Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra-đánh giá hoạt động của tổchuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở châu văn liêm, quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 102 - 105)

10. Cấu trúc luận văn

3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động tổchuyên môn ở trường trung học cơ

3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra-đánh giá hoạt động của tổchuyên

đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của bản thân và mục tiêu và giải pháp thực hiện cụ thể. Hiệu trưởng là người trực tiếp duyệt kế hoạch và sẽ tư vấn những nội dung, kỹ năng còn yếu và thiếu và hướng khắc phục. Hiệu trưởng trực tiếp theo dõi và đánh giá việc thực hiện, sự tiến bộ.

Mạnh dạn giao việc quản lý điều hành hoạt động tổ cho tổ trưởng chuyên môn, thường xuyên theo dõi hướng dẫn đối với những tổ trưởng năng lực quản lý cịn hạn chế nhưng khơng làm hộ làm thay

- Tổ chức các buổi hội thảo, chương trình tập huấn về chuyên môn và nghiệp vụ quản lý cấp trường hoặc cấp tổ. Tự nghiên cứu tài liệu, tự học qua mạng Internet để cập nhật những kiến thức mới về chuyên môn, về quản lý giáo dục.

- Tạo điều kiện cho các tổ trưởng và đội ngũ kế cận tham gia các đợt tham quan, thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm điển hình về cơng tác quản lý tổ chuyên môn tại các trường trong và ngoài quận nhằm trao đổi, học hỏi kinh nghiệm quản lý.

3.3.6. Biện pháp 6: Tăng cường kiểm tra- đánh giá hoạt động của tổ chuyên môn. chuyên môn.

3.3.6.1. Mục tiêu của biện pháp

Trong lý luận và thực tiễn đã khẳng định quản lý khơng có kiểm tra, khơng có đánh giá thì coi như khơng có quản lý. Vì vậy, Hiệu trưởng cần đưa

công tác kiểm tra, đánh giá trở thành nền nếp và là nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động quản lý. Kiểm tra các hoạt động của tổ chuyên môn nhằm:

+ Đánh giá đúng thực trạng các hoạt động của tổ chuyên môn.

+ Biết được tinh thần, thái độ thực hiện quy chế chuyên môn, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của giáo viên.

+ Đề ra những giải pháp hữu hiệu để kịp thời điều chỉnh hoạt động tổ chuyên môn theo mục tiêu giáo dục của nhà trường.

- Công tác kiểm tra, đánh giá phải được tiến hành khoa học với các hình thức thích hợp, đảm bảo khách quan, công bằng trong đánh giá, tạo khơng khí phấn khởi trong giáo viên, học sinh.

- Đánh giá được việc thực hiện nhiệm vụ của tổ chuyên môn, giáo viên, phát hiện kịp thời những yếu kém, sai sót để chấn chỉnh, đảm bảo các hoạt động của tổ chuyên môn đi vào nề nếp, đúng qui định.

- Kết quả kiểm tra là căn cứ chủ yếu để đánh giá khen thưởng, kỉ luật, xét nâng bậc lương hàng năm, bố trí phân cơng tổ trưởng chun mơn, giáo viên hợp lý.

3.3.6.2. Nội dung của biện pháp:

Kiểm tra nội bộ trường học là một nhiệm vụ cơ bản của hiệu trưởng, những nội dung cần kiểm tra: Kiểm tra tình hình thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên trong tổ chun mơn: Việc thực hiện chương trình, nề nếp dạy học, dự giờ, thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo hướng phát huy năng lực của học sinh...

Kiểm tra tình hình tổ chức chuyên đề, thao giảng, hội giảng trong tổ chuyên môn. Tổ chức nghiên cứu bài học của giáo viên trong tổ chuyên môn

Kiểm tra việc thực hiện đổi mới nội dung và hình thức tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng phát triển tổ chuyên môn thành tổ chức biết học hỏi.

Kiểm tra việc thực hiện đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp, thực hiện đánh giá thi đua trong tổ nhóm theo từng học kỳ và năm học.

3.3.6.3. Cách thức thực hiê ̣n

Kế hoạch thanh tra nội bộ, hiệu trưởng phải đề ra ngay từ đầu năm học và thơng báo cho tồn thể hội đồng sư phạm biết. Thanh tra sư phạm 1/3 giáo viên, số còn lại được thanh tra chuyên đề. kiểm tra các hoạt động sư phạm của giáo viên trong nhà trường theo kế hoạch và kiểm tra đột xuất. Cần phân công lãnh đạo dự giờ dạy của 100% giáo viên (mỗi giáo viên ít nhất được dự 2 tiết) để trao đổi rút kinh nghiệm giảng dạy, phương pháp sư phạm với từng giáo viên.

Kiểm tra việc thực hiện chương trình kế hoạch giảng dạy theo đúng mục tiêu, theo chuẩn kiến thức kỹ năng và dạy theo chủ đề tích hợp liên mơn theo thống nhất kế hoạch của nhóm, tổ ngay từ đầu năm học. Thực hiện các yêu cầu về soạn bài, chú ý trao đổi kinh nghiệm về những bài có nhiều nội dung kiến thức mới, bài khó, bài thí nghiệm thực hành, sử dụng đồ dùng dạy học và yêu cầu đổi mới phương pháp giảng dạy, dự giờ đánh giá chất lượng giảng dạy của giáo viên, học tập của học sinh, kết hợp kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn, soạn giảng của giáo viên.

Tăng cường kiểm tra việc sử dụng đồ dùng dạy học theo định kỳ và đột xuất, kiểm tra từ việc đăng ký của giáo viên đến việc sử dụng trên lớp qua dự giờ và kiểm tra sổ ghi đầu bài.

Kiểm tra chuyên đề “Hoạt động của các tổ chuyên môn”:

+ Hiệu trưởng cần thường xuyên tham dự họp tổ chuyên môn để kiểm tra tình hình hoạt động của tổ trưởng chuyên môn, giải quyết nhanh nhạy những vấn đề phát sinh, đề nghị của các tổ chuyên môn, tư vấn giúp đỡ cho tổ trưởng chuyên mơn hồn thành nhiệm vụ do hiệu trưởng giao, kiểm tra các báo cáo của tổ chuyên môn, kiểm tra tổ trưởng chuyên môn về việc tổ trưởng kiểm tra thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên, soạn bài của giáo viên. Kiểm tra việc đổi mới nội dung và hình thức sinh hoạt tổ nhóm chun mơn, chú trọng sinh hoạt tổ chuyên môn theo hướng nghiên cứu bài học.

+ Hàng tháng hiệu trưởng phải duyệt đầy đủ kế hoạch hoạt động của các tổ chuyên môn đảm bảo theo các nội dung; theo dõi việc tổ chức các hoạt động của tổ chuyên môn; trao đổi với giáo viên về nội dung chương trình sách giáo khoa. Tổ chức các bài tập, bài thực hành thí nghiệm, trao đổi về phương pháp giảng dạy, soạn giáo án, tập hợp các ý kiến thắc mắc, các vấn đề cần giải đáp về chương trình sách giáo khoa mới để báo cáo phản ánh cấp trên.

Kiểm tra việc tổ chức chuyên đề dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp liên mơn, đổi mới phương pháp và đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh ở các tổ chuyên môn để rút kinh nghiệm giảng dạy và cải tiến phương pháp giảng dạy; những biện pháp khắc phục thiếu sót, hạn chế là cơ sở xây dựng chương trình sách giáo khoa mới

+ Kiểm tra việc thực hiện chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng day và sử dụng đồ dùng dạy học của các tổ chuyên môn, thông qua báo cáo hàng tháng của tổ trưởng, đăng ký mượn và sử dụng đồ dùng dạy học của giáo viên và dự giờ đột xuất để kiểm tra hiệu quả sử dụng đồ dùng trên lớp của giáo viên.

Qua công tác kiểm tra, hiệu trưởng đánh giá phát hiện những ưu điểm, kinh nghiệm tốt cũng như những thiếu sót hạn chế trong cơng tác chỉ đạo của hiệu trưởng, để từ đó có hướng tư vấn giúp đỡ cho tổ chun mơn hoạt động tốt hơn đồng thời có những giải pháp chỉ đạo nhằm phát huy ưu điểm, phổ biến kinh nghiệm tốt, nhân điển hình tiên tiến, đồng thời khắc phục hạn chế để hoạt động của các tổ chuyên môn đi vào nề nếp theo kế hoạch của hiệu trưởng đề ra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở châu văn liêm, quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 102 - 105)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)