3.3. Khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế
3.3.1. Khuyến nghị đối với việc ký kết
a) Tích cực ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các đối tác thương mại và đầu tư lớn
Chúng ta đã biết đƣợc vai trò quan trọng của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần trong quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai bên đối tác. Đặc biệt là với các đối tác
thƣơng mại và đầu tƣ lớn của Việt Nam thì sự tồn tại của Hiệp định này càng trở nên thật sự cần thiết. Trong thời gian qua, Việt Nam đã ký Hiệp định với hầu hết các nƣớc có quan hệ kinh tế thân thiết với nƣớc mình, tuy nhiên đối với Hoa Kỳ là cƣờng quốc đã có quan hệ ngoại giao và thƣơng mại lâu dài với nƣớc ta, nhƣng đến nay giữa hai nƣớc vẫn chƣa ký kết đƣợc Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, điều này gây ra nhiều trở ngại cho các cá nhân và doanh nghiệp của cả hai nƣớc trong quá trình hợp tác, đầu tƣ và trao đổi thƣơng mại với nhau. Bởi thế trong thời gian tới, chúng ta phải nhanh chóng thực hiện việc đàm phán và ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hoa Kỳ, tạo điều kiện thuận lợi cho quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc.
Từ năm 2009, Việt Nam và Niu-di-lân đã thỏa thuận sẽ tăng nhanh quy mô và kim ngạch buôn bán hai chiều, đẩy mạnh hợp tác kinh tế, nhất là trong các lĩnh vực xây dựng, khai khống, cơng nghiệp nhẹ, cơng nghiệp chế biến, các ngành tài chính, dịch vụ. Do đó, trong thời gian tới đây, hai nƣớc cần thúc đẩy việc ký kết các văn bản hợp tác trên các lĩnh vực khoa học – công nghệ, hải quan, an ninh, và nhất là đẩy nhanh tiến trình thảo luận và ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần.
Không chỉ đối với Hoa Kỳ và Niu-di-lân, chúng ta cần phải tích cực đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nƣớc khác, đặc biệt là các nƣớc có mơi trƣờng đầu tƣ hấp dẫn. Hiện nay, Việt Nam đang trong quá trình đàm phán Hiệp định với Ả rập Xê-út và Cộng hòa Nam Phi, đây là giai đoạn rất quan trọng ảnh hƣởng đến lợi ích của cá nhân cũng nhƣ tổ chức của nƣớc ta sau này, bởi thế cần phải thật chú trọng và cẩn thận trong đàm phán để có thể ký kết đƣợc một Hiệp định tránh đánh thuế hai lần có lợi hơn cho chúng ta.
b) Ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mang tính đặc thù
Một số nƣớc trên thế giới không chỉ ký với nhau Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản, mà họ còn ký kết nhiều loại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần khác, nhƣ:
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập từ vận tải biển (Trung Quốc – Argentina)
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập từ vận tải hàng không (Trung Quốc – Pháp, Trung Quốc – Anh….)
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập từ vận tải biển và vận tải hàng không (Anh – Brazil, Mỹ - Nhật Bản, Trung Quốc – Nam Phi, Nhật Bản – Argentina….)
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào quà tặng và thừa kế ( Mỹ - Anh, Anh – Thụy Sỹ, Pháp – Áo, Mỹ - Nhật Bản, Pháp – Bỉ, Pháp – Italia….)
Trên thực tế, các loại thu nhập nêu trên đều đã đƣợc trình bày trong Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản, tuy nhiên một số nƣớc nhƣ đã nêu trên đây thƣờng tách riêng hẳn một lĩnh vực rồi thỏa thuận, ký kết với nhau một hiệp định quy định chi tiết về phân chia quyền đánh thuế giữa hai nƣớc ký kết trong lĩnh vực đó. Điều này giúp cho việc thực hiện các quy định của hiệp định đƣợc dễ dàng và hiệu quả hơn rất nhiều so với kiểu quy định chung chung nhƣ trong các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thông thƣờng. Bởi vậy, trong tƣơng lai gần, Việt Nam nên xem xét và ký kết các hiệp định loại này với các nƣớc. Đối với những quốc gia mà chúng ta đã ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần thông thƣờng, vẫn nên ký thêm các Hiệp định mang tính chất đặc thù để có thể góp phần khắc phục một số khó khăn trong quá trình áp dụng Hiệp định thông thƣờng.
c) Theo dõi q trình thực hiện để có thể đàm phán có hiệu quả hơn
Trong quá trình triển khai áp dụng các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đã ký kết và có hiệu lực thi hành, các nhà chức trách có thẩm quyền cần theo dõi để rút ra các vƣớng mắc thƣờng gặp phải khi thực tế thực hiện, hay theo dõi việc thực hiện nhƣ thế nào thì có lợi hơn cho cá nhân và tổ chức nƣớc mình, qua đó để rút kinh nghiệm trong những lần đàm phán sau đó sao cho có hiệu quả hơn.
d) Bổ sung nội dung của mẫu Hiệp định Việt Nam
Đối với các quy định tại Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cần bổ sung thêm những chi tiết hay những lĩnh vực cịn thiếu có thể tạo ra thu nhập có yếu tố nƣớc ngồi. Ví dụ nhƣ quy định tại điều khoản về “Thu nhập từ vận tải biển và vận tải hàng không” hay “Thu nhập từ vận tải quốc tế” (thƣờng là Điều 8 của Hiệp định), cần bổ sung thêm nội dung liên quan đến vận tải đa phƣơng thức quốc tế. Bởi lẽ
“ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng thức (Multimodel transport operator) là ngƣời (tổ chức, doanh nghiệp) nhận trách nhiệm ký hợp đồng vận tải đa phƣơng thức, tự chịu trách nhiệm thực hiện hợp đồng đó mà khơng phải là đại lý hoặc ngƣời đại diện của ngƣời gửi hàng thay mặt ngƣời vận chuyển tham gia các hoạt động thực hiện vận tải đa phƣơng thức” (xem Nghị định 125/2003/NĐ-CP ngày 29/10/2003 về vận tải đa phƣơng thức quốc tế). Do đó ngƣời kinh doanh vận tải đa phƣơng thức khơng có phƣơng tiện đƣợc coi là phƣơng tiện do doanh nghiệp của nƣớc ký kết thực hiện (nhƣ định nghĩa về vận tải quốc tế - Hiệp định đã ghi) nhƣng lại là ngƣời phát hành chứng từ vận tải đa phƣơng thức (duy nhất một bản kê khai hàng hóa) và đƣợc hƣởng thu nhập từ hoạt động vận tải quốc tế, tất nhiên có nghĩa vụ nộp thuế và phải đƣợc hƣởng quyền tránh đánh thuế 2 lần.
Cũng tƣơng tự nhƣ vậy đối với hoạt động liên kết vận tải quốc tế giữa các phƣơng tiện do doanh nghiệp của cả Việt Nam và nƣớc ký kết cùng thực hiện (liên hiệp vận chuyển).