Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử ở Nhật Bản

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại điện tử ở nhật bản và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 67 - 69)

2.2.3 .Các doanh nghiệp tiêu biểu

2.4. Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử ở Nhật Bản

Cùng với sự phát triển của TMĐT, hợp đồng điện tử ngày càng được sử dụng nhiều hơn bởi những tiện ích mà nó mang lại: giảm chi phí, tiết kiệm thời gian, khả năng phản hồi nhanh chóng, cải thiện chất lượng dịch vụ, giảm công việc giấy tờ… do đó là tăng tính tự động hóa. Với hợp đồng điện tử , TMĐT cải thiện năng suất và tăng tính cạnh tranh lên rất nhiều bằng việc tạo ra hướng đi tới thị trường toàn cầu với hàng triệu người tiêu dùng và hàng ngàn sản phẩm dịch vụ một cách nhanh nhất. Tuy nhiên hợp đồng điện tử khơng phải khơng có những mặt trái của nó mà chủ yếu là từ những rủi ro mất an tồn thơng tin trong mơi trường tự động hóa cao.

Nhận thức rõ được điều này, chính phủ và các doanh nghiệp Nhật Bản đã có những bước đi hợp lý để việc sử dụng hợp đồng điện tử được thuận tiện mà an toàn. Đầu tiên là phải kể đến việc ban hành Luật về hợp đồng điện tử (1/4/2001) đã tạo ra hành lang pháp lý rõ ràng cho các bên liên quan trong lĩnh vực này. Luật Hợp đồng điện tử của Nhật Bản có những quy định cần lưu ý đó là:

 Thời gian hợp đồng hình thành: là khi thư thơng báo chấp nhận đến và lưu vào hòm thư hay một thiết bị sử dụng để nhận thư của bên đối tác và với hình thức có thể đọc được.

- Nếu sau khi nhận thư mà hệ thống thông tin của bên nhận bị hỏng thì hợp đồng vẫn coi như được hình thành. Tuy nhiên, nếu thư khơng đến được hịm thư của người nhận là do lỗi kỹ thuật của bên gửi thì hợp đồng coi như chưa hình thành.

62

- Thư phải trong tình trạng có thể đọc được tức là thư khơng bị bóp méo nội dung hay khơng bị mã hóa mà người nhận khơng thể giải mã được.

 Trường hợp có kẻ giả danh một bên để ký kết hợp đồng:

- Nếu giữa hai bên mua bán khơng có thỏa thuận trước về nhận dạng danh tính (thường là trong trường hợp mua bán một lần) thì hợp đồng được coi như chưa hình thành. Nếu đã có thỏa thuận trước( mua bán nhiều lần) về nhận dạng danh tính thì việc hợp đồng hình thành hay chưa cịn phụ thuộc vào tình trạng máy nhận dạng.

- Nếu là giữa người sử dụng thẻ và công ty phát hành thẻ thì trách nhiệm chịu chi phí sẽ do người sử dụng thẻ chi trả nếu người giả danh là người nhà hay lỗi rị rỉ thơng tin là của người sử dụng thẻ.

- Nếu là giữa người sử dụng dịch vụ và ngân hàng trực tuyến thì điều khoản hợp đồng bị rị rỉ vẫn coi là có giá trị nếu như lỗi đó là do hệ thống bảo mật của ngân hàng.

 Nếu cơ quan chứng thực chữ ký số phát hành chứng thực sai, hay do lỗi xử lý thông tin không đầy đủ gây thiệt hại cho bên thứ 3 thì cơ quan chứng thực phải hồn tồn chịu trách nhiêm về mọi tổn thất.

 Biện pháp bảo vệ người tiêu dùng:

- Trong giao dịch điện tử B2C, nếu một công ty không dùng các biện pháp để xác nhận đặt hàng của khách hàng thì một đơn đặt hàng khơng phù hợp( do lỗi sơ ý của khách hàng) bị coi là khơng có hiệu lực.Trái lại nếu cơng ty đã dùng các biện pháp để xác nhận đặt hàng thì cơng ty có thể tuyên bố hợp đồng là có hiệu lực.

- Trong Thương mại trực tuyến, một cơng ty phải hồn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu khơng có sự chỉ dẫn phù hợp cho khách hàng khi truy cập trang web, dẫn đến một cái nhấp chuột có thể mang lại một bản hợp đồng có hiệu lực ( hợp đồng trái với mong muốn của khách hàng )hay làm khách hàng khó khăn trong việc kiểm tra và đính chính nội dung yêu cầu

63

của họ.

Ngồi ra cịn một số luật có liên quan đến hợp đồng điện tử tại Nhật Bản:

 Luật về Tài liệu điện tử (12/2004): Luật đề cập đến việc sử dụng công nghệ thông tin để lưu trữ tài liệu trong doanh nghiệp tư nhân. Luật đã xác nhận tài liệu điện tử như là tài liệu thay thế hợp pháp cho các tài liệu bằng văn bản giấy.

 Luật sử dụng công nghệ thông tin để gửi và nhận tài liệu (12/2000):là luật chung coi tài liệu điện tử có vị trí như lài tài liệu văn bản giấy nếu như các bên giao dịch đồng ý.

 Luật về hợp đồng điện tử tiêu dùng (6/2001): Luật cung cấp các điều khoản đặc biệt để tăng cường bảo vệ người tiêu dùng trong các giao dịch được thực hiện bằng hợp đồng điện tử.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại điện tử ở nhật bản và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)