Cơ sở xuất phát của vấn đề tổ chức hoạt độngTNST cho HS trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện gia lâm trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trung học sơ sở (Trang 29 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.1. Cơ sở lí luận

1.1.2. Cơ sở xuất phát của vấn đề tổ chức hoạt độngTNST cho HS trong

dạy học lịch sử ở trường THCS

Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009, điều 28.2 đã nêu rõ: “Phương pháp giáo dục phải phát huy tích cực. tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tĩnh cảm, đem lại niềm vui, hướng thú, học tập cho học sinh”. Có thể nói, đổi mới

phương pháp nói chung, PPDH mơn Lịch sử nói riêng là hướng hoạt động học tập của HS, GV là người tổ chức tổ chức, hướng dẫn HS học tập.

Trong xu thế hội nhập hiện nay, mơn Lịch sử có vị trí và ý nghĩa quan trọng đối với việc giáo dục cho thế hệ trẻ.Học Lịch sử là để hiểu và tự hào về truyền thống của dân tộc.Từ đó xác định được những việc mình phải cho đất nước.Trong DHLS, cũng như các mơn khác ở trường phổ thơng, ngồi việc tiến hành bài học nội khóa, cịn có hoạt động ngồi lớp. Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục thực tiễn được tiến hành song song với hoạt động dạy học trong nhà trường phổ thông. Hoạt động TNST là một bộ phận của quá trình giáo dục được tổ chức ngồi giờ học và có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học.

Hoạt động TNST là hoạt động mà HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong mơi trường nhà trường cũng như mơi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, nhằm phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực, từ đó HS tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của cá nhân mình. Khi nền giáo dục của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa được hình thành, chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ phương pháp học tập đó là “ Học đi đôi với

hội” (1). Phương pháp này vẫn được nền giáo dục hiện đại ngày nay thực hiện thông qua các hoạt động khác nhau như: Hoạt động tập thể do nhà trường, lớp học, các tổ chức Đoàn, Đội phát động; hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp được tổ chức theo các chủ đề giáo dục; hoạt động giáo dục nghề; hoạt động giáo dục hướng nghiệp…Các hoạt động đó góp phần định hướng thái độ, tinh thần cho HS, bên cạnh đó cũng hình thành cho HS những kỹ năng, năng lực cho cá nhân.

DHLS gắn liền với việc tổ chức các hoạt động TNST cũng là một biện pháp góp phần tích cực hóa các hoạt động dạy và học sử. Vừa tiết kiệm được thời gian hơn so với việc tổ chức các hoạt động ngoại khóa, HS vừa có thể trực tiếp tham gia hoạt động ngay trên lớp học của mình. Việc tổ chức các hoạt động phù hợp với học sinh sẽ gây hứng thú hơn trong giờ học Lịch sử truyền thống. Hoạt động TNST nhằm góp phần hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực chung, nhất là trách nhiệm với bản thân, cộng đồng, đất nước, nhân loại và mơi trường tự nhiên; tính tự lập, tự tin, tự chủ; các năng lực sáng tạo, hợp tác, giao tiếp, tự quản lí bản thân.

Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục, chƣơng trình giáo dục hiện hành về cơ bản vẫn tiếp cận theo hướng nội dung, chạy theo khối lượng kiến thức, cịn nặng tính hàn lâm… Có chú ý đến cả 3 phương diện kiến thức, kĩ năng và thái độ nhưng vẫn là những yêu cầu rời rạc riêng rẽ, chưa liên kết, thống nhất và vận dụng tổng hợp thành năng lực hành động, năng lực thực hiện gắn với yêu cầu của cuộc sống.

Nội dung đổi mới chƣơng trình - sách giáo khoa sau năm 2015 xác định: chương trình mới tiếp cận theo hƣớng hình thành và phát triển năng lực cho người học; không chạy theo khối lƣợng tri thức mà chú ý khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, tình cảm,

động cơ… vào giải quyết các tình huống trong cuộc sống hàng ngày.Tiếp cận theo hướng năng lực đòi hỏi hoc ̣ sinh la m , vận dụng được gì hơn là hoc ̣ sinh biết những gì. Tránh đƣợc tình trạng biết rất nhiều nhưng làm, vận dụng không được bao nhiêu, biết những điều rất cao siêu, nhưng không làm được những việc rất thiết thực đơn giản trong cuộc sống thường nhật..

Nội dung, cấu trúc của chương tri nh giáo duc ̣ đổi mới, xuất phát từ những yêu cầu hình thành các năng lực mà lựa chọn các no ị dung dạy học; ưu tiên những kiến thức cơ bản, hiện đại nhưng gắn bó, thiết thực với những đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày, tránh hàn lâm, kinh viện. Ưu tiên thực hành, vận dụng, tránh lý thuyết xuông; tăng cường hứng thú, hạn chế quá tải.

Theo đó, phƯơng pháp dạy học thay đổi, dạy cách học, cách tìm kiếm và vận dụng, cách phát hiện và giải quyết vấn đề; đề cao sự hợp tác và sáng tạo… không nhồi nhét, chạy theo khối lượng kiến thức. Coi trọng đánh giá trong suốt quá trình dạy - học và bằng nhiều hình thức khác nhau…

Gia Lâm nằm trong vùng giao thoa của hai dịng văn hóa Thăng Long và Kinh Bắc nên đã tạo ra nhiều di tích lịch sử - văn hóa có giá trị. Tồn huyện có 315 di tích, trong đó có 140 di tích được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa và gắn biển di tích cách mạng kháng chiến. Gia Lâm cũng là nơi thờ hai vị trong "tứ bất tử" là Thánh Gióng (xã Phù Đổng) và Chử Đồng Tử (xã Văn Đức). Hiện, di tích đền Phù Đổng (thờ Thánh Gióng) đã được Nhà nước xếp hạng di tích Quốc gia đặc biệt. Cùng với di sản văn hóa vật thể, Gia Lâm còn bảo lưu nhiều lễ hội cổ truyền của địa phương. Tiêu biểu là Lễ hội Gióng năm 2010 đã được UNESCO cơng nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Bên cạnh đó, các loại hình nghệ thuật truyền thống vẫn được lưu truyền như cải lương (xã Đa Tốn), chèo

cổ (xã Dương Quang), múa Bơng Sịng (xã Phú Thị), múa chữ (xã Văn Đức), tế lễ rước kiệu trong các hội làng… Ngồi ra, Gia Lâm cịn có các di tích cách mạng kháng chiến nổi tiếng như: Làng cách mạng xã Trung Mầu, làng Cam (xã Cổ Bi), làng Giao Tất (xã Kim Sơn), làng Đào Xuyên, làng Thuận Tốn (xã Đa Tốn)…Là địa phương nổi tiếng có nhiều tiềm năng về du lịch, huyện Gia Lâm đhoạt động ã có ý tưởng khai thác du lịch văn hóa kết hợp với du lịch làng nghề.

1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động TNST cho học sinh THCS với các di tích lịch sử địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện gia lâm trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trung học sơ sở (Trang 29 - 32)