8. Cấu trúc luận văn
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt độngTNST cho học sinh
Hoạt động TNST là hoạt động giáo dục, trong đó, từng cá nhân HS được trực tiếp hoạt động thực tiễn trong môi trường nhà trường cũng như mơi trường gia đình và xã hội dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó phát triển tình cảm, đạo đức, phẩm chất nhân cách, các năng lực, từ đó tích luỹ kinh nghiệm riêng cũng như phát huy tiềm năng sáng tạo của bản thân.
Thực hiện TNST hiệu quả sẽ tạo cơ hội cho HS trải nghiệm những hoạt động gần gũi với cuộc sống thực tế hơn, đáp ứng được nhu cầu hoạt động của HS, giúp các em tích lũy và vận dụng các kinh nghiệm đó vào cuộc sống một cáchdễ dàng, thuận lợi và sáng tạo hơn.
Hoạt động TNST có khả năng huy động sự tham gia tích cực của HS ở tất cả các khâu của quá trình hoạt động dựa trên những khả năng để HS có thể lựa chọn: từ thiết kế hoạt động đến chuẩn bị, thực hiện và đánh giá kết quả hoạt động phù hợp với đặc điểm lứa tuổi và khả năng của bản thân, tạo cơ hội cho các em được trải nghiệm, được bày tỏ quan điểm, ý tưởng sáng tạo, được đánh giá và lựa chọn ý tưởng hoạt động, được thể hiện, tự khẳng định bản thân, được tự đánh giá và đánh giá kết quả hoạt động của bản thân, của nhóm mình và của bạn bè.
Hoạt động TNST giúp HS tích lũy những kinh nghiệm mà các hình thức học tập khác khơng thực hiện được. HS có thể tích lũy những kinh nghiệm bằng nhiều cách thức khác nhau để phát triển nhân cách mình. Tuy nhiên, có những kinh nghiệm chỉ có thể lĩnh hội thông qua trải nghiệm thực tiễn. Sự đa dạng trong trải nghiệm sẽ mang lại cho HS nhiều vốn sống kinh nghiệm phong phú mà nhà trường không thể cung cấp thông qua các công thức hay định luật, định lý.
Hoạt động TNSTcó ý nghĩa hỗ trợ cho giáo dục nội khóa, cùng với các bài học ở trên lớp sẽ góp phần thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ bộ môn, có tác dụng tích cực tới việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển toàn diện HS. Là những người làm công tác giáo dục, chúng ta ai cũng nhận thức rõ vị trí ý nghĩa của bài học lịch sử, một hình thức giáo dục nội khóa rất quan trọng. Bài học nội khóa càng có tác dụng khi được hỗ trợ bằng các hoạt động TNST lịch sử - một hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ thông. Trong công tác tổ chức hoạt động TNST, hoạt động của thầy và trị được tiến hành ngồi giờ học trên lớp, nhưng nội dung và chủ đề hoạt động phải đạt được mục đích giáo dưỡng, giáo dục, phát triển như ở bài học nội khóa, nhưng được thực hiện trên cơ sở và phương tiện khác. Nhiệm vụ của hoạt động TNST môn lịch sử mang tính tổng hợp, làm sâu sắc và phong phú kiến thức của HS về các mặt khác nhau của cuộc sống xã hội, góp phần gây hứng thú trong học tập lịch sử của HS. Vì vậy, tuy là hoạt động ngồi lớp, nhưng hoạt động TNST vẫn có tác dụng như một bài nội khóa trong việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh. Nói cách khác, hoạt động TNST trong DHLS chú ý đến việc làm phong phú kiến thức, giáo dục tình cảm, đạo đức phẩm chất của HS, giáo dục tinh thần tập thể, ý thức cộng đồng trách nhiệm, yêu thích lao động, rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần tương thân tương ái.
Hoạt động TNST cịn có tác dụng giáo dục lớn đối với HS. Qua đó giáo dục cho HS thấy được ý thức trách nhiệm, ý thức lao động và tinh thần tập thể. Các nhà nghiên cứu giáo dục bộ môn lịch sử cho rằng hoạt động
TNST có hai đặc điểm nổi bật đó là tính tự nguyện và sự phát triển của HS trong lĩnh vực lịch sử. Chính vì lẽ đó mà các em sẽ có những định hướng quan trọng cho nghề nghiệp của mình trong trương lai.
Trong hoạt động TNST, những cá tính, phẩm chất, ý thức khuynh hướng của học sinh bộc lộ rõ ràng. Bởi vì những hoạt động TNST trong học tập lịch sử ở trường phổ thông được thực hiện phù hợp với những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, trình độ của HS, với nhiều hình thức phong phú, bổ ích...
Hoạt động TNST tại các di tích lịch sử giúp HS nắm vững hơn kiến thức đã học đồng thời các em hiểu được giá trị của di tích. Di tích lịch sử là những bằng chứng, một phương tiện để nhận thức các sự kiện đã qua, ngoài các nguồn sử liệu khác. Di tích lịch sử là những mảnh còn lại của quá khứ được lưu giữ đến nay. Nó ghi nhận phản ánh một sự kiện tiêu biểu có quy mơ lớn hay vừa ở địa phương như: đền Nguyên phi Ỷ Lan, khu tưởng niệm Cao Bá Quát...Đó là những di sản quý báu, đối tượng nghiên cứu, sử dụng của nhiều ngành khoa học trong đó có việc dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Được học tập tại các di tích lịch sử kích thích sự hứng thú học tập, vì HS được trực tiếp quan sát những dấu vết của quá khứ. Đây là cơ sở quan trọng để các em tạo biểu tượng các sự kiện lịch sử đang học một cách chính xác và cụ thể.
Từ việc tổ chức hoạt động TNST với các di tích lịch sử HS sẽ tìm được các dữ kiện để giải quyết nhiều vấn đề lịch sử cũng như các em suy nghĩ về hơm nay, vì tương lai của đất nước, vì trách nhiệm của bản thân để có những hành động đúng, đó là tác dụng tích cực của lịch sử “Lấy xưa biết nay”, quán triệt phương châm “Học đi đôi với hành”.
Việc tổ chức hoạt động TNST ở các di tích lịch sử góp phần phát huy năng lực hoạt động tư duy độc lập của HS, rèn luyện cho HS kỹ năng quan sát, đánh giá, phân tích, rút ra những kết luận khoa học. Ví dụ: đến học tập, tham quan tại khu tưởng niệm Cao Bá Quát, được tìm hiểu về con người và sự nghiệp của ông, học sinh sẽ trả lời được tại sao vùng đất Gia Lâm sinh ra
một con người tài giỏi như vậy,tại sao Cao Bá Quát lại từ quan về quê sau đó đứng lên chống lại nhà Nguyễn.
Hoạt động TNSTvề các di tích lịch sử cịn góp phần tạo cho các em yêu quý hơn, nhận thức đúng hơn, xử sự tốt hơn đối với di tích.Hoạt động ngoại khóa mơn lịch sử nhằm giáo dục ý thức bảo vệ mơi trường là một q trình thơng qua các hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường để giúp người học có sự hiểu biết và cách ứng xử với mơi trường, tạo điều kiện cho họ tham gia vào sự phát triển bền vững của xã hội, nhằm mục đích hình thành ở HS ý thức cơng dân và tham gia cơng tác các hoạt động cơng ích xã hội. Từ đó các em cũng hình thành được những khái niệm về mơi trường, ô nhiễm môi trường, thiên tai, mặt trái của vấn đề bùng nổ dân số, q trình “Đơ thị hố”, và cịn cả vấn đề trùng tu di tích… Qua việc lĩnh hội kiến thức, tận mắt chứng kiến thực tiễn của sự tàn phá bởi thiên nhiên và con người làm cho các di tích có nguy cơ biến dạng từ đó các em có nhận thức đúng và hành động đúng, qua đó góp phần giữ gìn và phát huy giá trị của các di tích.