Thị trường B2B ở Nhật Bản là vô cùng to lớn và nhiều tiềm năng, chiếm đến 90% tổng khối lượng giao dịch của thị trường TMĐT cả nước10. Ngay từ khi mới hình thành, rất nhiều doanh nghiệp đã nhìn thấy lợi ích của việc triển khai TMĐT trong sản xuất kinh doanh nên họ nhanh chóng đầu tư cho lĩnh vực này. Thêm vào đó với hạ tầng kỹ thuật hiện đại bậc nhất thế giới cộng với sự quan tâm đầu tư của chính phủ, hành lang pháp lý được đặt nền móng ngay từ ban đầu đã tạo điều kiện rất nhiều cho các doanh nghiệp trong việc ứng dụng TMĐT.
Đã có rất nhiều các cơng ty bán lẻ của Mỹ như Best Buy, Home Depot,Target…ra nhập vào thị trường Nhật Bản và xây dựng rất nhiều chi nhánh.Họ cố gắng làm theo những gì họ đã làm ở Mỹ,ví như Wal-Mart có 90% mặt hàng của mình từ các nhà sản xuất địa phương. Một trong những lợi thế cạnh tranh lớn của Wal-Mart chính là có mối liên kết chặt chẽ với các nhà cung cấp. Tuy nhiên điều này không giống với ở Nhật Bản và họ đã thất bại khi ra nhập thị trường này. Nhật Bản có một hệ thống phân phối hoàn toàn khác- hầu hết các nhà bán lẻ lấy hàng hóa từ nhà phân phối chứ không trực tiếp từ nhà sản xuất. Việc có nhiều tầng phân phối làm cho TMĐT không phát huy hiệu quả một cách tối đa.
47
Các công ty Nhật Bản chú trọng hơn vào đầu tư công nghệ, bảo mật,..trong mạng lưới đối tác thân thiết hơn là cho thị trường mở bên ngoài. Điều này là do một phần tư tưởng quản lý chú trọng vào mối quan hệ đối tác lâu dài.
Nhật Bản có một cấu trúc trường rất đặc biệt, đó là một hệ thống các tập đồn (keiretsu) được thiết lập vơ cùng chặt chẽ. Vậy nên Nhật Bản có cơ sở quản lý để tiến hành TMĐT trên quy mơ lớn mang tính tập đồn. Các tập đồn này có khá nhiều lợi thế khi triển khai TMĐT. Các tập đồn lớn có mối quan hệ chặt chẽ với các đối tác và tin tưởng lẫn nhau là một yếu tố quyết định hàng đầu để sử dụng EDI và Extranet. Đây chính là lý do giải thích cho việc triển khai EDI rất thành công ở Nhật. Các tập đoàn lớn đã phát triển những hệ thống được xây dựng của chính cơng ty mình cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong cùng một tập đoàn và hệ thống EDI của công ty cũng được thay đổi thành hệ thống Web-EDI mà ngay cả những doanh nghiệp nhỏ và vừa cũng rất dễ sử dụng. Điều này đã giúp thúc đẩy các doanh nghiệp nhỏ và vừa đưa và vận dụng và phát triển TMĐT.
Việc cung cấp các dịch vụ trong giao dịch B2B, nhờ các tác dụng như tác dụng của việc trao đổi các dữ liệu điện tử EDI, tác dụng kết nối với ERP mà các doanh nghiệp đã có thể cung cấp thêm nhiều dịch vụ giá trị gia tăng. Những doanh nghiệp ứng dụng hoàn thiện trao đổi dữ liệu điện tử EDI đã chuẩn bị trước một cách kĩ lưỡng với các đối tác có khả năng giảm đi những phiền hà của việc ứng dụng hệ thống.
Để phát triển TMĐT B2B thì nhân tố tài chính là vơ cùng quan trọng. Ở Nhật Bản, các quỹ đầu tư mạo hiểm, incubators, các nhà đầu tư, quỹ tài chính…tuy so với Mỹ thì cịn ít hơn cả về số lượng lẫn quy mơ đầu tư song nhìn chung đã được hình thành từ khá sớm và đóng góp rất nhiều cho TMĐT ngày nay. Vài năm trở lại đây có một xu hướng phát triển sinh ra từ cạnh tranh trong lĩnh vực TMĐT đó là việc ra đời các incubator cùng với việc
48
thành lập các tập đoàn lớn và xu hướng sáp nhập giữa các công ty trên các lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông, ngân hàng: SoftBank và Internet Initiative Japan Inc. (IIJI), E-Trade Japan và Yahoo! Japan. Softbank và Orix, Softbank và Nippon Credit Bank, Toyota và IIJI…Còn khá nhiều các incubators cũng đã thâm nhập vào Nhật Bản: Sunbridge Group, J-speed Ventures, và WebEggs…