Cơ sở thực tiễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện gia lâm trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trung học sơ sở (Trang 40)

1.1.4 .Các hình thức tổ chức hoạt độngTNST trongDHL Sở nhà trường

1.2. Cơ sở thực tiễn

1.2.1.Thực trạng việc tổ chức hoạt động TNST cho HS THCS với các di tích lịch sử địa phương ở huyện Gia Lâm - Thành phố Hà Nội

1.2.1.1. Mục đích khảo sát

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, việc tiến hành điều tra khảo sát về thực trạng dạy học mơn Lịch sử nói chung và việc tổ chức hoạt động TtNST nói riêng sẽ mang lại những hiệu quả trong vấn đề DHLS hiện nay. Kết quả điều tra, khảo sát sẽ là những cơ sở để giải quyết những vấn đề nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong môn Lịch sử.

Đối tượng điều tra khảo sát:

Việc điều tra khảo sát GV được tiến hành tại trường THCS Kim Sơn. Điều tra khảo sát HS được tiến hành ở học sinh lớp 7ETHCS Kim Sơn.

Phương pháp tiến hành: điều tra bằng phiếu khảo sát đối với GVvà

HScủa trường THCS Kim Sơn.

1.2.1.2.Tiến hành khảo sát

* Nội dung khảo sát

Để thực hiện đề tài này chúng tôi đã tiến hành khảo sát HS lớp 7E trường THCS Kim Sơn trên địa bàn huyện.

Nội dung khảo sát nói về tổ chức hoạt độngTNST tại nhà trường, tìm hiểu nguyện vọng của HS đối với hoạt độngTNST mơn lịch sử. Đồng thời tìm hiểu xem trong một năm học nhà trường tiến hành bao nhiêu buổi ngoại khóa trong bộ mơn lịch sử. Nhận thức của HS về hoạt độngTNST, hứng thú của HS đối với hoạt độngTNST. Tìm hiểu những hình thức hoạt

độngTNST mà HS đã tham gia và hình thức TNST nào mà các em thích nhất,nội dung, quy mơ, vai trị của hoạt độngTNST đối với môn lịch sử và kể tên các di tích lịch sử tại huyện Gia Lâm.

* Tình hình dạy học môn lịch sử ở trường khảo sát

Kết quả dạy học lịch sử tại trường THCS Kim Sơn – trường chúng tơi tiến hành khảo sát đều có điểm mơn lịch sử ở mức khá. Do quan niệm về vị trí bộ mơn nên việc dạy học lịch sử ở đây ít được HS chú trọng, GV bộ mơn có tâm huyết với nghề nhưng ít có sáng tạo nhằm thu hút HS học môn Sử.

Số phiếu tôi phát cho HS là 45phiếu và thu về 40 phiếu. Đối với GV số phiếu tôi phát ra là 2 thu về 2 phiếu.

1.2.1.2. Kết quả khảo sát

* Kết quả khảo sát đối với học sinh

Câu 1:“Em hiểu như thế nào về hoạt độngTNST?” kết quả như sau:

36/40 HS chiếm 90% học sinh nhận thức đúng về ý nghĩa của hoạt động TNST. Đó là hoạt động mang tính chất tổng hợp làm sâu sắc, phong phú kiến thức của đời sống xã hội của HS gây hứng thú trong học tập môn lịch sử đồng thời cũng là hoạt động có sự kết hợp giữa vui chơi và học tập, củng cố, bổ sung kiến thức trên lớp. Có 1/40 chiếm 2.5% em chưa nhận thức đúng về hoạt động TNST và 3em HS 7.5% em còn băn khoăn về khái niệm hoạt động TNST.Do vậy chúng ta cần giải thích cho các em để các em hiểu đúng về tầm quan trọng của hoạt động TNST đối với việc học môn lịch sử.

Câu 2: Số lần các em tham gia hoạt độngTNST môn lịch sử trong một

năm học:

Hoạt độngTNST trong nhà trường phổ thông là hoạt động không bắt HS phải tham gia đầy đủ. Vì vậy, tỉ lệ HS không tham gia hoạt động TNST(0 lần) chiếm tỉ lệ khá cao: 40%. Điều này khiến chúng ta đặt ra câu

hỏi: ở câu 1 bảng 1 có 90% HS nhận thức đúng về khái niệm của hoạt động TNST nhưng khi nhà trường tổ chức thì các em khơng tham gia. Để lí giải điều này chúng ta cần xem xét những khía cạnh sau: khâu tổ chức quản lí HS, nội dung hoạt độngTNST, kinh phí...

Câu 3: Hình thức của hoạt động TNST mà HS đã tham gia?

Ta thấy các em HS tham gia hoạt động TNST với nhiều hình thức khác nhau. Tất cả các hình thức hoạt động TNST đều được nhà trường tổ chức cho HS và đều được sự tham gia của HS. Tuy nhiên mức độ tham gia của HS ở mỗi hình thức có sự khác nhau. Hình thức nghe kể chuyện được HS tham gia nhiều nhất:35/40 HS chiếm 87.5%. Đứng thứ 2 là hình thức nghe nói chuyện lịch sử. Do nhà trường thường tổ chức những hình thức này và hầu như được HS tham gia 25 /40 HS chiếm 62.5%. Tiếp là hình thức đọc sách đứng thứ 3. Đây là hình thức có hiệu quả cung cấp thêm kiến thức cho HS trong giờ nội khóa vì vậy thu hút khá nhiều HS tham gia:23/40 HS chiếm 57.5%. Hai hình thức ít thu hút HS tham gia nhất là gặp gỡ các nhân vật lịch sử:2/40 chiếm 5% và dạ hội lịch sử: 3/40 HS chiếm 7.5%. Điều này có thể giải thích do nhà trường có tổ chức nhưng khơng thường xun, do kinh phí nhà trường. Nhà trường cần khắc phục khó khăn trên để tạo điều kiện cho HS tham gia đầy đủ các TNST do nhà trường tổ chức.

Câu 4: Về sự yêu thích của HS khi tham gia hoạt động TNST ?

Hình thức TNST HS thích nhất là tham quan lịch sử chiếm 40%. Đứng thứ 2 là hình thức đọc sách 10/40 chiếm 25%. Đứng thứ 3 là hình thức kể chuyện là 5/40 chiếm 12,5%. Đứng thứ 4 là nghe nói chuyện lịch sử và gặp gỡ nhân vật lịch sử chiếm là 3/40 chiếm 7,5%. Đứng thứ 5 là hai hình thức trị chơi lịch sử và trao đổi thảo luận. Đứng thứ 6 là dạ hội lịch sử.

Nhà trường hiểu được tâm lí HS sẽ chọn được hình thức TNST phù hợp, thu hút đơng đảo HS tham gia và từ đó đáp ứng nguyện vọng HS. Do vậy tạo được hứng thú trong quá trình tham gia TNST sẽ mang lại hiệu quả trong việc nâng cao chất lượng bộ mơn lịch sử.

Hình thức TNST HS thích tham gia nhiều nhất là tham quan lịch sử chiếm 40% nhưng số lượng HS tham gia hình thức này ở câu 3 đứng thứ 5 chiếm 50%.Tỉ lệ HS tham gia nhiều hơn so với tỉ lệ thích của HS có thể lí giải sở thích của các em. Đặc trưng mơn lịch sử là nhiều kiến thức, học sinh khơng thích học trong giờ nội khóa. Các em thích tham quan, tìm hiểu tại các di tích lịch sử hơn.Đây là hình thức hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng mơn lịch sử. Nhà trường đã rất chú trọng tổ chức hình thức TNST này. Nhưng chủ đề, nội dung của buổi tham quan phải thu hút được sự chú ýcủa các em.

Hình thức TNST được HS u thích thứ 2 là đọc sách chiếm 25%. Đọc sách là hình thức dễ tổ chức cho HS vì thế được nhà trường khai thác thường xuyên trong việc tổ chức cho HS và được HS yêu thích tham gia. Điều này lí giải chủ đề, nội dung đọc sách của nhà trường đã bám sát chương trình học, sở thích củ HS và thường xuyên mua thêm những quyển sách lịch sử mới.

Nghe kể lịch sử là hình thức TNST được HS yêu thích đứng thứ 3. Ở câu 3, nghe kể chuyện đứng thứ nhất với số HS tham gia là 87,5%, tỉ lệ thích là 12,5%. Điều này có thể lí giải như sau: Đây là hình thức dễ tổ chức nhà trường thường xuyên, nhưng chủ đề, nội dung đã bám sát chương trình học chưa để từ đó làm thay đổi suy nghĩ của HS làm cho các em thích hình thức này hơn.

Hình thức TNST HS thích đứng thứ 4 là nói chuyện lịch sử và gặp gỡ các nhân vật lịch sử. Nói chuyện lịch sử là hình thức được HS tham gia đứng thứ 2 chiếm 62,5% nhưng tỉ lệ thích 7,5%. Cũng giống như hình

thức nghe kể chuyện, nghe nói chuyện lịch sử là hình thức nhà trường thường tổ chức cho HS tham gia nhưng nhà trường phải xem lại nội dung, chủ đề của buổi chuyện lịch sử đã phù hợp với với sở thích của HS, chương trình học mơn lịch sử. Tỉ lệ tham gia và tỉ lệ thích của gặp gỡ các nhân vật lịch sử đều chiếm 7,5%. Các em được gặp trực tiếp các nhân vật lịch sử là những con người cụ thể, sống động khơng chung chung như nội khóa, do vậy đã thu hút được sự tị mị thích thú của các em. Tuy nhiên, do nhà trường thường tổ chức tại hội trường nên số HS tham gia ít.

Đứng thứ 5 là hình thức TNST trị chơi lịch sử và trao đổi thảo luận chiếm 5%. Tỉ lệ tham gia trò chơi lịch sử là 30%, trao đổi thảo luận là 55%. Câu hỏi đặt ra là tại sao số lượng HS tham gia nhiều nhưng tỉ lệ thích thì ít?. Điều này có thể giải thích như sau: Nhà trường thường xuyên tổ chức haihoạt độngTNST cho HS nhưng nhà trường chưa nhận thức được tâm lí của HS “thích khẳng định mình” đồng thời phải xem xét lại

chủ đề, nội dung, hình thức của hai hoạt động TNST trên.

Tỉ lệ tham gia của dạ hội lịch sử là 5%, tỉ lệ thích chiếm 2,5%. Đây là hình thức đứng cuối điều này cho thấy nhà trường tổ chức hình thức này quy mô nhỏ, nội dung chưa hay nên ít HS tham gia và tỉ lệ thích thấp.

Cuối câu hỏi, các em đều giải thích lí do tại sao mình thích hoạt động TNST trên. Mỗi em thích hoạt động TNST khác nhau với những lí do của mình nhưng nói chung lại các em HS thích hoạt động TNST đều muốn hiểu biết thêm về lịch sử lịch sử, quá trình dựng nước và giữ nước của những thế hệ đi trước.

Câu 5: Nhà trường em tổ chức hoạt động TNST lịch sử theo quy mô

nào?. Kết quả kháo sát học sinh chọn là:

Hoạt động TNST theo quy mô lớp được nhà trường thường xuyên tổ chức là 28/40 HS chiếm 70%. Việc tổ chức theo lớp thường do GV giảng dạy hoặc GV chủ nhiệm kết hợp cùng nhà trường, phụ huynh tổ

chức với những hình thức như trò chơi lịch sử, trao đổi thảo luận, kể chuyện lịch sử, tham quan các di tích địa phương... Thường xuyên tổ chức hoạt độngTNST sẽ tạo cho HS hứng thú trong học tập.

Tiếp là hoạt động TNST theo quy mô khối 8/40 HS chiếm 20%. Hiện nay thời gian của mơn Sử rất ít, trung bình mỗi tuần một tiết mỗi lần do đó thời gian tổ chức hoạt độngTNST rất eo hẹp nên tổ chức hoạt độngTNST cho HS gặp nhiều khó khăn: phương tiện, chi phí...

Hoạt động TNST tổ chức theo quy mơ nhóm chiếm tỉ lệ thấp nhất: 4/40 HS chiếm 10%. Thời gian tổ chức hoạt độngTNST mơn Sử là rất ít bên cạnh đó một tiết là 45 phút nên việc tổ chức hoạt động TNST theo nhóm gặp nhiều khó khăn. Giáo viên và nhà trường cần lựa chọn hình thức hoạt độngTNST cho phù hợp để học sinh tham gia đầy đủ.

Câu 6: Khi hỏi nội dung chủ đề hoạt độngTNST lịch sử tại trường

em có bám sát nội dung bài giảng khơng?.

Có 31/40 HS chiếm 77,5% HS cho rằng nội dung chủ đề. Hoạt động TNST bám sát nội dung bài giảng mà các em đã được học trên lớp. 7/40 HS chiếm 17,5% HS cho rằng chủ đề của hoạt động TNST chưa bám sát nội dung. 2/40 HS chiếm 5% HS cho rằng chủ đề hoạt động TNST không bám sát nội dung bài giảng trên lớp. Như vậy chỉ có 22,5 % HS thấy nội dung chủ đề hoạt động TNST chưa mang lại hiệu quả cao. Qua số liệu trên ta thấy nhà trường, GV đã tổ chức hiệu quả những hoạt độngTNST lịch sử bám sát chương trình học nội khóa đem lại hứng thú cho các em, góp phần nâng cao chất lượng bộ môn lịch sử trong nhà trường.

Câu 7: Theo em, hoạt động TNST đối với môn lịch sử như thế

nào?Qua khảo sát, tơi thu được kết quả như sau:

Nhìn vào bảng số liệu và biểu đồ ta thấy 100% các em cho rằng hoạt động TNST là rất cần thiết đối với mơn lịch sử. Đây cũng chính là tỉ lệ % HS rất muốn nhà trường tổ chức hoạt động TNST cho các em.

Câu 8: Em hãy kể tên các di tích lịch sử tại huyện Gia Lâm mà em

biết?. Khi khảo sát câu hỏi này tôi thu được kết quả sau:

100% các em liệt kê được các di tích lịch sử tại huyện Gia Lâm nhưng các em liệt kê thiếu. Các em chỉ liệt kê đền Gióng, đền Nguyên phi Ỷ Lan. Huyện Gia Lâm có rất nhiều di tích lịch sử trong đó tiêu biểu như: Đền thờ Cao Bá Quát, đền thờ Lê Ngọc Hân...Tại sao các em liệt kê thiếu các di tích lịch sử tại địa phương mình?. Đây là câu hỏi cần có giải đáp.

* Kết quả khảo sát ở giáo viên

Đồng thời tiến hành khảo sát ở HS, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ở GV dạy môn lịch sử lớp 7 của nhà trường với 2 phiếu phát ra và 2 phiếu thu vào. Nội dung hoạt động TNST đối với hoạt độngTNST, hình thức, thái độ của HS khi tham gia hoạt động TNST, quy mô hoạt động TNST, ý nghĩa của hoạt động TNST trong DHLS, khó khăn và thuận lợi khi thực hiện hoạt động TNST?

Qua phiếu khảo sát của GV, chúng tôi thấy cả 2 GV dạy khối 7 đều nhận thức đúng về khái niệm hoạt động TNST, 100% GV dạy khối 7 cho rằng hoạt độngTNST đối với môn lịch sử là cần thiết. Điều này chứng tỏ các GV đều nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động TNST đối với mơn học.

Trong các hình thức TNST, hai GV dạy khối 7 đều đã tổ chức các hoạt động TNST cho HS chứng tổ GV khơng chỉ giảng dạy trên lớp mà cịn tham gia các hoạt động cùng HS tuy nhiên có hình thức sau cả 2 GV đều chưa tổ chức: đọc sách, nói chuyện lịch sử, dạ hội lịch sử , trao đổi thảo luận. Những hình thức này địi hỏi GV phải đưa ra các chủ đề phù hợp với HS, chương trình, khoảng thời gian hợp lý và phải hướng dẫn HS chuẩn bị trước khi tổ chức hoạt động. Đây là những hình thức HS mong muốn tham gia nhưng do quan niệm môn sử là môn phụ nên HS cũng thiếu cộng tác với GV, GV cũng có tâm lí "ngại” tiến hành, thiếu đầu tư vào nội dung,

chủ đề các hoạt động TNST trên. Nhưng cho dù vậy chúng ta cũng phải tổ chức cho HS. Khi tổ chức GV có những hình thức khen thưởng cho HS như món q nho nhỏ, điểm tốt cho HS ...đặc biệt GV phái có thái độ nghiêm túc khi tổ chức.

Khi tham gia hoạt độngTNST, cả 2 GV nhận thấy HS khối 7 khi tham gia hoạt động trải nghiệm đều tích cực và hứng thú. Điều này cho thấy HS cũng quan tâm tới lịch sử nhưng các em muốn là lịch sử nên ”nhẹ nhàng” hơn về kiến thức, khơng máy móc, rườm rà các sự kiện. Tham gia các hoạt độngTNST các em được cung cấp những kiến thức mới, vừa học vừa chơi nên các em cảm thấy có hứng thú hơn khi học trên lớp.

Câu 5: Hai cô dạy khối 7, mỗi năm học cần tổ chức 2 lần hoạt

độngTNST môn lịch sử. Là người trực tiếp giảng dạy HS nên họ nhận thây tâm lí HS có nhu cầu tham gia hoạt động TNST. GV cho rằng một năm học cần tổ chức hai lần cho HS, không nên tổ chức nhiều mang tính chất phông trào không đem lại hiệu quả giáo dục. Nhưng mỗi buổi tổ chức hoạt động TNST phải thực hiện nghiêm túc, đúng quy định.

Theo các cô ý nghĩa của việc tổ chức hoạt độngTNST trong DHLS là HS hứng thú, tích cực học tập, khắc sâu kiến thức cho HS, HS u thích mơn lịch sử, nhận thức sâu sắc quá tình hình thành và phát triển của lịch sử Việt Nam và nhân loại. Hai GV đã nhận thức rõ được ý nghĩa của hoạt động TNST đối với môn lịch sử.

Câu 7:Chúng tôi trao đổi với thầy cô về thuận lợi và khó khăn nhất

hiện nay khi thực hiện hoạt độngTNST là gì?. Hai GV đều cho rằng thuận lợi đó là GV và HS đều thích thú và hăng hái tham gia. Đây là thuận lợi rất lớn trong việc tổ chức hoạt độngTNST thu hút HS trong DHLS. Còn về mặt khó khăn, đó là kinh phí và tổ chức. Kinh phí nhà trường chỉ hỗ trợ 1phần cịn đâu dựa vào phụ huynh HS chính vì vậy việc thu hút HS tham gia các hoạt độngTNST bị hạn chế; thời gian tổ chức hoạt động quá ít, trong

chương trình THCS trung bình mơn sử có 1 tiết/ 1 tuần, 1 tiết có 45 phút

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện gia lâm trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trung học sơ sở (Trang 40)