CHƯƠNG II: THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở NHẬT BẢN
2. Thực trạng TMĐT ở Nhật Bản
2.2.1. Quy mô và cơ cấu thị trường
TMĐT B2B đó thu hút được nhiều sự quan tâm chú ý ở Nhật Bản. Nó được xem như một lực lượng chủ đạo trong việc đã phục hồi nền kinh tế Nhật Bản ở giai đoạn trì trệ, nâng cao khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp Nhật Bản trên thị trường thế giới .
TMĐT B2B là một phương tiện được thực hiện thông qua Internet để nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của các doanh nghiệp, giúp cho các công ty tạo ra được các cơ hội kinh doanh cho mình, cũng như dễ dàng hơn trong việc đánh giá chính xác nhu cầu người tiêu dùng, giảm tối thiểu được các bản kiểm kê hàng và tất nhiên là giảm được các chi phí liên quan. Không những thế nó còn tạo ra được mối quan hệ ổn định giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng và là một phương tiện huy động vốn rất có hiệu quả cho các doanh nghiệp.
Theo điều tra của hiệp hội xúc tiến thương mại Nhật Bản ( ECOM ) , trong vòng 9 tháng ( từ tháng 4 đến tháng 12 năm 2002 ) có 350 doanh nghiệp tham gia vào TMĐT được công bố trên Internet, báo, tạp chí và các phương tiện thông tin khác. Con số này hiện nay đã lên tới hơn 2000 doanh nghiệp tăng rất nhiều so với năm 1999 (295 doanh nghiệp ).
Năm 2000 cũng là năm xuất hiện thị phần điện tử ( E – marketshare) trên thị trường TMĐT . Điều này cũng làm cho giao dịch TMĐT B2B trở nên dễ dàng hơn đặc biệt là đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ .
ECOM đó tiến hành điều tra quy mô thị trường TMĐT B2B cùng với bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp Nhật Bản (METI) và đã đưa ra kết quả tổng doanh số của thương mại điện tử B2B đạt 125 nghìn tỷ yên vào năm 2006, dự đoán đến năm 2010 sẽ là 205 tỷ Yên. Con số trên có thể nói TMĐT B2B đã ăn sâu vào thị trường Nhật Bản.
Ngày 13/3/2002 tại Tokyo, công ty công nghệ thông tin lớn nhất thế giới IBM Japan phối hợp với hiệp hội các nhà sản xuất điện tử Nhật Bản xây
44
dựng một “cơ sở hạ tầng áp dụng chung” (CAI-Comon Application Infrastructure) cho hệ thống TMĐT B2B trong ngành sản xuất điện tử ở Nhật Bản. Hệ thống này ra đời với mong muốn sẽ rút ngắn được quá trình thực hiện TMĐT. ”cơ sở hạ tầng ứng dụng chung” sẽ quy định những tiêu chuẩn đặc trưng về TMĐT B2B và một số ứng dụng khác thông qua việc điều hành quá trình giao dịch trên Internet. Đây là một mạng lưới thông tin liên kết các nhà kinh doanh trong ngành điện tử với nhau. Mạng bắt đầu hoạt động vào 10/2002 và chịu sự quản lý bởi trung tâm JNX- do viện nghiên cứu điện tử Nhật Bản thiết lập. Bằng cách tiếp cận với JNX các nhà kinh doanh có thể thực hiện trao đổi thông tin một cách hiệu quả và chính xác, bao gồm các giao dịch như: đặt, thiết kế và chuyển giao dữ liệu với nhiều nhà máy qua mạng.
Thông qua hình thức này, các nhà sản xuất điện tử hay các linh kiện điện tử sẽ dễ dàng tiếp cận với bạn hàng, đạt được hiệu quả kinh doanh cao với chi phí giảm đáng kể. Đã có 50 hãng kinh doanh ở Nhật Bản đó sử dụng JNX. Trong tương lai, hình thức này sẽ được mở rộng sang một số lĩnh vực khác như: các nhà xây dựng, các nhà sản xuất máy công nông nghiệp, nguyên vật liệu thô, tài chính, phân phối và giáo dục…
Các ngành chiếm thị phần lớn trong thị trường TMĐT B2B ở Nhật vẫn là những ngành khá nổi tiếng , phải kể đến là các sản phẩm thiết bị điện tử và công nghệ thông tin, công nghiệp ôtô và máy móc công nghiệp, máy móc chính xác.Ngành sản xuất đồ điện tử và công nghiệp ôtô là hai ngành chiếm tỷ trọng rất cao 31% và 23.46% với tốc độ tăng trưởng ổn định. Tỷ lệ TMĐT hóa của hai ngành này cũng chiếm vị trí tiên phong là 46.7% và 49.7%, tiếp theo đó là dệt may 27.6%, sản xuất giấy và đồ dùng văn phòng 27.2%, ngành giao thông du lịch 23.5%
45
Bảng 8 : Cơ cấu mặt hàng trên thị trường B2B Nhật Bản 2001-2006
Nguồn : ECOM 2007 Anouncement TMĐT phát triển mạnh trong các lĩnh vực tài chính, bảo hiểm, truyền thông ,dịch vụ phần mềm ,máy móc chính xác... là những ngành khá nhạy bén với sự phát triển của khoa học công nghệ và truyền thông. Trong khi đó TMĐT lại ít tăng trưởng trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, mỏ...
Bảng 9: Biểu đồ thị trường TMĐT B2B ở Nhật Bản và Mỹ 2006 Quy mô thị trường Tỷ lệ TMĐT hóa
Nguồn: METI Press Release 2007 *Value of EC(narrow): Giá trị TMĐT theo nghĩa hẹp
Value of EC( broad): Giá trị TMĐT theo nghĩa rộng
EC Ratio= EC Transaction volume/ Total volume of B2B: Tỷ lệ TMĐT hóa Nhìn trên biểu đồ ta có thể thấy tỷ lệ TMĐT hóa B2B ở Nhật Bản lớn
46
gấp đôi so với ở Mỹ. Thị trường TMĐT B2B theo nghĩa hẹp của Mỹ là 92 nghìn tỷ Yên và theo nghĩa rộng là 189 nghìn tỷ Yên. Trong khi con số này tương ứng ở Nhật Bản là 140 nghìn tỷ Yên và 224 nghìn tỷ Yên. Những con số này có thể tính chuyển đổi sang tỷ lệ TMĐT hóa B2B ở 2 quốc gia, tỷ lệ TMĐT hóa của Nhật cao gần gấp đôi tỷ lê TMĐT hóa của Mỹ theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp,từ đú cú thể thấy rừ TMĐT B2B ở Nhật Bản rất và đang phát triển ngày càng nhanh, mạnh.