.Khu tưởng niệm Cao Bá Quát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện gia lâm trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trung học sơ sở (Trang 67)

Danh nhân Cao Bá Quát quê ở thôn Phú Thụy (cịn có tên nơm là làng Sủi). Sinh thời ơng là học rộng, tài cao, có tài văn thơ, vua Tự Đức từng ngợi khen: “Văn như Siêu, Quát vô tiền Hán”.

Theo sử sách thì cuộc đời của Cao Bá Quát gắn liền với sự nghiệp thơ văn và cuộc khởi nghĩa Mỹ Lương. Ơng khơng chỉ là nhà thơ mà cịn là một nhà chính trị có tư tưởng tiến bộ. Với hàng ngàn bài thơ để lại cho đời, thơ của ông thể hiện lịng u nước, thương dân, sự cảm thơng sâu sắc với nỗi khổ của người nông dân.Để ghi nhớ và tri ân với bậc tài danh

lỗi lạc Cao Bá Qt ngày 06 tháng 6 năm 2010, cơng trình xây dựng nhà tưởng niệm danh nhân Cao Bá Quát đã được chính thức làm lễ khởi cơng tại Phú Thị, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Sau hơn 9 tháng, cơng trình xây dựng nhà tưởng niệm danh nhân Cao Bá Quát cũng đã hồn thành và chính thức làm lễ khánh thành vào ngày 30 tháng 3 năm 2011.Khu lưu niệm nằm tiếp giáp với quần thể di tích lịch sử văn hóa Đình- Đền - Chùa Sủi và tọa lạc theo hướng Đơng trong khơng gian mở và thống. Các hạng mục trong khu lưu niệm được quy hoạch hài hòa, tạo tác đơn giản, thiên về độ bền chắc. Khu lưu niệm hiện còn lưu giữ được nhiều di vật đồ gỗ, đồ đồng, đồ đá và các đồ thờ tự hiện trạng còn tốt.

Sáng ngày 16/3/2016, UBND xã Phú Thị tổ chức lễ đón bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hóa khu lưu niệm Danh nhân Cao Bá Quát.

2.2. Một số yêu cầu khi tổ chức hoạt động TNSTvới các di tích LSĐP tiêu biểu ở huyện Gia Lâm – Hà Nội biểu ở huyện Gia Lâm – Hà Nội

2.2.1. Tổ chức hoạt độngTNST tại các di tích LSĐP phải bám sát mục

tiêu dạy học, phát huy tính tích cực của HS

Với mục tiêulà nhằm giáo dục cho HSvề truyền thống dân tộc, của quê hương, đất nước giáo dục truyền thống cách mạng, truyền thống lịch sử, truyền thống của Đảng, từ đó khơi dậy niềm tự hào dân tộc, phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân HS, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời quan tâm, chia sẻ tới những người xung quanh,nên trước khi tiến hành ngoại khoá GV xây dựng kế hoạch, đề ra phương pháp phải bám sát mục tiêu và khi tiến hành GV cũng hướng HS theo mục đích yêu cầu đã đề ra. Thông qua việc các em tham quan học tập tại các di tích để giúp HS nắm vững các kiến thức cơ bản. Khi tiến hành GV đặt ra hàng loạt yêu cầu đòi hỏi các em làm việc và trả lời. Các yêu cầu mà HS tập trung thảo luận, tìm hiểu là, cách thức bảo vệ, trùng tu các di tích xuống cấp.Từ đó sẽ hình thành và phát triển năng lực nhận biết vấn đề,

những nhận thức đúng tạo cho các em có những ứng xử đúng ở các di tích một cách thiết thực nhất. Ví dụ, khi tham quan học tập tại đền Nguyên Phi Ỷ Lan GV và HS sẽ cùng thảo luận chủ đề mùi hương, khói sẽ tác động tới mơi trường của di tích này như thế nào và liệu nếu khơng có biện pháp chế tài cũng như ý thức của người dân và khách tham quan thì có đảm bảo cho di tích này tồn tại nguyên trạng trong tương lai được hay không.

Tổ chức hoạt độngTNST tại các di tích cần hướng HS cảm nhận được vẽ đẹp của di tích nhưng cũng thấy được vai trị của con người đối với di tích. Đặc biệt là phải đảm bảo việc gìn giữ sao cho di tích tồn tại trong một môi trường lành mạnh. HS cũng được phát biểu những cảm nhận, chính kiến về di tích và các giải pháp để chung tay cùng cộng đồng góp phần bảo vệ, trùng tu, tơn tạo di tích trước những thách thức từ tự nhiên và xã hội. Thực tế sinh động ấy cho thấy lịch sử và cuộc sống có mối quan hệ biện chứng với nhau và là động lực của nhau để cùng thúc đẩy sự phát triển của xã hội loài người.

2.2.2. Kế hoạch tổ chức hoạt độngTNST tại các di tích ở huyện Gia Lâm phải được xây dựng chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng phải được xây dựng chặt chẽ, cụ thể, rõ ràng

Bất cứ khi thực hiện một bài học lịch sử nào trước khi lên lớp GV phải đầu tư công sức vào soạn giáo án. Đối với hoạt độngTNST cũng vậy, tuy nhiên giáo án hoạt độngTNST cần xây dựng chặt chẽ hơn bởi đặc trưng của bài học hoạt động TNST là tổ chức dưới dạng tham gia tự nguyện của học sinh và không bị ràng buộc bởi thi đua, kiểm tra đánh giá và các nề nếp nội quy giờ học. Do vậy, khi xây dựng kế hoạch cho buổi ngoại khoá lịch sử tại các di tích GV phải lường trước những khó khăn, thuận lợi, phải cho HS nắm được những mục đích cũng như một số quy định cần thiết. Ví dụ: Khi tổ chức cho HShoạt động TNST tại đền Gióng ngồi xác định mục đích, u cầu GV phải liên hệ xin phép với các cơ quan chức năng như Uỷ ban nhân dân thành phố, phịng văn hố thơng tin, phịng tài ngun mơi trường và trung tâm văn hố thể thao huyện Gia Lâm để có sự hỗ trợ về một số điểm tổ

chức hoạt động trải nghiệm cũng như hình ảnh và những số liệu liên quan, thực trạng các di tích. Thơng qua kế hoạch này trước Ban giám hiệu nhà trường, tổ chuyên môn để được sự đồng thuận và góp ý xây dựng kế hoạch chặt chẽ hơn. Bên cạnh đó GV cũng hướng HS chọn học tập một số di tích tiêu biểu, GV, nhóm HS phụ trách cụ thể, rõ ràng. Thời gian dự kiến tổ chức tại các di tích; số lượng HS tiến hành hoạt động theo từng điểm di tích; số kinh phí hỗ trợ cho việc tổ chức như: nước uống, loa tay, hướng dẫn viên du lịch, in ảnh di tích xưa để HS so sánh với cùng di tích hiện tại.

2.2.3. Hoạt động TNST tại các di tích phải thu hút đơng đảo HS tham gia

Xuất phát từ nhu cầu của HS là được học tập và tận mắt chứng kiến những di tích lịch sử mà các em đã được học trong sách vở, xem trên báo đài, được thầy cô nhắc đến trong các bài giảng. Song những kiến thức ấy cũng chỉ mang tính lý thuyết do vậy HS rất hứng thú khi được tham gia hoạt động trải nghiệm tại các di tích mà mình u thích và cần tìm hiểu thêm. Để nâng cao hiểu biết của các em, GV chọn những di tích tiêu biểu và xác định mục đích cụ thể sao cho nội dung của buổi hoạt động trải nghiệm đó gắn với thực tế hơn. Như vậy HS sẽ thấy hoạt động mà mình tham gia rất có ý nghĩa. Thơng thường trước khi tổ chức hoạt động trải nghiệm giáo viên phải thông báo nội dung kế hoạch và cho phép HS đăng ký trước để tham gia với tinh thần tự nguyện. Đối với hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm mơn lịch sử với các di tích để tạo ấn tượng cho HS tự nguyện tham gia GV cần cung cấp thơng tin về di tích, nêu rõ nội dung của buổi hoạt động và thường đưa cho các em một số thơng điệp, một số câu hỏi mang tính nêu vấn đề gây sự tị mị và nhu cầu cần tìm hiểu của các em. Ví dụ: Cảnh quan của di tích, các trị chơi khi tham quan di tích, con số đáng báo động và tiếng kêu cứu của các di tích... Bên cạnh đó, thơng qua các đồn thể đặc biệt là đồn thanh niên và GV bộ môn lịch sử để chỉ rõ nghĩa vụ và lợi ích của hoạt động ngoại khố này. Đồng thời, GV cũng chỉ rõ mục đích yêu cầu của buổi hoạt động là giáo dục ý thức bảo vệ các di tích lịch sử của HS. Những hỗ trợ của nhà trường

và chính quyền cho buổi ngoại khoá như nước uống, vé vào cửa, quà lưu niệm.... Ngoài ra, cũng đặt vấn đề với chính quyền địa phương nếu thơng qua buổi hoạt động em nào có ý tưởng sáng tạo trong việc khắc phục những ảnh hưởng mơi trường, con người…sẽ được chính quyền, nhà trường khen thưởng

2.2.4. Tổ chức hoạt độngTNST về các di tích ở khu lịch sử phải phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho HS tính tích cực, tạo hứng thú cho HS

Gắn với phong trào “Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích

cực” do Bộ giáo dục đào tạo phát động. Những năm gần đây các trường phổ

thơng đều có kế hoạch và tổ chức học tập, chăm sóc các di tích lịch sử văn hóa, di tích cách mạng ở địa phương, góp phần làm cho di tích ngày càng khang trang hơn. Đó là cơ sở để phát huy giá trị của các di tích dân tộc, văn hóa và cách mạng cho cuộc sống của cộng đồng ở địa phương. Đây chính là các hoạt động phát huy tính tích cực của HS trong việc tự giáo dục và góp phần bảo tồn, phát huy truyền thống văn hóa, lịch sử của địa phương và quốc gia trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Do đó, khi tổ chức hoạt động hoạt động trải nghiệm ở các di tích GV phải thực sự phát huy tính tích cực, tạo hứng thú cho HS khi đưa ra hàng loạt các câu hỏi gợi mở, các em sôi nổi và mạnh dạn hơn, em nào cũng muốn thể hiện khả năng của mình. Đối với các di tích tiêu biểu ở huyện Gia Lâm GV cần khơi dậy cho HS những nhân tố mang tính thời sự nhưng đồng thời cũng mang tính khoa học để khơi dậy HS tìm hiểu, cảm nhận và đưa ra những chính kiến của mình. Chắc chắn sẽ có những cảm nhận của các em chưa chính xác hoặc chưa phù hợp với điều kiện hiện nay, các em rất thoải mái khơng gị bó như những tiết học trên lớp bởi các quy định của tiến trình tổ chức một bài giảng. Tất cả những điều đó sẽ tạo nên những đam mê và định hướng cho nhiều em sau này sẽ tham gia vào các hoạt động xã hội nhất là hoạt động trong ngành văn hoá, lịch sử.

2.2.5. Tổ chức trong khoảng thời gian nhất định, phải tiết kiệm, an toàn mà hiệu quả cao mà hiệu quả cao

Để tổ chức thành công buổi hoạt độngNTST tại các di tích ở khu phố cổ GV chọn các di tích ở gần nhau như vậy có thể tránh phải tiến hành một cách dàn trãi tốn nhiều thời gian. Ví dụ: có thể chọn 4 di tích cho 1 buổi hoạt động hoạt động gồm: đền Gióng, đền Nguyên Phi Ỷ Lan, khu tưởng niệm công chúa Lê Ngọc Hân, khu tưởng niệm Cao Bá Quát. Đây là 4 di tích chứa đựng khá đầy đủ những yếu tố của của một di tích tiêu biểu và cũng ở đây hàng ngàn lượt người vào tham quan, nghiên cứu và thể hiện đời sống tâm linh của mình. Vì vậy, chọn để HS tham quan hoạt động là phù hợp đồng thời cũng đạt được mục đích đề ra.

Khi tổ chức GV phải đề xuất và tranh thủ các ý kiến với các cơ quan quản lý mà cụ thể là Ủy ban nhân dân thành phố, Trung tâm văn hoá thể thao, phịng văn hố thơng tin huyện Gia Lâm để được cấp giấy vào tổ chức hoạt động trải nghiệm ở các di tích miễn phí, ngồi ra cịn được cấp thêm kinh phí để hoạt động. Các em cũng được phân công mang theo nước uống và phải đảm bảo khơng xã rác ra các di tích. Ăn mặc phải lịch sự vì sẽ vào các Chùa (nơi có quy định bắt buộc về cách ăn mặc). GV qui định thời gian và địa điểm tập trung, phân cơng nhóm trưởng các nhóm và giao nhiệm vụ chuẩn bị trước khi tiến hành hoạt động trải nghiệm.

Mặc dù chỉ tiến hành di tích đền thờ công chúa Lê Ngọc Hân song buổi hoạt động vẫn đạt được hiệu quả cao. Bởi vì, tại đây các em sẽ tận mắt chứng kiến di tích, được nghe nhưng câu chuyện lịch sử, truyền thống tự hào của dân tộc.....

2.3. Quy trình tổ chức các hoạt động TNST cho học sinh THCS với các di tích LSĐP ở huyện Gia Lâm – Thành phố Hà Nội

2.3.1. Quy trình tổ chức hoạt động TNST trong dạy học Lịch sử

Bước 1. Chọn đề tài (đặt tên) và xác định mục tiêu của bài trải nghiệm sáng tạo.

Ở bước này, cả giáo viên và học sinh cùng đề xuất, chọn đề tài và mục đích của bài học. Cơng việc của giáo viên: Tìm trong chương trình lịch

sử địa phương các chủ đề nội dung cơ bản có liên quan hoặc có thể liên hệ vào thực tiễn. Giáo viên phân chia lớp thành các nhóm, hướng dẫn người học đề xuất, xác định chủ đề, định hướng cho học sinh về mục đích bài học.

Công việc của học sinh: Tùy trong trường hợp thích hợp, sáng kiến về việc xác định đề tài có thể xuất phát từ học sinh. Học sinh lắng nghe và tiếp thu những gợi ý, định hướng về đề tài của giáo viên, của nhóm làm việc. Bước 2. Xây dựng đề cương bài lịch sử

Đây là bước chuẩn bị của giáo viên và học sinh trƣớc khi bắt tay vào tổ chức hoạt động học tập trải nghiệm. Công việc của giáo viên: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh xác định: nội dung và phương pháp, phương tiên ̣, hình thức trải nghiệm, thời gian dự kiến, nguồn tài liệu, kinh phí thực hiện. Giáo viên có thể hướng dẫn học sinh xây dựng “ bộ câu hỏi khung” liên quan đến những vấn đề của bài trải nghiệm.

Công việc của HS: Sau khi đã được phân cơng vào các nhóm, các nhóm thống nhất kế hoạch cụ thể thực hiện nhiệm vụ. Giáo viên hướng dẫn, gợi ý học sinh cách thức thực hiện một số nhiệm vụ sau: - Cách thu thập thông tin: Lấy ở đâu? Lấy bằng cách nào? Phương tiện gì? - Cách xử lý thông tin: lựa chọn thơng tin có giá trị phải đảm bảo độ tin cậy và có ý nghĩa. - Cách tổng hợp và trình bày kết quả: bố cục, nội dung, hình thức trình bày sản phẩm.

Bước 3. Thực hiện hoạt động

Công việc của giáo viên: Gặp gỡ thường xuyên các nhóm để biết rõ tiến trình làm việc của từng nhóm, kịp thời giúp đỡ và điều chỉnh những vướng mắc của các nhóm.

Cơng việc của học sinh: Thực hiện hoạt động theo nội dung Bước 4. Trình bày sản phẩm.

Kết quả của việc học tập trải nghiệm sáng tạo có thể được viết dưới dạng ấn phẩm (bản tin, tập san, báo, áp phích, thu hoạch, báo cáo…) và có thể được trình bày trên power point, được thiết kế thành các đoạn phim,

video…

Bước 5. Đánh giá kết quả hoạt động trải nghiệm.

Công việc của học sinh: Các nhóm trình bày kết quả thực hiện của nhóm mình. Các nhóm khác theo dõi, thảo luận, trao đổi, nhận xét, đóng góp ý kiến về kết quả làm việc của nhóm bạn. Học sinh các nhóm đánh giá lẫn nhau và tự đánh giá kết quả của nhóm mình.

Công việc của giáo viên:

- Giáo viên nhận xét quá trình thực hiện hoạt động và sản phẩm của mỗi nhóm.

- Giáo viên rút kinh nghiệm qua việc thực hiện hoạt động của các nhóm - Giáo viên lưu kết quả hoạt động vào hồ sơ của học sinh

2.3.2. Công tác chuẩn bị

* Đối với GV và cán bộ phụ trách:

Thứ nhất, cần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trị của hoạt động TNST

với các di tích . Mỗi GV cần nhận thức một cách đúng đắn mục tiêu giáo dục hiện nay nhà trường phổ thông là “... giúp học sinh phát triển toàn diện về

đạo đức, trí tuệ, phẩm chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Muốn nâng cao

nhận thức, bản thân GV phải tự học tự rèn, trau dồi chuyên môn và không ngừng sáng tạo trong giảng dạy. Bên cạnh đó, muốn nâng cao vị trí vai trò và tầm quan trọng của giáo dụcGV cần phải thơng qua nhiều hình thức hoạt động khác nhau như: Tổ chức các buổi sinh hoạt chính trị, tổ chức các buổi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo với di tích ở huyện gia lâm trong dạy học lịch sử việt nam lớp 7 trung học sơ sở (Trang 67)