Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – mix

Một phần của tài liệu Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix tại công ty tnhh thương mại dược phẩm và tbyt global (Trang 29 - 33)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MARKETING VÀ MARKETING MIX

1.2. Những vấn đề cơ bản về Marketing Mix

1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing – mix

A, Môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là lĩnh vực chung mang tính bao trùm, ít thay đổi và có ảnh hưởng lâu dài đến doanh nghiệp. Đó chính là những yếu tố không khống chế được mà doanh nghiệp phải chú ý quan sát, theo dõi để có những biện pháp phản ứng kịp thời. Các yếu tố trong môi trường vĩ mô bao gồm:

21

Môi trường kinh tế

Nhân tố này bao gồm tình hình phát triển hay suy thối kinh tế, tỷ lệ lạm phát, tỷ lệ thất nghiệp, giá cả, thu nhập bình quân, lãi suất, tỷ giá hối đoái, hoạt động khuyến khích đầu tư của Chính phủ, tốc độ tăng trường kinh tế, quan hệ kinh tế đối ngoại, … Các doanh nghiệp không thể tồn tại độc lập trong cơ chế thị trường mà phải ln có mối quan hệ chặt chẽ và chịu sự ảnh hưởng mạnh mẽ của chính sách kinh tế. Mặt khác, cơ chế quản lý kinh tế cịn đảm bảo sự bình đẳng và cơng bằng trong sản xuất kinh doanh. Ngoài ra, sức mua trong một nền kinh tế phụ thuộc vào thu nhập hiện tại, giá cả, tiết kiệm,tình hình nợ và tín dụng. Và nhu cầu của thị trường lại phụ thuộc vào khả năng và sứcmua sắm của người tiêu dùng.

Về nhân tố chính trị và pháp luật:

Nhân tố này bao gồm nền chính trị của một quốc gia, an ninh – an toàn xã hội, hệ thống luật pháp, các chính sách phát triển kinh tế, các văn bản, quy định,… Các nhân tố này điều chỉnh hoạt động của doanh nghiệp theo đúng khuôn khổ của pháp luật. Sự ổn định của chính trị và luật pháp rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhân tố này cũng có 3 chức năng chủ yếu: bảo vệ quyền lợi của các doanh nghiệp trong quan hệ với nhau, bảo vệ quyền lợi khách hàng tiêu dùng, bảo vệ lợi ích của xã hội tránh khỏi những hành vi kinh doanh sai lệch.

Về nhân tố văn hóa xã hội:

Nhân tố này bao gồm hành vi xã hội, trình độ văn hóa, trình độ nhận thức, tuổi tác, phân bố địa lý, dân số, các sự kiện văn hóa xã hội, hành vi mua sắm, phong tục tập quán, bản sắc văn hóa, … Những nhân tố này thay đổi cũng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với hoạt động marketing – mix, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu, điều tra đặc điểm về văn hóa xã hội ở từng thị trường vì có sản phẩm tuy khơng được ưa chuộng ở thị trường này nhưng lại thành công ở một thị trường khác. Nhân tố này chi phối đến hành vi tiêu dùng của khách hàng. Quan tâm nhân tố văn hóa sẽ giúp phục vụ khách hàng tốt hơn.

22

Môi trường khoa học công nghệ

Các yếu tố trong mơi trường khoa học cơng nghệ có tác động mạnh mẽ nhất đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và đã, đang thay đổi một cách nhanh chóng. Áp dụng cơng nghệ mới có thể mang lại những cơ hội kinh doanh, tạo ra những thị trường và cơ hội mới cho doanh nghiệp.

B, Môi trường vi mô

Lực lượng bên trong doanh nghiệp

Để có được một chính sách marketing hồn hảo và chính sách đó được áp dụng thành cơng thì phải cần sự kết nối chặt chẽ giữa các phịng ban khác trong cơng ty như Tài chính, Nhân sự, Kế hoạch, Sản xuất,... Do đó, doanh nghiệp cần phải xây dựng được sự cam kết thực hiện chương trình marketing đối với tất cả các thành viên và phịng ban trong cơng ty.

Nhà cung cấp

Các nhà cung ứng cung cấp nguyên liệu, các yếu tố đầu vào cho doanh nghiệp cho doanh nghiệp hoạt động như tài chính, điện, nước, máy móc thiết bị,... Nếu q trình cung cấp các đầu vào gặp sự cố trở ngại sẽ làm ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là trong môi trường cạnh tranh. Và các nhà cung cấp làm ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần quan tâm chú ý đến các yếu tố trong môi trường này như số lượng nhà cung cấp, chất lượng nhà cung cấp, giá cả và sự ổn định của các yếu tố đầu vào để giảm khả năng rủi ro trong quá trình hoạt động.

Đối thủ cạnh tranh

Yếu tố cạnh tranh tác động lớn đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cần phải xác định được đối thủ cạnh tranh của mình, xác định được mục tiêu, chiến lược của đối thủ cạnh tranh, phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu của đối thủ để từ đó có thể đưa ra được các chính sách để có thể cạnh tranh với đối thủ.

23

Khách hàng là người quyết định sự thành bại của doanh nghiệp và là mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Thỏa mãn nhu cầu khách hàng là nền tảng cốt lõi của hoạt động marketing. Doanh nghiệp phải xác định được nhu cầu về các khía cạnh như quy mơ, cơ cấu và xu hướng biến đổi của nhu cầu sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức như thế nào đối với doanh nghiệp để có thể đưa ra những chính sách phù hợp với sự biến đổi thị trường.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Qua nội dung chương 1, với việc nêu lên các khái niệm chung về marketing – mix và các hoạt động triển khai marketing – mix, đặc biệt là những điểm khác biệt của hoạt động marketing – mix trong thị trường công nghiệp. Các chính sách: sản phẩm, giá cả, phân phối, chiêu thị và các nhân tố ảnh hưởng đến Marketing – mix.

Mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược marketing – mix khác nhau do mối quan hệ giữa môi trường thị trường và doanh nghiệp luôn ln thay đổi nên địi hỏi doanh nghiệp phải có các hoạt động marketing – mix năng động, chủ động ứng biến với thay đổi, luôn điều chỉnh để phù hợp thực tế. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải xác định rõ thị trường mục tiêu để định vị sản phẩm chính xác từ đó chiến lược marketing – mix mới áp dụng hiệu quả. Đây là hướng đi để có cơ sở lý luận chung để từ đó đánh giá thực trạng cụ thể của hoạt động Marketing – mix trong các chương tiếp theo

24

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỌNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DƯỢC PHẨM VÀ TBYT GLOBAL

Một phần của tài liệu Chuyên ngành quản trị doanh nghiệp giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing mix tại công ty tnhh thương mại dược phẩm và tbyt global (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(76 trang)