1.2. Một số khái niệm công cụ
1.2.5. Quản lýphát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ
Khái niệm này được dùng trong luận văn này chỉ tập hợp các quyết định/tác động/thao tác quản lý nhằm định hướng chiến lược và quy hoạch phát triển đội ngũ CBKH (GV, NCV) xây dựng các chính sách sử dụng, ĐT-BD, phát triển đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và các hoạt động KH&CN trong nhà trường, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển KT-XH của đất nước.
Trong nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, quản lý và phát triển nhân lực KH&CN được thực hiện chủ yếu thông qua các công cụ điều tiết vĩ mô của nhà nước, các chính sách ĐT-BD, sử dụng, khen thưởngvà các biện pháp chính sách cụ thể của các cơ sở giáo dục. Trên cơ sở các thiết chế đã định theo đặc điểm của từng cơ sở giáo dục, mỗi cán bộ GV, nhà khoa học tự phân tích các mặt mạnh, yếu, xác định quyền lợi và nghĩa vụ để tự điều chỉnh hành vi của mình nhằm hướng tới mục tiêu của tổ chức.
Ngày nay, với xu thế quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở ngày càng được mở rộng, việc quản lý và phát triển nguồn nhân lực KH&CN trong các trường ĐH cũng đã được các trường quan tâm hơn, vì nguồn nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục của nhà trường. Đồng thời trong sự cạnh tranh quyết liệt hơn về chất lượng nguồn nhân lực, bản thân mỗi GV, nhà khoa học cũng tự ý thức về sự không ngừng ĐT-BD nâng cao năng lực của mình để chiếm được vị trí xứng đáng trong xã hội và tránh bị đào thải bởi q trình chọn lọc mang tính tự nhiên của nền giáo dục đang bị tác động bởi kinh tế thị trường. Điều này khác hẳn với thời kỳ kế hoạch hoá tập trung, quan liêu bao cấp.Nhà nước điều phối và phân bổ chỉ tiêu biên chế thông qua hệ thống tổ chức nhân sự. Các cá nhân bị lệ thuộc vào cơ chế và phải có nhiệm vụ chấp hành sự
phân cơng, bố trí của tổ chức. Các GV, nhà khoa học trong trường ĐH làm việc trong môi trường giáo dục và khoa học thuần tuý, gần như cách biệt với nền KT-XH. Bởi vậy, việc ĐT-BD qua công việc, gắn với môi trường xã hội hầu như không được đặt ra. GV, nhà khoa học chỉ có kiến thức “hàn lâm” là chủ yếu, họ chưa có cơ hội để vận dụng kiến thức nhà trường vào thực tiễn [60].