Khuyến nghị đối với việc áp dụng

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam (Trang 101 - 125)

3.3. Khuyến nghị đối với việc ký kết và áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế

3.3.2.Khuyến nghị đối với việc áp dụng

a) Tăng cường công tác bồi dưỡng đội ngũ công chức thuế và phát triển cơ sở hạ tầng ngành thuế

Thực tế diễn ra tại Việt Nam, đội ngũ cán bộ cơng chức thuế cịn rất thụ động trong việc ra quyết định chỉ đạo, cịn trơng chờ hƣớng dẫn của cấp trên. Tại các Cục thuế địa phƣơng, nếu nhƣ có thắc mắc của doanh nghiệp hay cá nhân về việc áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần, cán bộ thuế địa phƣơng lập tức gửi các thắc mắc này lên hỏi Tổng Cục Thuế, mặc dù câu trả lời đều đã đƣợc quy định trong Hiệp định, cũng nhƣ thông tƣ hƣớng dẫn thực hiện. Điều này cho thấy, kiến thức của các cán bộ thuế địa phƣơng về các vấn đề liên quan đến hiệp định tránh đánh thuế hai lần còn rất hạn chế, bởi vậy cần phải tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng đội ngũ công chức thuế bằng cách tổ chức các lớp học từ cơ bản đến chuyên sâu về các vấn đề thuế nói chung và về hiệp định tránh đánh thuế hai lần nói riêng.

Bên cạnh đó, những cải cách trong hoạt động quản lý nhà nƣớc và ứng dụng công nghệ thơng tin địi hỏi đội ngũ cơng chức quản lý thuế phải đƣợc bồi dƣỡng nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu công tác. Cơ sở hạ tầng ngành thuế cũng cần

phải tiếp tục đƣợc hồn thiện nhằm gia tăng tính hiệu quả của cơng việc, giảm thiểu thời gian và chi phí cho chủ thể nộp thuế khi thực hiện nghĩa vụ thuế.

b) Đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính thuế và phịng, chống tham nhũng trong ngành thuế

Thủ tục hành chính nói chung và thủ tục hành chính thuế nói riêng hiện nay đã có nhiều cải cách nhằm phục vụ xã hội đƣợc tốt hơn. Tuy nhiên, nhiều thủ tục vẫn còn rƣờm rà, gây nhiều bất cập cho chủ thể nộp thuế cần đƣợc tiếp tục cải tiến. Bên cạnh đó, cơng tác phịng, chống tham nhũng cần phải đƣợc đẩy mạnh, thƣờng xuyên, để đảm bảo cơng bằng và tránh thất thốt nguồn thu cho ngân sách nhà nƣớc. Nhƣ đã phân tích tại mục 2.3.2 của bài khóa luận này, thực tế cho thấy, nhiều hồ sơ đề nghị miễn thuế theo hiệp định tránh đánh thuế hai lần bị cơ quan thuế xử lý một cách chậm trễ, thậm chí cịn u cầu những giấy tờ, sổ sách khơng có trong quy định, điều này ảnh hƣởng rất tiêu cực đến ý nghĩa của vấn đề ƣu đãi thuế của chính phủ.

Để khắc phục vấn đề này, điều kiện cần thiết là phải có một đội ngũ cán bộ thuế có đạo đức và ý thức trách nhiệm cao, có nhiệm vụ giám sát và kiểm tra việc thực thi công vụ của các cán bộ thuế khác, nếu vi phạm sẽ bị xử phạt. Ngoài ra, chúng ta cũng nên thƣờng xuyên tổ chức các lớp học bồi dƣỡng đạo đức và ý thức ngành thuế cho mọi cán bộ công chức thuế, ít nhất một năm một lần.

c) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật thuế nói chung và những quy định của Hiệp định thuế nói riêng

Thực tế cho thấy, kiến thức của các cá nhân cũng nhƣ các doanh nghiệp tại Việt Nam về pháp luật thuế nói chung và những quy định của Hiệp định thuế nói riêng còn rất hạn chế. Nếu nhƣ ngƣời Việt Nam cịn khơng hiểu và thơng thạo pháp luật Việt Nam thì liệu chúng ta có thể làm việc một cách hiệu quả với các đối tác nƣớc ngồi đƣợc hay khơng? Câu trả lời chắc chắn là không, bởi lẽ thứ nhất, họ không đánh giá cao chúng ta nên chúng ta mất đi vị thế so với họ; thứ hai, họ sẽ lợi dụng những vấn đề mình khơng vững để đánh bại mình, mang lại lợi ích lớn hơn cho họ. Vậy trƣớc hết, mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp khi tham gia hợp tác, trao đổi, đầu tƣ kinh tế với nƣớc ngoài cần phải trang bị cho mình khơng những là kiến

thức chun mơn, là luật thuế nƣớc mình mà cịn phải hiểu rõ về luật thuế của nƣớc bạn, có nhƣ thế chúng ta mới đứng vững đƣợc trên thƣơng trƣờng quốc tế.

Ngồi ra, cơng tác phổ biến, tun truyền pháp luật thuế nói chung và những quy định của Hiệp định thuế nói riêng cũng rất quan trọng. Nó cần đa dạng, phù hợp với những đối tƣợng khác nhau và tránh hình thức, bởi lẽ đối tƣợng của các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần không chỉ gồm các cá nhân và tổ chức trong nƣớc mà cịn gồm các cá nhân và tổ chức nƣớc ngồi, do đó phải phổ biến, tuyên truyền làm sao cho mọi ngƣời cùng hiểu và nắm vững. Có thể sử dụng nhiều kênh thông tin hiệu quả nhƣ truyền hình, báo viết và đặc biệt là internet để thực hiện công tác tuyên truyền pháp luật thuế. Cơ quan quản lý thuế có thể thiết kế đƣờng dây nóng để tƣ vấn trực tiếp cho chủ thể nộp thuế để họ thực hiện nghĩa vụ thuế đƣợc nhanh chóng, thuận lợi hơn.

KẾT LUẬN

Sau khi nghiên cứu đề tài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:

1. Tính đến nay, Việt Nam đã ký kết 58 Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với các nƣớc và vùng lãnh thổ nằm rải rác tại hầu hết các châu lục trên thế giới. Dự báo trong thời gian tới đây, Chính phủ Việt Nam sẽ tiếp tục đàm phán và ký kết nhiều Hiệp định thuế với các quốc gia và vùng lãnh thổ khác, trong đó chú trọng đến khu vực châu Phi và Trung Đơng.

2. Các văn bản luật, dƣới luật có liên quan đến Hiệp định tránh đánh thuế hai lần hầu hết đều đã thống nhất với nhau về mọi quy định. Tuy nhiên vẫn còn một vài quy định còn mâu thuẫn, chồng chéo lên nhau; các quy định tại Hiệp định vẫn chƣa bao trùm hết đƣợc toàn bộ các lĩnh vực trong nền kinh tế, vì thế trong thời gian tới, các nhà chức trách có thẩm quyền cần xem xét, sửa đổi và bổ sung những quy định đó.

3. Trong tƣơng lai gần, Việt Nam cần tiếp tục ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần đối với các đối tác thƣơng mại, đầu tƣ lớn. Đặc biệt là việc ký kết các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mang tính chất đặc thù.

4. Trong thực tế áp dụng Hiệp định, các đối tƣợng nộp thuế và các Chi cục thuế địa phƣơng vẫn còn gặp nhiều vƣớng mắc, chủ yếu là trong vấn đề xác định nơi nộp thuế và các thủ tục pháp lý áp dụng; mặc dù quy định về những vấn đề này đều đã đƣợc giải thích rõ trong Hiệp định và Thơng tƣ hƣớng dẫn Hiệp định. Vì thế, tác giả kiến nghị cần có biện pháp khắc phục, cụ thể là tăng cƣờng công tác bồi dƣỡng đội ngũ công chức thuế, đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến các luật thuế nói chung và các quy định của Hiệp định thuế nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TIẾNG VIỆT

1. Bùi, Xuân Lƣu; Nguyễn, Hữu Khải; Nguyễn, Xuân Nữ (2003), Thuế và hệ

thống thuế ở Việt Nam, NXB Giáo dục

2. Các Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa chính phủ Việt Nam với chính phủ các nước: Ai xơ len, Áo, Hàn Quốc, Hồng Kông, Thái Lan, Tây Ban

Nha, Singapore, Philippin, Ôt-xtrây-lia, Trung Quốc, Xây sen, Hà Lan, Thụy Điển, Thụy Sỹ, Pakistan.

3. Quốc hội khóa XI Nƣớc Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật quản

lý thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006

4. Quốc hội khóa XII Nƣớc Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật thuế

thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007

5. Quốc hội khóa XII Nƣớc Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Luật thuế

thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 ngày 03/06/2008

6. Tổng Cục thuế Việt Nam (2007), Mẫu Hiệp định giữa chính phủ Việt Nam

và chính phủ Nước ….. về tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7. Bộ Tài chính Nƣớc Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thông tư 133/2004/TT-BTC ngày 31/12/2004 về hƣớng dẫn thực hiện các Hiệp định tránh

đánh thuế hai lần đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản giữa Việt Nam với các nƣớc có hiệu lực thi hành tại Việt Nam

8. Bộ Tài chính Nƣớc Cộng hịa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Thông tư số

60/2007/TT-BTC ngày 14/06/2007 về hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật

Quản lý thuế và hƣớng dẫn thi hành Nghị định số 85/2007/NĐ-CP ngày 25/05/2007 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế

TIẾNG ANH

9. Eurocham (2010), Các vấn đề thương mại và kiến nghị 2010, Eurocham

Publication

10. OECD Committee on Fiscal Affair (2005), Model Tax Convention on

Income and on Capital, OECD Publication

11. The Ad Hoc Group of Experts on Tax Treaties between Developed and

Developing Countries of United Nations (2001), Model Double Taxation

Convention Between Developed and Developing Countries, United Nations

Publication

TÀI LIỆU THAM KHẢO TỪ WEBSITE

12. Công văn của Tổng cục Thuế số 3820/TCT-HTQT ngày 18/9/2009 về việc thông báo hiệu lực của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Hồng Kông. Truy cập ngày 01/04/2010 từ

[http://portal.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/vbpq/thue?page=1&m_a

ction=2&s_action=2&p_maVanBan=60101]

13. Công văn của Tổng cục Thuế số 2729/TCT-HTQT ngày 03/07/2009 về việc thông báo hiệu lực của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Vê-nê-xu-ê-la và Xlô-va-ki-a. Truy cập ngày 01/04/2010 từ

[http://portal.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/vbpq/thue]

14. Công văn của Tổng cục Thuế số 3547/TCT-HTQT ngày 31/08/2009 về

việc thông báo hiệu lực của Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với chính phủ Ơ man. Truy cập ngày 01/04/2010 từ

[http://portal.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/vbpq/thue]

15. Công văn hướng dẫn của Tổng cục Thuế số 5077/TCT-HTQT, ngày

9/12/2009 về áp dụng Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Truy cập ngày 01/04/2010 từ

[http://portal.mof.gov.vn/portal/page/portal/mof_vn/vbpq/thue?page=1&m_action= 2&s_action=2&p_maVanBan=60114]

16. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần. Truy cập ngày 28/03/2010 từ

[http://www.gdt.gov.vn/]

17. Hiệp định tránh đánh thuế hai lần – Tầm quan trọng trong giai đoạn tồn cầu hóa. Truy cập ngày 03/04/2010 từ

[http://www.agro.gov.vn/news/newsdetail.asp?targetID=10589 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

18. Michael, J.McIntyre; Model Tax Treaties – A comparison of the UN and

OECD Models. Truy cập ngày 25/03/2010 từ

[www.law.wayne.edu/tad/Documents/Teaching.../model_treaties.pdf]

19. Nguyễn, Hồng Thắng (2009), Vận dụng nguyên tắc đánh thuế trong thực

tiễn. Truy cập ngày 10/04/2010 từ

[http://luattaichinh.wordpress.com/2009/04/21/vận-dụng-nguyen-tắc-danh- thuế-trong-thực-tiễn/]

20. Vinatax, (Tuần 3 và 4 tháng 12 năm 2009), Điểm tin thuế thu nhập cá

nhân, lương và bảo hiểm. Download ngày 10/04/2010 từ

[www.hnew.org.vn/.../vinatax-

PHỤ LỤC 1

NGHỊ ĐỊNH THƯ ĐI KÈM VỚI HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ 2 LẦN VÀ NGĂN NGỪA VIỆC TRỐN LẬU THUẾ ĐỐI VỚI CÁC LOẠI

THUẾ ĐÁNH VÀO THU NHẬP VÀ TÀI SẢN GIỮA CHÍNH PHỦ NƯỚC CHXHCN VIỆT NAM VÀ CHÍNH PHỦ CỘNG HỊA ÁO

Tại thời điểm ký kết Hiệp định tránh đánh thuế hai lần và ngăn ngừa việc trốn lậu thuế đối với các loại thuế đánh vào thu nhập và tài sản, trong ngày ký kết giữa Chính phủ nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Cộng hịa Áo, các bên ký dưới đây đã thỏa thuận các điều khoản dưới đây sẽ là một bộ phận hợp thành của Hiệp định.

1. Liên quan đến Điều 10, 11 và 12:

Trường hợp sau khi Hiệp định này có hiệu lực, Việt Nam ký một Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với một Nước thứ ba là thành viên của Liên minh châu Âu và

Hiệp định đó có mức thuế suất thuế khấu trừ tại nguồn (bao gồm cả thuế suất không phần trăm) thấp hơn các mức thuế suất đã quy định trong Hiệp định này, các mức thuế suất đó sẽ tự động thay thế các mức thuế suất của Hiệp định này kể từ ngày Hiệp định giữa Việt Nam và Nước thứ ba kia có hiệu lực.

2. Liên quan đến Điều 11:

Mặc dù đã có các quy định của khoản 2 Điều 11, trong thời gian mà theo luật thuế của Áo, Cộng hòa Áo chưa đánh thuế tại nguồn trên lãi từ tiền vay được trả cho đối tượng cư trú của Việt Nam, tỷ lệ phần trăm được quy định cho khoản vay này sẽ được giảm xuống còn 5 phần trăm tổng số lãi từ tiền cho vay.

3. Liên quan đến khoản 4, Điều 21:

Khoản thu nhập nêu tại khoản này sẽ không được xem xét khi áp dụng miễn thuế theo phương pháp lũy tiến.

ĐỂ LÀM BẰNG, những người có tên dưới đây, được sự ủy quyền hợp thức

Hiệp định làm thành hai bản tại Viên ngày 2 tháng 6 năm 2008 mỗi bản gồm các ngôn ngữ tiếng Đức, tiếng Việt và tiếng Anh, tất cả các văn bản đều có giá trị như nhau. Trường hợp có sự giải thích khác nhau về Hiệp định, văn bản tiếng Anh sẽ có giá trị quyết định./.

THAY MẶT CHÍNH PHỦ NƯỚC CỘNG HỊA ÁO

Hans Winkler

THAY MẶT CHÍNH PHỦ

NƯỚC CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

PHỤ LỤC 2

Danh sách các nước và vùng lãnh thổ ký Hiệp định tránh đánh thuế hai lần với Việt Nam

STT Tên nước Ngày ký Nơi ký Ngày hiệu lực

01 Ôxtrâylia 13/10/1992 Hà Nội 30/12/1992 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

02 Thái Lan 23/12/1992 Hà Nội 29/12/1992

03 Pháp 10/02/1993 Hà Nội 01/07/1994

04 Nga 27/05/1993 Hà Nội 21/03/1996

05 Thụy Điển 24/03/1994 Stockholm 08/08/1994

06 Hàn Quốc 20/05/1994 Hà Nội 11/09/1994 07 Anh 09/04/1994 Hà Nội 15/12/1994 08 Singapore 02/03/1994 Hà Nội 09/09/1994 09 Ân Độ 07/09/1994 Hà Nội 02/02/1995 10 Hung-ga-ri 26/08/1994 Budapest 30/06/1995 11 Ba Lan 31/08/1994 Vác-sa-va 28/01/1995 12 Hà Lan 24/01/1995 Hague 25/10/1995

13 Trung Quốc 17/05/1995 Bắc Kinh 18/10/1996

14 Đan Mạch 31/05/1995 Copenhagen 24/04/1996 15 Na uy 01/06/1995 Oslo 14/04/1996 16 Nhật Bản 24/10/1995 Hà Nội 31/12/1995 17 Đức 16/11/1995 Hà Nội 27/12/1996 18 Rumani 08/07/1995 Hà Nội 24/04/1996 19 Ma-lai-xi-a 07/09/1995 KualaLumpur 13/08/1996 20 Lào 14/01/1996 Viên-chăn 30/09/1996 21 Bỉ 28/02/1996 Hà Nội 25/06/1999 22 Lúc-xăm-bua 04/03/1996 Hà Nội 19/05/1998 23 Udơbêkixtăng 28/03/1996 Hà Nội 16/08/1996 24 Ucraina 08/04/1996 Hà Nội 22/11/1996 25 Thuỵ Sĩ 06/05/1996 Hà Nội 12/10/1997

26 Mông Cổ 09/05/1996 Ulan Bator 11/10/1996

27 Bun-ga-ri 24/05/1996 Hà Nội 04/10/1996

28 Italia 26/11/1996 Hà Nội 20/02/1999

29 Bê-la-rút 24/04/1997 Hà Nội 26/12/1997

30 Séc 23/05/1997 Praha 03/02/1998 31 Ca-na-đa 14/11/1997 Hà Nội 16/12/1998 32 Inđônêxia 22/12/1997 Hà Nội 10/02/1999 33 Đài Bắc 06/04/1998 Hà Nội 06/05/1998 34 An-giê-ri 06/12/1999 An-giê 10/05/2001 35 Mi-an-ma 12/05/2000 Yangon 12/08/2003 36 Phần Lan 21/11/2001 Hensinki 26/12/2002 37 Phi-líp-pin 14/11/2001 Manila 29/09/2003 38 Ai-xơ-len 03/04/2002 Hà Nội 27/12/2002 39 CHDCND Triều Tiên 03/05/2002 Bình Nhưỡng 12/08/2007 40 Cu Ba 26/10/2002 La Havana 26/06/2003 41 Pa-kít-xtăng 25/03/2004 Islamabad 04/02/2005 42 Băng la đét 22/03/2004 Dhaka 19/08/2005

43 Tây Ban Nha 07/03/2005 Hà Nội 22/12/2005

44 Xây-sen 04/10/2005 Hà Nội 07/07/2006

45 Xri-Lan ca 26/10/2005 Hà Nội 28/09/2006

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp: Thực trạng ký kết và cơ chế áp dụng hiệp định tránh đánh thuế hai lần tại Việt Nam (Trang 101 - 125)