Xu hƣớng gia tăng ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần trên thế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam (Trang 92 - 95)

giới

Theo báo cáo đầu tƣ thế giới năm 2009 của Hội nghị Liên Hợp Quốc về thƣơng mại và phát triển (UNCTAD – The United Nations Conference on Trade and Development), trong năm 2008 mạng lƣới các hiệp định đầu tƣ quốc tế tiếp tục đƣợc mở rộng, mặc dù chỉ có 59 hiệp định đầu tƣ song phƣơng (BITs – Bilateral Investment Treaties) đƣợc ký kết, thấp hơn năm 2007 với 65 hiệp định. Thêm vào đó là 75 hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs – Double Tax Treaties) và 16 hiệp định quốc tế khác (năm 2007 lần lƣợt là 69 và 13 hiệp định). Ngoài ra, trong 6 tháng đầu năm 2009 có 25 hiệp định đầu tƣ song phƣơng và 6 hiệp định đầu tƣ quốc tế khác đƣợc ký kết, điều này cho thấy một thực tế - bất chấp sự khủng hoảng của nền kinh tế và tài chính tồn cầu – sự gia tăng của các hiệp định đầu tƣ quốc tế khẳng định sự phát triển nhanh chóng của đầu tƣ ra nƣớc ngồi.

Trong năm 2008, có 59 hiệp định đầu tƣ song phƣơng mới đƣợc ký kết, đƣa tổng số các hiệp định đầu tƣ song phƣơng lên con số 2676 hiệp định vào cuối năm 2008. (Xem biểu đồ 2). Cùng năm này, 75 hiệp định tránh đánh thuế hai lần mới đƣợc ký kết, đƣa tổng số các hiệp định này lên con số 2805 (Xem biểu đồ 2). Các nƣớc phát triển đóng vai trị là một bên ký kết trong 63 hiệp định tránh đánh thuế hai lần mới này, và chỉ 18 trong tổng số 75 hiệp định mới đó đƣợc ký kết giữa các nƣớc phát triển với nhau. Ailen và Hà Lan dẫn đầu với 6 hiệp định tránh đánh thuế hai lần cho mỗi nƣớc trong năm 2008. Các nƣớc đang phát triển ký kết tới 39 hiệp định, dẫn đầu là Quata và Việt Nam với 4 hiệp định mỗi nƣớc. Chỉ có 5 hiệp định đƣợc ký kết giữa các nƣớc đang phát triển, chiếm 7% trên tổng số các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đƣợc ký kết trong năm 2008, 38 % trên tổng số các hiệp định này là đƣợc ký kết giữa các nƣớc phát triển và đang phát triển (Xem biểu đồ 3)

Biểu đồ 2: Số lượng các hiệp định đầu tư song phương (BITs) và hiệp định tránh đánh thuế hai lần (DTTs), hàng năm và cộng dồn, từ năm 1999 đến năm 2008

Nguồn: UNCTAD (www.unctad.org/iia)

Biểu đồ 3: Số lượng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần được ký kết trong năm 2008, phân theo nhóm nước

7% 4% 17% 10% 24% 38%

giữa các nước đang phát triển giữa các nước thuộc SEE & CIS

giữa các nước phát triển và các nước thuộc SEE & CIS giữa các nước đang phát triển với các nước thuộc SEE & CIS giữa các nước phát triển

giữa nước phát triển với nước đang phát triển

Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất là số lƣợng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đƣợc ký kết giữa các nƣớc thuộc khu vực Đông Nam Âu (South East Europe – SEE ) và khối cộng đồng các quốc gia độc lập (Commenwealth of Independent States - CIS) chỉ với 4%, tiếp theo là giữa các đối tác thuộc các nƣớc đang phát triển với 7%. Chiếm tỷ lệ cao nhất vẫn là số lƣợng các hiệp định đƣợc ký kết giữa nƣớc phát triển với nƣớc đang phát triển hoặc giữa các nƣớc phát triển với nhau (tỷ lệ này lần lƣợt là 38% và 24%)

Theo thống kê của UNCTAD, tính đến tháng 1/2009, Hoa Kỳ đứng đầu về số lƣợng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần với 135 hiệp định đã đƣợc ký kết, tiếp đến là Trung Quốc với 118 hiệp định, Vƣơng quốc Anh với 85 hiệp định, Nhật Bản với 72 hiệp định; thấp nhất là các quốc gia ở châu Phi và Trung Đông, nhƣ Zimbabue mới chỉ ký kết đƣợc 20 hiệp định, Qatar với 29 hiệp định, Ôman với 30 hiệp định và Tiểu các vƣơng quốc Ả rập thống nhất là 44 hiệp định. Cùng với sự phát triển nhanh chóng của q trình tồn cầu hóa nền kinh tế, việc gia tăng ký kết các hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại các nƣớc trên thế giới là điều tất yếu. Việc ký kết các hiệp định thuế này giữa các nƣớc phát triển với nƣớc đang phát triển hoặc giữa các nƣớc phát triển với nhau trong thời gian tới đây chắc chắn vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trên tổng số các hiệp định tránh đánh thuế hai lần đƣợc ký, mặc dù số lƣợng có thể thấp hơn so với các năm trƣớc đây. Cùng với nó, số lƣợng các hiệp định tránh đánh thuế hai lần giữa các đối tác thuộc các quốc gia đang phát triển sẽ tăng lên nhanh chóng đồng thời chiếm một tỷ lệ cao hơn trong “chiếc bánh” hiệp định tránh đánh thuế hai lần trên thế giới trong những năm sắp tới.

Tại các nƣớc phát triển, Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã trở nên rất quen thuộc đối với các tổ chức, cá nhân của nó. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đầu tiên là Hiệp định giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Đan Mạch đƣợc ký kết vào ngày 06/05/1948 tại Washington đối với các loại thuế đánh vào thu nhập. Tại Việt Nam, hiệp định tránh đánh thuế lần đầu tiên đƣợc ký kết và đƣa vào áp dụng từ năm 1992 (Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam và chính phủ Ốt-xtrây-lia), nhƣ vậy hiệp định tránh đánh thuế hai lần không phải là quá mới đối với Việt Nam, tuy nhiên việc áp dụng hiệp định trong thực tế vẫn còn xảy ra nhiều vƣớng mắc, khó khăn.

Điều này có thể nói là một điểm trừ trong mắt các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài, nhất là các nhà đầu tƣ đến từ các quốc gia phát triển, bởi lẽ tại quốc gia của họ, các vấn đề liên quan đến việc tránh đánh thuế hai lần đều đƣợc thực hiện một cách nhanh chóng và hiệu quả, nếu nhƣ làm việc với doanh nghiệp của một nƣớc đối tác mà việc thực hiện và áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần chậm chạp, thủ tục rƣờm rà cũng nhƣ kiến thức của doanh nghiệp về vấn đề này khơng vững thì rất dễ gây thiệt hại cho doanh nghiệp đó. Do vậy, điều cần thiết hiện nay là chúng ta phải nhanh chóng khắc phục những vƣớng mắc, khó khăn đó; góp phần tạo nên một mơi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn cho Việt Nam.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)