Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam (Trang 81 - 85)

2.2. Cơ chế áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam

2.2.3.Biện pháp tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam

Theo quy định tại Hiệp định, khi một đối tƣợng nộp thuế là đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam, có thu nhập từ Nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam và đã nộp thuế tại nƣớc này (theo quy định của Hiệp định và Luật pháp nƣớc đó), Việt Nam vẫn có thể có quyền thu thuế đối với các khoản thu nhập này nhƣng đồng thời Việt Nam cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần để đối tƣợng nộp thuế đó khơng bi nộp thuế hai lần.

Hiện nay tại Việt Nam, có 3 biện pháp tránh đánh thuế hai lần sau đây:

 Biện pháp khấu trừ thuế

 Biện pháp khấu trừ số thuế khoán

 Biện pháp khấu trừ gián tiếp

Sau đây, tác giả sẽ đi vào phân tích cụ thể từng biện pháp nêu trên để thấy rõ những cách thức mà Việt Nam thực hiện để tránh đƣợc vấn đề đánh thuế hai lần trong trƣờng hợp một đối tƣợng nộp thuế đã nộp thuế tại Nƣớc ký kết hiệp định với Việt Nam theo Luật pháp nƣớc đó và theo Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà hai bên đã ký kết, nhƣng Việt Nam vẫn thu thuế của đối tƣợng này theo quyền hạn của mình đƣợc quy định trong Hiệp định.

2.2.3.1. Biện pháp khấu trừ thuế

Trƣờng hợp một đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam có thu nhập và đã nộp thuế tại Nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế thì khi đối tƣợng cƣ trú này kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế đã nộp ở Nƣớc ký kết sẽ đƣợc khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trƣờng hợp, số thuế đƣợc khấu trừ không vƣợt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ Nƣớc ký kết theo Luật thuế Việt Nam.

Ví dụ 1: Cơng ty V của Việt Nam có một cơ sở thƣờng trú tại Lào. Trong năm 2009, cơ sở thƣờng trú này đƣợc xác định có khoản thu nhập là 100.000 đơ la Mỹ. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - Lào (khoản 1, Điều 7: Lợi tức kinh doanh), cơng ty V có nghĩa vụ nộp thuế thu nhập theo Luật thuế Lào đối với số thu nhập đƣợc xác định của cơ sở thƣờng trú này (thuế suất 25%). Trong trƣờng hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam nhƣ sau:

- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào): 100. 000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ

- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam): 100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đơ la Mỹ

- Số thuế cịn phải nộp tại Việt Nam:

25.000 đô la Mỹ - 25.000 đơ la Mỹ = 0 đơ la Mỹ

Ví dụ 2: Cũng với ví dụ 1 nêu trên, giả sử công ty V là công ty liên doanh và đƣợc hƣởng mức thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp tại Việt Nam là 20%. Khi dó, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế đã nộp tại Lào của công ty V ở Việt Nam nhƣ sau:

- Xác định số thuế đã nộp tại Lào (theo Luật thuế Lào): 100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ

- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam): 100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ

Số thuế tối đa đƣợc khấu trừ tại Việt Nam: 20.000 đô la Mỹ

Trong trƣờng hợp này, công ty V đƣợc khấu trừ 20.000 đô la Mỹ trong tổng số 25.000 đô la Mỹ tiền thuế đã nộp tại Lào. Phần chênh lệch 5.000 dô la Mỹ

(25.000 đô la Mỹ - 20.000 đô la Mỹ) không đƣợc khấu trừ vào số thuế thu nhập đối với thu nhập từ trong nƣớc (nếu có) của cơng ty V.

2.2.3.2. Biện pháp khấu trừ số thuế khoán

Trƣờng hợp một đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam có thu nhập và phải nộp thuế tại Nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam (theo mức thuế đƣợc miễn hoặc giảm nhƣ một ƣu đãi đặc biệt), nếu tại Hiệp định, Việt Nam cam kết thực hiện Biện pháp khấu trừ số thuế khốn thì khi đối tƣợng cƣ trú đó kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số tiền thuế khoán sẽ đƣợc khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trƣờng hợp số tiền thuế khốn đƣợc khấu trừ khơng vƣợt qúa số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nƣớc ngoài theo Luật thuế Việt Nam.

Số thuế khoán là số thuế lẽ ra đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam phải nộp tại Nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam trên khoản thu nhập phát sinh tại Nƣớc ký kết đó, nhƣng theo quy định tại Luật của Nƣớc ký kết đó đƣợc miễn hoặc giảm nhƣ một biện pháp ƣu đãi đặc biệt.

Ví dụ: Cơng ty X của Việt Nam có một cơ sở trƣờng trú tại U-dơ-bê-ki- xtăng. Trong năm 2009, cơ sở thƣờng trú này đƣợc xác định có khoản thu nhập là 100.000 đô la Mỹ. Theo quy định tại Luật thuế U-dơ-bê-ki-xtăng, khoản thu nhập này đƣợc miễn thuế nhƣ một biện pháp ƣu dãi đặc biệt (trƣờng hợp không đƣợc miễn, sễ phải nộp thuế với mức thuế suất 33%). Cơng ty X có nghĩa vụ nộp thuế tại Việt Nam theo mức thuế suất 25%. Theo quy định tại Hiệp định Việt Nam - U-dơ- bê-ki-xtăng (Khoản 5, điều 24: Xóa bỏ việc định thuế hai lần).

Việt Nam có nghĩa vụ khấu trừ số thuế khoán (tức là số thuế đáng ra đã phải nộp nhƣng đƣợc miễn tại U-dơ-bê-ki-xtăng). Trong trƣờng hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ số thuế khốn của cơng ty X ở Việt Nam nhƣ sau:

- Xác định số thuế khoán tại U-dơ-bê-ki- xtăng (theo Luật thuế U-dơ-bê-ki- xtăng):

100.000 đô la Mỹ x 33% = 33.000 đô la Mỹ

- Xác định số thuế phải nộp tại Việt Nam (theo Luật thuế Việt Nam); 100.000 đô la Mỹ x 25% = 25.000 đô la Mỹ

Nhƣ vậy, công ty Q trên thực tế không phải nộp thuế nhƣng đƣợc coi nhƣ đã nộp 25.000 đô la Mỹ (trong tổng số 33.000 đô la Mỹ tính theo Luật thuế U- dơ-bê-

ki-xtăng trƣớc khi đƣợc hƣởng ƣu đãi) và đƣợc trừ số thuế này vào thuế phải nộp tại Việt Nam (tức là không phải nộp thuế tại Việt Nam).

2.2.3.3. Biện pháp khấu trừ gián tiếp

a) Trƣờng hợp một đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam có thu nhập từ Nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam mà khoản thu nhập này đã chịu thuế thu nhập công ty trƣớc khi đƣợc chia cho đối tƣợng đó và tại Hiệp định Việt Nam cam kết thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp thì khi kê khai thuế thu nhập tại Việt Nam, các khoản thu nhập đó sẽ đƣợc tính vào thu nhập chịu thuế tại Việt Nam theo quy định của Luật thuế Việt Nam và số thuế gián tiếp đã nộp ở Nƣớc ký kết sẽ đƣợc khấu trừ vào số thuế phải nộp tại Việt Nam. Tuy nhiên, trong mọi trƣờng hợp, số thuế đƣợc khấu trừ không vƣợt quá số thuế phải nộp tại Việt Nam tính trên thu nhập từ nƣớc ngoài theo Luật thuế Việt Nam. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Số thuế gián tiếp đƣợc khấu trừ là số thuế do một công ty cổ phần là đối tƣợng của Nƣớc ký kết Hiệp định với Việt Nam đã nộp tại Nƣớc ký kết đó dƣới hình thức thuế thu nhập công ty trƣớc khi chia lãi cổ phần cho đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam với điều kiện đối tƣợng cƣ trú của Việt Nam kiểm soát trực tiếp một tỷ lệ tối thiểu quyền bỏ phiếu của cơng ty cồ phần (thƣờng là 10%).

Ví dụ: Công ty X của Việt Nam đầu tƣ 10 000 000 đô la Mỹ (tƣơng đƣơng 20% vốn cổ phần) tại công ty Y của Liên bang Nga. Trong năm 2009, cơng ty Y có thu nhập là 100.000 đơ la Mỹ và phải nộp thuế theo Luật thuế Liên bang Nga (mức thuế suất 30%). Lợi tức sau thuế của công ty Y đƣợc chia cho công ty X theo tỷ lệ cổ phần và phải nộp thuế tại Liên bang Nga với mức thuế suất 10% (Khoản 2.a Điều 10: Tiền lãi cổ phần, Hiệp (định Việt Nam - Liên bang Nga). Cơng ty X có nghĩa vụ nộp thuế theo Luật thuế Việt Nam với mức thuế suất 25%. Trong trƣờng hợp này, việc kê khai nộp thuế và khấu trừ thuế gián tiếp của công ty X ở Việt Nam nhƣ sau:

- Số lợi nhuận trƣớc thuế của Công ty X của Việt Nam đƣợc hƣởng trong tổng số lợi nhuận của Công ty Y tại Liên bang Nga là:

100.000 đô la Mỹ x 20% = 20.000 đô la Mỹ

- Số thuế thu nhập doanh nghiệp Công ty Y đã nộp tại Liên bang Nga đối với phần lợi nhuận nêu trên của Công ty X theo Luật thuế Liên bang Nga là:

20.000 đô la Mỹ x 30% = 6.000 đô la Mỹ

Lợi tức cổ phần đƣợc chia sau thuế của Công ty X là: 20.000 đô la Mỹ - 6.000 đô la Mỹ = 14.000 đô la Mỹ

- Số thuế Công ty X phải nộp tại Liên bang Nga đối với lợi tức cổ phần đƣợc chia theo Hiệp định Việt Nam - Liên bang Nga là:

14.000 đô la Mỹ x 10% = 1.400 đô la Mỹ

- Tổng số thuế Công ty X phải nộp tại Liên bang Nga (bao gồm cả thuế trực tiếp do công ty X nộp trên cổ tức và thuế gián tiếp do cơng ty Y có vốn đầu tƣ của công ty X nộp trên thu nhập công ty) là:

1.400 đô la Mỹ + 6.000 đô la Mỹ = 7.400 đô la Mỹ

- Số thuế Công ty X phải nộp tại Việt Nam theo Luật thuế Việt Nam là: 20.000 đô la Mỹ x 25% = 5.000 đô la Mỹ

Trong trƣờng hợp này, công ty X chỉ đƣợc khấu trừ tối đa là 5.000 đô la Mỹ trong tổng số 7.400 đô la Mỹ đã nộp tại Liên bang Nga. Phần chênh lệch 2.400 đô la Mỹ (7.400 đô la Mỹ - 5.000 đô la Mỹ) không đƣợc phép khấu trừ vào số thuế đối với thu nhập trong nƣớc (nếu có) của Cơng ty X.

b) Mặc dù theo quy định trên, Việt Nam chỉ thực hiện biện pháp khấu trừ thuế gián tiếp khi có cam kết tại Hiệp định nhƣng nếu theo quy định của Luật Việt Nam, các khoản thu nhập từ nƣớc ngoài của một đối tƣợng cƣ trú Việt Nam đƣợc khấu trừ thuế gián tiếp thì quy định này vẫn đƣợc thực hiện.

Các quy định về các biện pháp tránh đánh thuế hai lần nhƣ trên đƣợc nêu tại Điều khoản Biện pháp tránh đánh thuế hai lần (thƣờng là Điều 23) của Hiệp định.

Mặc dù có các quy định nhƣ trên về thực hiện các biện pháp tránh đánh thuế hai lần, nhƣng nếu theo quy định tại Hiệp định, các khoản thu nhập từ nƣớc ngoài của đối tƣợng cƣ trú Việt Nam đƣợc miễn thuế tại Việt Nam thì khoản thu nhập này sẽ đƣợc miễn thuế và không đƣợc trừ số thuế đã nộp tại nƣớc ngoài (tức là chỉ bị đánh thuế một lần và không phải áp dụng biện pháp tránh đánh thuế hai lần). Ví dụ nhƣ tiền học bổng của học sinh và sinh viên nƣớc ngoài trong thời gian học tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam (Trang 81 - 85)