Mơ hình cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế tại đại học quốc gia hà nội giai đoạn 2012 2020 (Trang 55)

(Nguồn: Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN, 2001).

Trong cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN ở trên, các đơn vị thành viên, trực thuộc được chia thành ba nhóm sau: các đơn vị thành viên, các đơn vị đào tạo và nghiên cứu KH&CN và các đơn vị dịch vụ, phục vụ công tác đào tạo và NCKH trực thuộc, cụ thể như sau:

i) Các đơn vị thành viên gồm hệ thống các trường ĐH, viện nghiên cứu

thành viên có cơ chế tự chủ, trách nhiệm xã hội cao theo Nghị định của Chính phủ như Nghị định 43/NĐ-CP, Thông tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNVngày

15/4/2009; điều lệ, quy chế trường ĐH công lập (đối với các trường ĐH) và Nghị định 115/CP-NĐ (đối với viện nghiên cứu), đồng thời thực hiện theo phân cấp quản lý do Giám đốc ĐHQGHN ủy quyền;

ii) Các đơn vị đào tạo và nghiên cứu KH&CN trực thuộc, gồm:

Các khoa trực thuộc và viện, trung tâm nghiên cứu có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, có quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội cao theo các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 43/NĐ-CP và 115/NĐ-CP, đồng thời thực hiện theo phân cấp quản lý của ĐHQGHN;

iii) Các đơn vị dịch vụ, phục vụ công tác đào tạo và NCKH trực thuộc là các đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, quyền tự chủ theo các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 43/NĐ-CP và 115/NĐ-CP cũng như quy định của Giám đốc ĐHQGHN.

Như vậy, cơ cấu tổ chức nói trên gần với sự tích hợp mơ hình cơ cấu tổ chức của PRES (hệ thống các trường ĐH và viện nghiên cứu) của Pháp và UC - University of California (hệ thống gồm 10 trường ĐH) của Hoa Kỳ với cơ cấu tổ chức của nhiều ĐH nghiên cứu tiên tiến (Modern Research University - MRU) như ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa (Trung Quốc), Tokyo và Kyoto (Nhật Bản), Cambridge và Oxford (Vương quốc Anh), Harvard và Chicago (Hoa Kỳ)… gồm các khoa (faculty, school, college), viện, trung tâm nghiên cứu, dịch vụ và phục vụ có tư cách pháp nhân cao (cũng có con dấu và tài khoản riêng, có quyền tự chủ cao...).

2.1.4.Các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường làm việc cho mục đích nghiên cứu khoa học

Dự kiến từ nay đến năm 2020, đơ thị ĐHQGHN tại Hịa Lạc được xây dựng và bắt đầu được vận hành.Trang thiết bị, hệ thống giáo trình, tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, NCKH được đầu tư. Tối thiểu 20 phịng thí nghiệm trọng điểm với trang thiết bị hiện đại, đồng bộ được phát triển và vận hành hiệu quả.Tổng kinh phí thu từ hoạt động đào tạo, nghiên cứu KH&CN đạt tối thiểu 60% ngân sách Nhà nước cấp thường xun, trong đó hàng năm kinh phí các đề tài, dự án KH&CN và các hoạt động chuyển giao tri thức tăng 25%. Nguồn lực tài chính bền vững ngồi ngân sách Nhà nước đáp ứng cơ bản yêu cầu xây dựng và phát triển ĐHQGHN đạt chuẩn quốc tế. Các khu dịch vụ về y tế, văn hóa, hội nghị, thể thao,

thương mại, du lịch… của ĐHQGHN tại Hòa Lạc được xây dựng, khai thác theo hình thức đầu tư BOT (xây dựng - vận hành - chuyển giao), BT (xây dựng - chuyển giao) và trên cơ sở sự hợp tác với các đối tác kinh doanh khác với chu trình kín: “huy động vốn-đầu tư khai thác, sử dụng-tạo vốn”, phục vụ nhu cầu của cán bộ, sinh viên ĐHQGHN và của tổ chức, cá nhân, cư dân các địa phương trong khu vực, tạo nguồn thu cho ĐHQGHN [32].

2.2. Thực trạng công tác quản lý phát triển nhân lực khoa học và công nghệ 2.2.1. Cơ chế tự chủ và tự chịu trách nhiệm về quản lý nhân sự

Cơ chế quản lý và điều hành của ĐHQGHN đối với các đơn vị thành viên, trực thuộc được thực hiện đầy đủ với quyền tự chủ và trách nhiệm cao của một đơn vị sự nghiệp công lậpđặt dưới sự quan tâm chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng. Theo Quy chế tổ chức và hoạt động (có sửa đổi, bổ sung), ĐHQGHN cùng lúc thực hiện ba chức năng:

Một, ĐHQGHN là một tổ hợp, một trung tâm ĐH thực hiện trách nhiệm và

giải quyết công việc như một cơ quan chủ quản của các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc. Chức năng quản lý vĩ mô của ĐHQGHN được thể hiện ở việc:

- Xây dựng và ban hành các quy chế, quy định, tiêu chuẩn, định mức chung trong toàn ĐHQGHN; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch nhiệm vụ của ĐHQGHN và phê duyệt đối với các đơn vị thành viên, trực thuộc.

- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động của các đơn vị.

Hai, chức năng điều phối, liên kết các đơn vị trực thuộc để phát huy thế mạnh

đặc thù, đồng thời bù đắp các thiếu hụt về đội ngũ CBKH, cơ sở vật chất, trang thiết bị… của từng đơn vị nhằm sử dụng hiệu quả các nguồn lực chung.

Ba, chức năng trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ đào tạo, NCKH liên ngành,

liên lĩnh vực, có sự phối hợp của nhiều đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc trong ĐHQGHN.

Nếu so với quyền tự chủvề quản lý nhân sự như định biên nhân lực, tuyển dụng và sử dụng đội ngũ công chức, viên chức của các trường ĐH khác trong hệ thống GDĐH nước ta thì ĐHQGHN có quyền chủ động cao nhất. Tuy nhiên, ở ĐHQGHN vẫn có một hạn chế bởi các nguyên nhân như các quy định của

Nhà nước về tuyển dụng, hợp đồng lao động, đánh giá và sa thải cán bộ; hệ thống thang bảng lương cứng nhắc; chế độ chính sách; tiêu chuẩn cán bộ, định mức lao động lạc hậu, bất cập... Một số hạn chế có thể kể đến như sau:

Thứ nhất, ĐHQGHN là cơ quan chủ quản của các đơn vị thành viên, trực

thuộc [71]. Tuy nhiên, Giám đốc ĐHQGHN lại chưa được trao thẩm quyền quyết định bổ nhiệm hiệu trưởng trường ĐH thành viên, viện trưởng viện nghiên cứu thành viên, trực thuộc. Do đó, đã gây nhiều khó khăn trong cơng tác chỉ đạo, quản lý của Giám đốc ĐHQGHN đối với các hiệu trưởng, viện trưởng.

Thứ hai, mặc dù được quyền tự chủ cao về tuyển dụng, sử dụng và quản lý

đội ngũ công chức, viên chức; nhưng ĐHQGHN chưa được tự chủ hoàn toàn về các chế độ chính sách cán bộ, chưa có cơ chế đặc biệt trong sử dụng ngân sách nhà nước để thu hút CBKH trình độ cao về công tác; chưa được tự quyết định tất cả việc nâng ngạch (tên gọi mới là thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức theo Luật viên chức), bổ nhiệm các chức danh khoa học theo nhu cầu công tác và khả năng cán bộ.

Những hạn chế ở trên đã ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình phát triển đội ngũ CBVC đặc biệt là nhân lực KH&CN của ĐHQGHN.

2.2.2. Phân tích thực trạng phát triển nguồn nhân lực khoa học công nghệ

2.2.2.1. Về số lượng và chất lượng

ĐHQGHN luôn chú trọng thu hút cán bộ trình độ cao về cơng tác và tham gia giảng dạy, NCKH dưới nhiều hình thức khác nhau, tạo cơ chế thuận lợi để CBKH phát huy hết khả năng, sáng tạo và làm chủ học thuật của họ.

Thực tế hoạt động thời gian qua cho thấy, qua quá trình xây dựng, quản lý và phát triển đội ngũ CBVC của ĐHQGHN từ năm 2000, ĐHQGHN đã có những bước phát triển đáng khích lệ. Nhìn vào bảng 2.2, tại thời điểm năm 2000, ĐHQGHN có 1.988 CBVC cơ hữu (trong đó có 58 GS, 178 PGS, 52 TSKH, 435 TS, 322 ThS). Đến năm 2009, ĐHQGHN có 2.572 CBVC cơ hữu (trong đó có 42 GS, 256 PGS, 20 TSKH, 633 TS, 960 ThS). Tính đến 31/7/2013, ĐHQGHN đã có 3.476 CBVC và lao động hợp đồng, trong đó có 2.588 CBVC cơ hữu. Về đội ngũ CBKH, ĐHQGHN có 1.876 nhà khoa học(xem biểu đồ 2.2), bao gồm 44 GS, 274 PGS, 21 TSKH, 806 TS và 1.330 ThS. Tỷ lệ CBKH có trình độ TS, TSKH đạt 44%, tỷ lệ CBKH có chứ c

danh GS, PGS đạt 17%, cao gấp xấp xỉ ba lần so với tỷ lệ trung bình của cả nước. Ở một số đơn vị, tỷ lệ CBKH có trình độ TS trở lên đạt trên 50% như Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (50,9%), Khoa Luật (55,6%), Trường ĐH Công nghệ (65,8%); Trường ĐH Khoa học Tự nhiên (68,9%), Trường ĐH Giáo dục (73,9%); Trường ĐH Kinh tế (74,7%); Ở nhiều đơn vị, tỷ lệ GV có trình độ ĐH chỉ còn xấp xỉ 15%, đây đều là nguồn để đào tạo ThS, TS. Số liệu chi tiết của từng đơn vị thành viên, trực thuộc về đội ngũ CBKH được thể hiện rõ nét trong phụ lục 1.

Bảng 2.2. Đội ngũ CBVC của ĐHQGHN phân chia theo chức danh, trình độ (chỉ tính từ trình độ ThS trở lên) Thời điểm Tổng số CBVC cơ hƣ̃u Tổng số CBKH Chức danh Trình độ GS PGS Tỷ lệ GS,PGS/ CBKH TSKH TS ThS Tỷ lệ TS, TSKH/ CBKH 2000 1.988 1.339 58 178 17,6% 52 435 322 36,37% 2001 2.004 1.343 46 168 15,93% 47 426 323 35,22% 2005 2.590 1.651 48 184 14,05% 23 522 908 33,01% 2008 2.359 1.576 42 193 14,91% 21 514 867 33,93% 2009 2.572 1.745 42 256 17,0% 20 633 960 37,4% 2010 2.399 1.932 41 254 15,3% 20 667 899 35,6% 2011 2.280 1.439 46 249 20,5% 19 653 872 46,6% 2012 2.431 1.865 43 245 15,4% 22 756 1.193 41,7% 7/2013 2.588 1.876 44 274 17% 21 806 1.330 44%

(Nguồn: Báo cáo tổng kết 17 năm [30] và tổng kết năm học 2012-2013 của ĐHQGHN).

Biểu đồ 2.2. Số lượng và tỷ lệ về đội ngũ CBKH năm 2013

So sánh tương quan với các trường ĐH lớn trong cả nước cùng thời điểm của năm 2010, đội ngũ CBKH của ĐHQGHN đông đảo và mạnh nhất trong hệ thống các trường ĐH của cả nước ở v ới tổng số 3.426 CBVC, trong đó có 1.858 GV với 41 GS, 254 PGS, 687 TSKH và TS, 899 ThS.

Bảng 2.3. Số liệu CBVC ở một số trường đại học của Việt Nam trong năm 2010

Trƣờng đại học Tổng số CBVC Số GV Học hàm, học vị Tỉ lệ GS, PGS/GV Tỉ lệ TSKH, TS/GV GS, PGS TSKH, TS ThS

Số liệu chung của các trường đại học năm học 2008 -2009 (1)

41.007 5.879 14,33%

ĐH Quốc gia Hà Nội (2)

3.426 1.858 295 687 899 15,88% 36,98% ĐH Quốc gia TP. HCM (2) 4.302 2.403 169 650 1.259 7,03% 27,05% ĐH Đà Nẵng (2) 1.920 1.276 40 158 558 3,13% 12,38% ĐH Huế (2) 3.442 1.681 168 454 993 9,99% 27,01% ĐH Thái nguyên (2) 3.542 2.112 81 241 1.082 3,84% 11,41% ĐH Bách khoa Hà Nội (2) 2.121 1.261 140 453 543 11,10% 35,92% ĐH Xây dựng Hà Nội (2) 861 653 66 150 368 10,11% 22,97% ĐH Kinh tế Quốc dân (2)

1.162 645 97 206 330 15,04% 31,94%

(Nguồn: (1) trang thông tin điện tử của Bộ GD&ĐT, 2010

(2)

Báo cáo tổng kết 17 năm của ĐHQGHN [30] và website của các đơn vị, 2010).

Tính đến thời điểm kết thúc năm học 2012-2013 (tháng 7/2013), số lượng CBKH của ĐHQGHN kém ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam nhưng tỷ lệ cán bộ có chức danh GS và PGS; học vị TS và TSKH lại lớn nhất so với báo cáo khảo sát tại một số trường ĐH và Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam (xem bảng 2.4).

Bảng 2.4. Khảo sát CBKH trình độ cao tại một số trường đại học và một Viện nghiên cứu tiêu biểu của Việt Nam

Trƣờng ĐH/Viện NCKH Tổng số CBVC CBKH Số GV Chức danh, học vị Tỉ lệ GS, PGS/CBKH Tỉ lệ TSKH, TS/CBKH GS PGS TSKH TS ĐHQGHN 3.476 1.876 1.719 44 274 21 806 17% 44% ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh 5.514 3.342 2.565 23 192 05 883 6,4% 26,6% ĐH Bách Khoa Hà Nội 2.077 1.293 1.283 45 166 06 595 16,3% 46,5%

Trƣờng ĐH/Viện NCKH Tổng số CBVC CBKH Số GV Chức danh, học vị Tỉ lệ GS, PGS/CBKH Tỉ lệ TSKH, TS/CBKH GS PGS TSKH TS ĐH Sư phạm Hà Nội 1.375 981 850 16 117 03 185 13,6% 19,16% Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam 4.000 2.649 0 43 180 36 692 8,4% 27,5%

(Nguồn:trang web, báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 của các đơn vị,7/2013).

Trong báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 theo biểu đồ 2.3 dưới đây, chúng tôi nhận thấy, ĐHQGHN đã có sự tăng trưởng khá mạnh về đội ngũ CBVC và đặc biệt là đội ngũ CBKH có trình độ TS và TSKH trong năm học 2012-2013 là 827 người tăng13% so với năm học 2010-2011 và tăng 7,4% so với năm học 2012- 2013, CBKH có chức danh GS và PGS trong năm học 2012-2013 là 318 người, tăng 4,9% so với năm học 2010-2011 và năm học 2011-2012.

Biểu đồ 2.3. Số lượng CBVC trình độ cao tính theo 03 năm học gần đây

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 của ĐHQGHN).

Hiện nay, tính đến thời điểm kết thúc năm học 2012-2013 (căn cứ báo cáo tổng kết năm học của ĐHQGHN), nhân lực tham gia hoạt động KH&CN gồm có:

+ Cán bộ giảng dạy: mặc dù phần lớn trong số 1.719 cán bộ giảng dạy (bao gồm 1.675 cán bộ giảng dạy cơ hữu và 44 cán bộ giảng dạy hợp đồng)đều

tham gia NCKH, nhưng hoạt động NCKH chỉ được coi là yếu tố phụ (tỷ lệ thời gian dành cho đào tạo/thời gian dành cho NCKH là 7/3). Lực lượng này có thể tham gia hay chủ trì hoạt động NCKH, tuy nhiên họ không thể làm hạt nhân NCKH cho các cơ sở nghiên cứu trong ĐHQGHN do đặc thù không ổn định trong NCKH của họ.

Theo bảng 2.5, trong số 341 nhân lực nghiên cứu (= 293+48), ĐHQGHN chỉ có thể cấp chỉ tiêu định biên và trả lương từ nguồn tự có cho 196 người, cịn lại 145 người chỉ được ký hợp đồng có thời hạn theo cơng việc. Trong mơ hình ĐH nghiên cứu [36] thì số lượng nhân lực nghiên cứu KH&CN tối thiểu phải bằng 30% tổng số cán bộ,trong đó gồm:

+ Cán bộ nghiên cứu (CBNC=293). Đây là hạt nhân NCKH tại các cơ sở

nghiên cứu, là lực lượng chủ lực chủ trì hoặc tham gia hoạt động NCKH. Tỉ lệ mục

tiêu giữa đào tạo/nghiên cứu/dịch vụ đến năm 2015 của ĐHQGHN là 5/3/2

[31] trong đó cần số lượng cán bộ nghiên cứu = 65% tổng nhân lực nghiên cứu

[36]. Các CBNC cũng vừa NCKH vừa tham gia giảng dạy một số chuyên đề sau ĐH và ĐH (tỷ lệ thời gian dành cho đào tạo/thời gian dành cho NCKH là 3/7). Tuy nhiên, với lực lượng CBNC vừa thiếu, vừa yếu như trên mà ngun nhân là khơng có biên chế nghiên cứu nên khơng thu hút được CBNC trình độ cao thì để trở thành ĐH nghiên cứu thực thụ là một thách thức không nhỏ đối với ĐHQGHN.

Bảng 2.5. Cơ cấu nhân lực nghiên cứu KH&CN của ĐHQGHN

TT Nhân lực nghiên cứu KH&CN Chức danh

Phân chia theo trình độ đào tạo

Phân chia theo nhóm cán bộ, vị trí việc làm GS/ PGS TS và TSKH ThS ĐH NCS Cán bộ nghiên cứu NVKT và tương đương Nhân viên phụ trợ trực tiếp Khác 1 Biên chế 04 15 19 15 0 49 14 0 0 2 HĐLV 0 25 69 16 05 115 18 0 0 3 HĐLĐ 0 0 70 58 01 129 16 0 0 Tổng 04 40 158 89 06 293 48 0 0

Ghi chú: Biên chế là được tuyển dụng trước tháng 7/2003

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 của ĐHQGHN).

+ Nhân viên kỹ thuật (NVKT=48): là những người có kinh nghiệm và hiểu

biết kỹ thuật trong những lĩnh vực của KH&CN, là người hỗ trợ đắc lực của các nhà nghiên cứu. Số lượng nhân viên kỹ thuật tối thiểu phải bằng 15% tổng số cán bộ nghiên cứu [36] trong ĐH nghiên cứu.

+ Nhân viên phụ trợ trực tiếp (=0): bao gồm những người có hoặc khơng có

kỹ năng, nhân viên hành chính văn phịng tham gia vào các dự án NCPT, đảm bảo thông tin thông suốt giữa các nhà nghiên cứu với các bộ phận quản lý khác trong

ĐHQGHN, cho dự án NCPT được thực hiện đúng tiến độ, đạt chất lượng cao.

Số lượng nhân viên phụ trợ trực tiếp NCPT tối thiểu phải bằng 10% tổng số CBNC trong ĐH nghiên cứu [36]. Hiện nay tại ĐHQGHN, lực lượng nhân viên phụ trợ trực tiếp cơ hữu khơng có, lực lượng này được huy động nguồn lực các cán bộ hành chính sự nghiệp trực thuộc các khoa/viện/trung tâm nghiên cứu.

+ Nhân viên phụ trợ khác (0): bao gồm những người làm việc liên quan đến

nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ cơng việc NCPT của các tổ chức NCPT. Họ tham gia vào dự án NCPT bằng việc đảm bảo kế hoạch nhân sự, tài chính và các thủ tục hành chính hỗ trợ cho hoạt động NCPT. Số lượng nhân viên phụ trợ NCPT khác tối thiểu cũng phải bằng 10% tổng số CBNC trong ĐH nghiên cứu [36]. Cũng giống như nhân viên phụ trợ trực tiếp, số lượng nhân viên phụ trợ khác ở ĐHQGHN cũng chỉ được huy động từ nhân viên phục vụ hành chính của các khoa/viện/trung tâm nghiên cứu trực thuộc mà khơng có nhân viên cơ hữu.

2.2.2.2. Về độ tuổi và giới tính

Độ tuổi và giới tính là các tiêu chí quan trọng để đánh giá về CBKH (nhân lực KH&CN).

Biểu đồ 2.4. Phân chia theo độ tuổi và giới tính CBKH có trình độ ThS

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học 2012-2013 của ĐHQGHN).

Theo biểu đồ 2.4 và 2.5, số lượng cán bộ ở độ tuổi trên 55 có trình độ ThS là

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế tại đại học quốc gia hà nội giai đoạn 2012 2020 (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)