Đền thờ công chúa Lê Ngọc Hân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện gia lâm trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trung học sơ sở (Trang 65 - 67)

1.1.4 .Các hình thức tổ chức hoạt độngTNST trongDHL Sở nhà trường

2.1. Các di tích lịch lịch sử tiêu biể uở huyệnGia Lâm

2.1.3. Đền thờ công chúa Lê Ngọc Hân

Ninh Hiệp vốn là quê ngoại của Hoàng hậu Lê Ngọc Hân. Thờithơ ấu, Ngọc Hân rất gắn bó với làng Nành (tức Ninh Hiệp ngày nay), thường theo mẹ là Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền về thăm quê. Người con gái Thăng Long đoan trang, tài sắc này đã có vai trị tích cực trong sự nghiệp của Hoàng đế Quang Trung. Sau khi Quang Trung đột ngột băng hà (năm 1792), Quang Toản lên kế vị, nội bộ triều chính Tây Sơn rối ren. Thái sư

Bùi Đắc Tuyên lộng hành. Năm 1795, phe phái Bùi Đắc Tuyên bị dẹp, bà ra sức chèo chống, trở thành chỗ dựa của triều Tây Sơn trong cơn sóng gió. Trên văn đàn, Ngọc Hân để lại bài văn tế vua Quang Trung - Ai tư vãn nổi tiếng, thể hiện tài năng mẫn tiệp và mối tình chung thủy của bà đối với người anh hùng áo vải Quang Trung.Sau khi qua đời, bà và hai con được chôn tại bãi Cây Đại, xã Ninh Hiệp trong khoảng 40 năm (từ 1804 đến 1843). Trả thù nhà Tây Sơn, vua Thiệu Trị triều Nguyễn đã sai người đào mộ, đổ hài cốt ba mẹ con xuống sông. Thương tiếc bà, con cháu dịng họ Nguyễn Đình và nhân dân làng Nành đã lập mộ tượng trưng để tưởng niệm, thờ cúng cùng Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền.

Trên cơ sở nghiên cứu thân thế, sự nghiệp Lê Ngọc Hân, các nhà khoa học, nhà quản lý đã thống nhất xây dựng Khu tưởng niệm tại xã Ninh Hiệp để tôn vinh một danh nhân.UBND xã Ninh Hiệp đã chọn bãi Cây Đại, diện tích 1.148m2 để xây khu tưởng niệm. hương án thiết kế theo kiểu thức truyền thống với Nghi mơn Tứ trụ, tả hữu vu, chính điện của Viện Bảo tồn di tích - Bộ VH,TT&DL. Di lăng Bắc cung hồng hậu Lê Ngọc Hân (khu mộ) được tơn tạo, xây dựng và khánh thành vào tháng 2/2010, mang tên: “Di lăng Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân.”Di lăng nằm trên diện tích 286m2, thuộc khu đất bãi Cây Đại của dịng họ Nguyễn Đình. Nơi đây có mộ của Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền (thân mẫu Lê Ngọc Hân) và mộ tượng trưng Bắc Cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân cùng 2 con (năm 1842, triều Nguyễn đã cho đào hài cốt của Lê Ngọc Hân và 2 con của bà, vứt xuống sông Hồng).Di lăng Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân gồm cổng chính, lăng mộ Bắc cung Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, hoàng tử Quang Đức và công chúa Ngọc Bảo, lăng mộ Chiêu nghi Nguyễn Thị Huyền, miếu thờ Thổ Thần, nhà bia, giếng Ngọc.Hậu cung ở gian chính của đền thờ, tại bàn thờ cao nhất đặt tượng Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân, ban thờ phía trước có tượng vua Quang Trung ở giữa, hai bên là tượng hai con của vua

Quang Trung và hồng hậu Lê Ngọc; phía ngồi cùng là bàn thờ đặt các đồ thờ tự như đỉnh, chân đèn…Hai gian hai bên đặt hai ban thờ của thân phụ, thân mẫu của Bắc cung hoàng hậu Lê Ngọc Hân; hai ban thờ có ngai, bài vị và các đồ thờ khác.Hành lang có năm gian, ở hành lang bên phải được trưng bày giới thiệu về Quang Trung-Nguyễn Huệ và Lê Ngọc Hân, hành lang bên trái có bia ghi cơng đức của các tập thể và cá nhân tham gia xây dựng Khu tưởng niệm.Khu tưởng niệm được khánh thành là sự tri ân của nhân dân, đặc biệt là người dân Ninh Hiệp đối với Hoàng hậu Lê Ngọc Hân, một con người tài hoa, có nhiều đóng góp cho lịch sử dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện gia lâm trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trung học sơ sở (Trang 65 - 67)