch, tổ chức sinh họat, hội họp sao cho hợp lý, tiết kiệm thời gian mà có hiệu quả cao.

Hiệu trưởng giao cho tổ trưởng chuyên môn chuẩn bị nội dung họp tổ chuyên môn. Mỗi tháng tổ chuyên môn sinh hoạt 2 lần. Lần 1 nội dung sinh hoạt bàn sâu các quy định về chuyên mônxây dựng kế hoạch giảng dạy, soạn giảng, làm đồ dùng dạy học. Lần 2, tập trung vào các vấn đề cấp thiết cần phải giải quyết về nội dung chương trình sách giáo khoa, đổi mới phương pháp giảng dạy, mở chuyên đề, hội thảo, thao giảng, dự giờ rút kinh nghiệm tiết dạy...

Tổ trưởng chuyên môn tổ chức cho giáo viên bàn bạc, thống nhất thống nhất chương trình giảng dạy, thống nhất mục đích u cầu của từng chương, bài cụ thể theo khối lớp, chọn kiến thức cơ bản cần khắc sâu cho học sinh, lựa chọn phương pháp nào, sử dụng đồ dùng dạy học nào để đạt hiệu quả tiết dạy. Nêu và giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn giảng dạy như điều chỉnh chương trình nội dung sao cho phù hợp. Thống nhất cách kiểm tra đánh giá học sinh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu kém. Thống nhất chương trình ơn tập, nâng cao, hệ thống kiến thức cho học sinh.

môn của tổ để nắm bắt kịp thời việc triển khai chỉ đạo chuyên môn của nhà trường, nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt của tổ trưởng chuyên môn sự chia sẻ của các thành viên trong tổ.

Thường xuyên tổ chức hội thảo chuyên đề, tổ chức tọa đàm trong phiên họp hội đồng sư phạm trao đổi kinh nghiệm về đổi mới phương pháp giảng dạy. Tổ chức rút kinh nghiệm qua dự chuyên đề, thao giảng, hội giảng. Động viên giáo viên phát huy năng lực sáng tạo, báo cáo những sáng kiến hay để phổ biến và áp dụng trong tổ.

Tổ, nhóm chun mơn lập kế hoạch nghiên cứu bài dạy: Từ khâu họp tổ, nhóm, nghiên cứu, phân tích mục tiêu bài dạy, sử dụng đồ dùng dạy học, phân công việc cụ thể trong một tiết học: ai dạy thực nghiệm, ai quan sát học sinh ở phía trên, 2 bên lớp học, ai chuẩn bị máy móc, có thể quay vi đeo....viết báo cáo chia sẻ những kinh nghiệm họ thu được qua quá trình “nghiên cứu bài học”, đề xuất một kế hoạch chi tiết khác để nhóm, tổ, giáo viên khác có thể tham khảo, dựa vào đó để áp dụng vào thực tế lớp học hoặc thành lập nhóm nghiên cứu mới dựa trên kinh nghiệm của người đi trước. Nghiên cứu bài học có thể được xem như một chiếc cầu nối giữa các giáo viên với nhau, giữa học sinh với giáo viên, xây dựng tình thân ái giữa họ. Từ đó cải tiến chất lượng dạy học của tổ chuyên môn, nâng cao năng lực chuyên môn và năng lực đổi mới phương pháp dạy học, kiểm tra đánh giá theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Tham gia theo hướng tiếp cận mới này sẽ làm cho từng bài học có chất lượng hơn, từng giáo viên phải tư duy tích cực, khơi dậy khả năng tìm tòi và sáng tạo, biết đánh giá và tự đánh giá năng lực của bản thân từ đó làm thay đổi mỗi thành viên trong nhà trường, tiến tới đổi mới nhà trường.

- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường: Trong 3 trường Trung học cơ sở công lập, quận Phú Nhuận do quy mơ nhỏ, giáo viên ít nên hầu hết tổ chun mơn của các trường đa số là tổ ghép giáo viên nhiều bộ mơn khác nhau nên rất khó khăn trong sinh hoạt chun mơn và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau. Hàng tháng tổ nghiệp vụ chun mơn của phịng giáo dục tổ chức các buổi sinh

hoạt giáo viên cùng bộ môn ở các trường để các giáo viên bộ môn này trao đổi thống nhất về kế hoạch bộ môn, việc thực hiện chương trình, soạn giảng thống nhất trong toàn quận

Tổ chức sinh hoạt chuyên môn qua cổng thông tin điện tử, trường học kết nối: Thống nhất trong tổ chun mơn lịch sinh hoạt nhóm bộ mơn theo từng học kỳ. Nội dung trao đổi gồm, chia sẻ chuyên môn qua bài viết, thông tin bộ môn, nội dung các hội thảo chuyên đề... Sinh hoạt chuyên môn qua mạng sẽ quy tụ được nhiều giáo viên cùng một bộ môn bàn bạc trao đổi sâu về các vấn đề chun mơn, nội dung chương trình, phương pháp giảng dạy bộ môn từng tiết, từng chương, thống nhất để khi các giáo viên về các đơn vị trường học áp dụng thống nhất về chun mơn. Qua đó giáo viên được học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau để vận dụng có hiệu quả trong giảng dạy.

Đưa nội dung sinh hoạt tổ chun mơn là tiêu chí đánh giá thi đua cá nhân và tổ nhằm quản lý chặt chẽ nền nếp hoạt động tổ, đánh giá chất lượng giờ sinh hoạt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở châu văn liêm, quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 96 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)