Giải pháp nhằm gia tăng, nâng cao năng lực quản trị

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu ngân hàng công thương việt nam (Trang 89 - 91)

3.3 .Giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính cơng ty

3.3.1. Giải pháp nhằm gia tăng, nâng cao năng lực quản trị

Năng lực quản trị là yếu tố then chốt trong mọi hoạt động của Ngân hàng. Một Ngân hàng hoạt động hiệu quả đƣợc phản ánh qua lợi nhuận thu đƣợc từ một nhân viên cao trong khi chi phí tính trên một nhân viên là thấp, tỷ lệ dƣ nợ và vốn huy động hợp lý. Kết quả nghiên cứu của mơ hình CAMELS nói lên rằng năng lực quản trị của VietinBank trong những năm gần đây ở mức tốt hơn so với các Ngân hàng còn lại. Tiếp tục nâng cao năng lực quản trị điều hành cho lãnh đạo/ cán bộ là điều hết sức cần thiết đối với VietinBank trong thời gian tới bằng cách:

Thứ nhất, xây dựng chế độ đãi ngộ thỏa đáng nhằm khuyến khích các cấp lãnh đạo không ngừng phấn đấu học tập để nâng cao trình độ chuyên môn, đồng thời, không ngừng rèn luyện ngoại ngữ để thích nghi với xu thế hội nhập toàn cầu trong tƣơng lai gần. Đặc biệt, cần có chế độ đãi ngộ hấp dẫn, khuyến khích các cấp lãnh đạo học tập và rèn luyện tại nƣớc ngoài.

Thứ hai, với những cán bộ bị tha hóa, cần chấn chỉnh kịp thời. Xử lý nghiêm khắc những trƣờng hợp vi phạm làm ảnh hƣởng tới hình ảnh của tổ chức. Trong thời gian gần đây, tội phạm trong ngành Ngân hàng gia tăng, trong số đó, vi phạm của các

vị lãnh đạo trong các NHTMCP chiếm phần nhiều, làm thất thoát tài sản của Nhà nƣớc và nhân dân hàng nhiều tỷ đồng, niềm tin của ngƣời dân vào hệ thống Ngân hàng giảm sút. Điều đó sẽ là vật cản rất lớn trên con đƣờng thực hiện chiến lƣợc năm 2020 và tầm nhìn năm 2030.

Thứ ba, năng lực quản trị của VietinBank sẽ đƣợc nâng lên khi Ngân hàng này chú trọng đầu tƣ về công nghệ để phát hiện và phòng ngừa sớm các rủi ro, đặc biệt là những rủi ro ngoài tầm kiểm soát của con ngƣời.

Hơn nữa, trong quá trình cơ cấu hoạt động của VietinBank cần xây dựng đƣợc các qui chế quản lý và hoạt động phù hợp với chuẩn mực quốc tế nhƣ quản trị rủi ro, quản trị nguồn vốn, kiểm tra kiểm toán nội bộ, xây dựng quy trình tín dụng hiện đại và sổ tay tín dụng, xây dựng và hồn thiện hệ thống chỉ tiêu đánh giá mức độ chỉ số an tồn và hiệu quả kinh doanh Ngân hàng, trong đó đặc biệt chú trọng những vấn đề sau: + Đổi mới cơ chế quản trị điều hành theo hƣớng tăng quyền tự chủ cho Chi nhánh, khuyến khích tính năng động, sáng tạo của các Chi nhánh nhƣng phải thiết lập cơ chế quản trị rủi ro chặt chẽ.

+ Quản trị tín dụng: quản lý tín dụng nhằm mục đích hƣớng tới khách hàng, đáp ứng các nhu cầu của khách hàng với chất lƣợng cao nhƣng vẫn đảm bảo một cách an toàn dựa trên những quy định và nguyên tắc về hoạt động tín dụng theo chuẩn mực Ngân hàng quốc tế.

+ Quản tri rủi ro: Cần thành lập bộ phận quản lý rủi ro trực thuộc Hội đồng quản trị và xây dựng cơ chế quản lý rủi ro nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động Ngân hàng: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro tỷ giá theo thông lệ quốc tế.

+ Quản trị nguồn vốn: quản lý vốn theo mơ hình quản lý tập trung tại trụ sở chính, quản lý hoạt động của các tài khoản mà Ngân hàng mở tại nƣớc ngoài cũng nhƣ chịu trách nhiệm trong việc đầu tƣ nguồn vốn này mang lại lợi nhuận cho Ngân hàng. Đóng hoặc chuyển quyền quản lý các tài khoản đã mở tại Ngân hàng nƣớc ngoài ở các Chi nhánh về quản lý tại trụ sở chính của Ngân hàng nhằm quản lý và khai thác tối đa hiệu quả nguồn vốn, giảm chi phí quản lý vốn.

Một phần của tài liệu Chuyên ngành kinh tế đầu tư phân tích và định giá cổ phiếu ngân hàng công thương việt nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)