Biện pháp 5: Bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở châu văn liêm, quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 100 - 102)

10. Cấu trúc luận văn

3.3. Một số biện pháp quản lý hoạt động tổchuyên môn ở trường trung học cơ

3.3.5. Biện pháp 5: Bồi dưỡng năng lực quản lý cho đội ngũ tổ trưởng chuyên

trưởng chuyên môn

3.3.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Giúp cho tổ trưởng chuyên môn nắm vững các quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước về phát triển Giáo dục và Đào tạo, kế hoạch phát triển ngành học, bậc học, kế hoạch chiến lược phát triển nhà trường. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng nhằm khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt tích cực để nâng cao năng lực quản lý của các tổ tưởng chuyên môn.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng tổ trưởng, tổ phó chuyên môn phải trở thành nhu cầu tự thân, bắt buộc để tự hoàn thiện, phát triển các năng lực chuyên mơn, khả năng lãnh đạo, quản lý một cách tồn diện, phát triển nhân cách, đảm bảo tổ trưởng chuyên môn đạt chuẩn theo chuẩn nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.

3.3.5.2. Nội dung của biện pháp

Hiệu trưởng phải là người xây dựng kế hoạch chiến lược, kế hoạch năm học trong đó có nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Xây dựng nội dung bồi dưỡng phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đổi mới của ngành giáo dục đã đề ra. Hằng năm có sự rà sốt, bổ sung điều chỉnh kế hoạch.

Tạo điều kiện thuận lợi để tổ trưởng chun mơn có thể tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, về nghiệp vụ quản lý giáo dục hàng năm do phòng giáo dục kết hợp tổ chức.

Cán bộ quản lý nhà trường thường xuyên trao đổi kinh nghiệm quản lý, hướng dẫn, động viên, hỗ trợ những khó khăn cho tổ trưởng trong q trình quản lý hoạt động tổ chun mơn cũng như tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho tổ trưởng chuyên môn hàng năm. định hướng các nội dung tự bồi dưỡng.

Trong công tác chỉ đạo, hiệu trưởng phải mạnh dạn trao quyền tự chủ và tạo điều kiện thuận lợi nhất, cao nhất để tổ trưởng chuyên môn chủ động trong công việc thực hiện nhiệm vụ của mình, nhất là trong phân công, tổ chức các hoạt động chun mơn tổ.

3.3.5.3. Hình thức thực hiện

Căn cứ vào thực trạng của đội ngũ tổ trưởng, tổ phó chun mơn, nhà trường cần chú ý đào tạo, bồi dưỡng theo các nội dung sau:

Cử đi học trên chuẩn trình độ thạc sĩ cho các tổ trưởng, tổ phó, đối tượng dự nguồn trong quy hoạch, có năng lực, có triển vọng phát triển. Cử tham gia các lớp bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ về bồi dưỡng nghiệp vụ công tác quản lý của tổ chuyên môn do Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức. Tuy nhiên, việc cử đi học cần được xem xét kỹ lưỡng và theo kế hoạch, không cử đi học quá tập trung vào một bộ mơn hay tổ chun mơn nào đó. Cần có sự xem xét đồng đều giữa các mơn tự nhiên và xã hội. Việc cử đi học cũng cần tính đến người thay thế và đảm nhiệm nhiệm vụ khi tổ trưởng, hoặc tổ phó đi học.

Chú trọng rèn luyện kỹ năng lãnh đạo, quản lý, trong đó có các kỹ năng lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra - đánh giá; các kỹ năng mềm như kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tổ chức và làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết các xung đột, kỹ năng điều tiết cảm xúc, thông qua các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý theo hình thức liên kết Việt Nam Singapore do phòng giáo dục phối hợp tổ chức.

- Đội ngũ các tổ trưởng, tổ phó chun mơn hằng năm cần có kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng cho cá nhân và trong đó có nội dung bồi dưỡng về

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động tổ chuyên môn ở trường trung học cơ sở châu văn liêm, quận phú nhuận, thành phố hồ chí minh trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay (Trang 100 - 102)