3.1. Định hƣớng phát triển của Công ty Cổ phần Chứng khoán VPS
3.1.1. Định hướng phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam
Năm 2021, đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu với những biến thể mới, cản trở đà phục hồi của kinh tế thế giới. Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh, tăng trưởng kinh tế năm 2021 chỉ ở mức 2,58%, thấp nhất trong vòng 30 năm qua. Trong bối cảnh nền kinh tế gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã điều hành lãi suất phù hợp, tạo điều kiện để các tổ chức tín dụng tiếp tục giảm lãi suất cho vay, hỗ trợ nền kinh tế phục hồi. Hoạt động kinh doanh bảo hiểm ổn định; thị trường chứng khoán phát triển mạnh mẽ với mức vốn hóa thị trường cổ phiếu năm 2021 tăng 45,5% so với cuối năm 2020. Theo dự báo của các tổ chức quốc tế uy tín đều đánh giá Việt Nam có khả năng phục hồi trở lại cao ở mức 6% đến 6,5% vào năm 2022 trong bối cảnh mà dịch bệnh được kiểm soát, tỷ lệ tiêm chủng được phủ rộng và biến chủng mới Omicron không gây ra nhiều thiệt hại đối với nền kinh tế. Đây cũng chính là một trong những yếu tố quan trọng để phục hồi lòng tin của nhà đầu tư và thu hút dòng tiền đầu tư vào thị trường chứng khốn.
Tình hình dịch Covid-19 vẫn là yếu tố bất định, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, quá trình hồi phục của nền kinh tế và tâm lý của nhà đầu tư trên thị trường. Việc tăng giá nguyên, nhiên, vật liệu trên thế giới do tắc nghẽn chuỗi cung ứng, sản lượng sản xuất không đáp ứng kịp nhu cầu gia tăng khi các nền kinh tế hồi phục cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí sản xuất và lợi nhuận của các doanh nghiệp. Mức dư nợ giao dịch ký quỹ toàn thị trường tăng nhanh trong thời gian qua, cùng với việc nhà đầu tư cá nhân tăng tỷ trọng trên TTCK Việt Nam cũng tiềm ẩn rủi ro cho thị trường khi tính ổn định
66
của dịng vốn chưa cao. Việc phụ thuộc nhiều vào nhà đầu tư cá nhân, dễ bị ảnh hưởng bởi tâm lý đám đơng khiến thị trường dễ có những biến động mạnh khi xuất hiện những thông tin bất lợi. Bên cạnh đó, các hiện tượng dùng mạng xã hội để làm giá cổ phiếu, kích động, xun tạc thơng tin trên thị trường cũng tiềm ẩn rủi ro đối với hoạt động giao dịch trên TTCK, đòi hỏi phải tăng cường công tác giám sát đối với các hoạt động trên TTCK.
Ngoài ra, trong bối cảnh kinh tế bắt đầu phục hồi khi dịch bệnh được kiểm sốt, dịng tiền sẽ có xu hướng dịch chuyển nhiều hơn vào hoạt động sản xuất – kinh doanh, dịng tiền vào TTCK do vậy có thể bị ảnh hưởng. TTCK khi đó khó có thể đạt mức tăng trưởng ấn tượng như năm 2021 nhưng sẽ bước vào giai đoạn ổn định và bền vững hơn.
Tuy nhiên, TTCK Việt Nam trong năm 2022 vẫn còn dư địa cho tăng trưởng do nhiều yếu tố tích cực tiếp tục được duy trì. Mặt bằng lãi suất có khả năng tiếp tục được giữ ổn định ở mức thấp và do vậy, dòng tiền nhiều khả năng vẫn tiếp tục được thu hút vào TTCK. Dịch bệnh được kiểm sốt, các hoạt động kinh tế được khơi phục, tiêu dùng nội địa phục hồi, hoạt động du lịch quốc tế dần được mở cửa trở lại sẽ thúc đẩy triển vọng phục hồi tích cực của doanh nghiệp và nền kinh tế. Số lượng tài khoản chứng khoán mở mới liên tục gia tăng trong 3 tháng đầu năm 2022 và hiện mới chiếm khoảng 4,7% dân số cũng cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng thu hút sự tham gia của các nhà đầu tư trong nước.