Nhận thức về TMĐT

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại điện tử ở nhật bản và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 83 - 84)

2.1 .Về phát triển nguồn nhân lực

2.1.1. Nhận thức về TMĐT

Hiện nay mức độ nhận thức của người dân Việt Nam đối với hoạt động TMĐT vẫn còn thấp. Xét trên bình diện tồn quốc, vẫn chưa hình thành được nhận thức về TMĐT như một hình thái hoạt động trong xã hội. Hầu hết mọi người vẫn chỉ coi TMĐT là việc buôn bán qua mạng và chưa coi TMĐT là một lĩnh vực kinh doanh của mình. Theo đánh giá chung thì hoạt động phổ biến kiến thức, nâng cao nhận thức về TMĐT cho người dân là hoạt động có tính chất quyết định, nhất là trong giai đoạn đầu đưa TMĐT vào đời sống kinh tế. Hiện nay không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả các quốc gia được coi là tiên tiến trên thế giới, hoạt động nhằm nâng cao nhận thức về TMĐT cho người dân vẫn được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.

Đối với Việt Nam không phải bây giờ hoạt động này mới được triển khai. Tuy nhiên trước đây do nhận thức chưa đầy đủ nên các hoạt động phổ cập kiến thức về TMĐTthông qua các phương tiện thông tin đại chúng chỉ nghiêng nhiều về quảng cáo hoặc có chăng chỉ đề cập đến TMĐT ở một phương diện nào đó. Để có thể tạo ra được một cái nhìn chính xác và đầy đủ về TMĐT cho mỗi người dân, chúng ta cần phải thực hiện một số các biện pháp cụ thể sau:

- Cùng với q trình phát triển văn hóa, giáo dục, Chính phủ cần quan tâm triển khai các chương trình nâng cao nhận thức về TMĐT cho người dân, xây dựng và tổ chức các chương trình đào tạo cấp tốc đội ngũ chuyên gia tin

78

học và TMĐT.

- Đưa các kiến thức về TMĐT vào chương trình giáo dục tại các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp và dạy nghề, đặc biệt quan tâm ở các trường thuộc khối kinh tế , công nghệ thông tin.

- Phổ biến rộng rãi các kiến thức về TMĐT trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền hình. Có các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ cho các công tác biên soạn và phát hành các tài liệu có liên quan đến TMĐT.

- Có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp trong và ngoài quốc doanh sử dụng TMĐT trong giao dịch kinh tế để từ đó họ thấy được bản chất và lợi ích của việc sử dụng TMĐT trong hoạt động kinh doanh của mình.

- Nội dung của tất cả các hoạt động phổ biến kiến thức về TMĐT phải đặt ra yêu cầu là đề cập một cách rõ ràng và hoàn chỉnh về TMĐT. Những nội dung thông tin cung cấp phải chứa đựng đầy đủ về các mặt như: quy định về luật pháp, những yêu cầu về mặt thiết bị, công nghệ, yêu cầu về kỹ năng sử dụng, cách thanh tốn…tránh tình trạng cung cấp thông tin một cách không đầy đủ gây nên việc lúng túng khi áp dụng trong thực tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thương mại điện tử ở nhật bản và bài học kinh nghiệm đối với việt nam (Trang 83 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)