Giới thiệu khái quát về Đại học Quốc giaHà Nội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế tại đại học quốc gia hà nội giai đoạn 2012 2020 (Trang 49)

1.3.1 .Quản lý nhân lực tổng thể

2.1. Giới thiệu khái quát về Đại học Quốc giaHà Nội

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

ĐHQGHN được thành lập trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại 3 trường ĐH lớn ở Hà Nội: Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội I và Trường ĐH Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội. ĐHQGHN chính thức hoạt động theo Quy chế về Tổ chức và hoạt động do Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 477/QĐ-TTg ngày 05/9/1994.

Truyền thống của ĐHQGHN gắn liền với sự phát triển của một số mô hình trường ĐH đa ngành, đa lĩnh vực ở nước ta nửa đầu thế kỷ XX - tiền thân của ĐHQGHN. Thời kỳ Pháp thuộc, Toàn quyền Đông Dương thành lập Trường ĐH Đông Dương (16/5/1906) đặt trụ sở tại phố Boulevard Bobillot nay là số 19 phố Lê Thánh Tông, Hà Nội. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước ta đã thành lập ĐHQG Việt Nam trên cơ sở kế thừa ĐH Đông Dương (trụ sở vẫn ở 19 Lê Thánh Tông, Hà Nội). Sau khi hịa bình lập lại, nước ta thành lập thêm một số trường ĐH ở miền Bắc, Trường ĐH Khoa học Cơ bản (tại Chiến khu Việt Bắc- năm 1951), Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội và Trường ĐH Sư phạm Hà Nội (1956). Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội là một trường ĐH khoa học cơ bản đa ngành, đa lĩnh vực kế thừa truyền thống và cơ sở vật chất, kỹ thuật của Trường ĐH Đông Dương (1906), Trường ĐHQG Việt Nam (1945) và Trường ĐH Khoa học Cơ bản (1951). Ngày 01/02/2001, thực hiện Kết luận của Thường vụ Bộ Chính trị, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 07/2001/NĐ-CP về ĐHQG; ngày 12/02/2001, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 14/2001/QĐ-TTg và Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg về việc tổ chức lại và ban hành Quy chế về Tổ chức và hoạt động của ĐHQG. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước phát triển mới của ĐHQGHN. Cho đến năm 2000, ĐHQGHN có 04 trường ĐH, 01 viện nghiên cứu: Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn,

Trường ĐH Ngoại ngữ, Trường ĐH Sư phạm và một số đơn vị khác. Vào thời điểm này, ĐHQGHN mới có các ngành và lĩnh vực: tốn và khoa học tự nhiên, công nghệ thông tin và điện tử viễn thông (Trường ĐH Khoa học Tự nhiên), khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật (Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn) và ngoại ngữ [28].

Đến thời điểm kết thúc năm học 2012-2013, về cơ bản ĐHQGHN đã trở thành một trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH, NCKH và chuyển giao tri thức đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao với tổng số 43 đơn vị, trong đó bao gồm: 09 đơn vị thành viên với 06 trường ĐH thành viên (có quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, có tư cách pháp nhân như các trư ờng ĐH trực thuộc Bộ GD&ĐT) và 03 viện nghiên cứu thành viên; 05 khoa trực thuộc; 14 đơn vị đào tạo và nghiên cứu trực thuộc (gồm 02 viện và 12 trung tâm đào tạo và nghiên cứu), 15 đơn vị phục vụ đào tạo và nghiên cứu trực thuộc (xem bảng 2.1).

Bảng 2.1. Bảng tổng hợp tên các đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc của ĐHQGHN

Stt Tên đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc Ghi chú

I. Cơ quan ĐHQGHN (01 Văn phòng, 8 Ban chức năng)

1. Văn phịng

2. Ban Chính trị và Cơng tác Học sinh sinh viên 3. Ban Đào tạo

4. Ban Hợp tác và Phát triển 5. Ban Kế hoạch - Tài chính 6. Ban Khoa học - Công nghệ 7. Ban Thanh tra và Pháp chế 8. Ban Tổ chức Cán bộ 9. Ban Xây dựng

II. Các trƣờng ĐH và Viện nghiên cứu KH&CN thành viên (09 đơn vị)

1. Trường Đại học Khoa học Tự nhiên

2. Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 3. Trường Đại học Ngoại ngữ

4. Trường Đại học Công nghệ 5. Trường Đại học Kinh tế 6. Trường Đại học Giáo dục 7. Viện Công nghệ Thông tin

Stt Tên đơn vị thành viên, đơn vị trực thuộc Ghi chú

9. Viện Vi sinh vật và Công nghệ Sinh học

III. Các khoa trực thuộc(05 Khoa)

10. Khoa Luật

11. Khoa Quản trị kinh doanh 12. Khoa Quốc tế

13. Khoa Sau đại học 14. Khoa Y Dược

IV. Các đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học và công nghệ trực thuộc

(14 đơn vị)

15. Viện Đảm bảo Chất lượng Giáo dục 16. Viện Tin học Pháp ngữ

17. Trung tâm Công nghệ đào tạo và Hệ thống việc làm 18. Trung tâm Đào tạo, Bồi dưỡng giảng viên lý luận chính trị 19. Trung tâm Giáo dục Quốc phòng - An ninh

20. Trung tâm Giáo dục Thể chất và Thể thao 21. Trung tâm Phát triển Hệ thống

22. Trung tâm Nhân lực quốc tế

23. Trung tâm Nghiên cứu Biển và Đảo 24. Trung tâm Nghiên cứu Đô thị

25. Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường 26. Trung tâm Nghiên cứu về Phụ nữ

27. Trung tâm Nano và Năng lượng

28. Trung tâm Quốc tế Nghiên cứu biến đổi toàn cầu

V. Các đơn vị dịch vụ,phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học (14 đơn vị)

29. Trung tâm Hỗ trợ Đào tạo và Phát triển đô thị Đại học 30. Trung tâm Hỗ trợ Sinh viên

31. Trung tâm Hỗ trợ Nghiên cứu Châu Á 32. Trung tâm Thông tin -Thư viện

33. Trung tâm Truyền thông và Quan hệ công chúng 34. Trung tâm Ứng dụng Công nghệ thông tin

35. Nhà Xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 36. Nhà In Đại học Quốc gia Hà Nội

37. Ban Quản lý các dự án 38. Tạp chí Khoa học

39. Văn phịng hợp tác Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Kyoto 40. Trung tâm phát triển

41. Bê ̣nh viê ̣n Đa ̣i ho ̣c Quốc gia Hà Nô ̣i

42. Trung tâm Hợp tác và Chuyển giao tri thức

Ngày 18/6/2012, Luật GDĐH số 08/2012/QH13 của Việt Nam đã được thông qua và có hiệu lực từ ngày 01/01/2013. Điều này đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc luật hóa các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về GDĐH nói chung và về ĐHQGHN nói riêng, tạo thêm cơ sở pháp lý vững chắc, bước phát triển đột phá của nền GDĐH, KH&CN của đất nước, hướng tới xây dựng một nền giáo dục Việt Nam tiếp cận “đẳng cấp quốc tế”.

ĐHQGHNlà mơ hình đơn vị sự nghiệp giáo dục có thực thể hữu cơ, liên thông, liên kết, hợp tác toàn diện giữa các đơn vị thành viên và đơn vị trực thuộc, khai thác hiệu quả mọi nguồn lực, lợi thế đa ngành, đa lĩnh vực. Đánh giá mơ hình các trường ĐH, Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã khẳng định ĐHQGHN đi đúng hướng trong việc xây dựng và phát triển mơ hình ĐH đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao theo Nghị định số 07/2001/NĐ-CP của Chính phủ và Quy chế số 16/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (trích dẫn từ chuyên mục Lịch sử/Tổng

quan/Giới thiệu ĐHQGHN, tháng 7/2013, công bố tại Website: www.vnu.edu.vn).

Trong năm 2013, để phù hợp với Luật GDĐH và thực hiện chỉ đạo của Bộ GD&ĐT, ĐHQGHN và ĐHQG Thành phố Hồ Chí Minh đã cùng nhau thực hiện nhiệm vụ hoàn thiện Nghị định và Quy chế tổ chức hoạt động mới về ĐHQG và các đơn vị thành viên thay thế cho Nghị định và Quy chế đã ban hành vào năm 2001. Bản Nghị định và Quy chế về ĐHQG và các đơn vị thành viên đang được các Bộ, ngành liên quan góp ý, chỉnh sửa và sau này (khi được ban hành) sẽ góp phần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm cao, là sự kỳ vọng to lớn của tập thể công chức, viên chức của ĐHQGHN.

Như vậy, trải qua gần 20 năm xây dựng và phát triển, với sự quan tâm đặc

biệt của Đảng và Nhà nước, sự chỉ đạo và giúp đỡ của các Bộ, ngành, đặc biệt là sự nỗ lực phấn đấu với tinh thần trách nhiệm và quyết tâm cao của tập thể lãnh đạo, đội ngũ các nhà khoa học, nhà giáo, cán bộ, sinh viên, ĐHQGHN đã vượt qua khó khăn, hồn thành thắng lợi nhiều nhiệm vụ quan trọng, đạt những thành tựu có ý nghĩa quyết định đối với quá trình xây dựng mơ hình ĐH tiên tiến ở nước ta.

2.1.2. Chiến lược phát triển của Đại học Quốc gia Hà Nội đến năm 2020

2.1.2.1. Sứ mệnh

Xây dựng và phát triển ĐHQGHN thành mơ hình trung tâm đào tạo ĐH, sau ĐH và NCKH đa ngành, đa lĩnh vực; đào tạo ng̀n nhân lực ch ất lượng cao, trình độ cao và đào tạo nhân tài cho đất nước; nghiên cứu, ứng dụng khoa học và chuyển giao cơng nghệ có giá trị khoa học, thực tiễn cao, góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế; tiêu biểu cho trí tuệ Việt Nam , đóng vai trị nịng cợt và tiên phong trong đổi mới h ệ GDĐH Việt Nam;là trung tâm giao lưu quốc tế về khoa học, giáo dục, văn hóa của cả nước [32].

2.1.2.2. Mục tiêu chiến lược đến năm 2020

Xây dựng ĐHQGHN thành trung tâm ĐH nghiên cứu đa ngành, đa lĩnh vực đạt chuẩn quốc tế, vươn lên nhóm 200 ĐH tiên tiến của thế giới vào năm 2020; đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, trình độ cao, bồi dưỡng nhân tài, nghiên cứu KH&CN đỉnh cao, chuyển giao tri thức đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước và nhu cầu du học tại chỗ, thu hút các nhà khoa học xuất sắc về làm việc, nhiều sinh viên quốc tế đến học, làm nòng cột và tiên phong trong đổi mới hệ thống GDĐH Việt Nam [32].

2.1.2.3.Định hướng phá t triển nguồn nhân lực và nhi ệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ

a) Nguồn nhân lực được đào tạo có chất lượng cao đạt chuẩn quốc tế

100% sinh viên tốt nghiệp có năng lực sáng tạo và khả năng hội nhập; 25% sinh viên các ngành khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế, 15% sinh viên các ngành khác tốt nghiệp có thể làm việc hoặc tiếp tục học tập, nghiên cứu ở bất cứ cơ sở đào tạo, nghiên cứu và doanh nghiệp nàoở trên thế giới.

b) Quy mô các bậc và loại hình đào tạo hợp lý, cân đối theo tiêu chí ĐH nghiên cứu

Đến năm 2020, tổng quy mơ đào tạo chính qui của ĐHQGHN là 60.000, trong đó đào tạo ĐH: 35.700; sau ĐH là 18.500; sinh viên quốc tế, đào tạo đạt chuẩn quốc tế và đào tạo liên kết quốc tế: 5.130; học sinh phổ thông trung học chuyên: 4.000.

Giữ ổn định qui mơ đào tạo đại học chính qui các ngành hiện có, giảm qui mơ đào tạo khơng chính qui tối thiểu 10%/năm. Trên cơ sở đảm bảo chất lượng và tỉ lệ sinh viên/GV dưới 15, tăng qui mơ đào tạo đại học chính qui đối với những ngành mới, độc đáo, có tính liên ngành cao và có nhu cầu xã hội; tăng tỉ lệ qui mô đào tạo ThS tối thiểu đạt 30% và TS tối thiểu đạt 6% tổng quy mơ đào tạo chính quy.

c) Số lượng, chất lượng sản phẩm NCKH và phát triển công nghệ được nâng cao

Tiếp tục đầu tư phát triển các lĩnh vực khoa học tự nhiên, khoa học xã hội và nhân văn, kinh tế, luật, giáo dục, ngoại ngữ, đặc biệt các lĩnh vực mà ĐHQGHN có thế mạnh vàđể đáp ứng nhu cầu phát triển bền vững.

Các sản phẩm KH&CN đạt trình độ quốc tế, tiêu biểu của quốc gia bao gồm các phát minh, phát hiện mới, đề xuất mới, phương pháp mới, công nghệ mới được thể hiện trong các bài báo đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế, tạp chí chuyên ngành quốc gia có uy tín; bằng phát minh sáng chế và giải pháp hữu ích, sách chun khảo có giá trị và các kết quả nghiên cứu được áp dụng vào thực tiễn. Đến năm 2020, mỗi năm cơng bố trên 400 cơng trình khoa học trong hệ thống tạp chí quốc tế, tối thiểu 05 quyển sách chuyên khảo /trường ĐH, viê ̣n nghiên cứu , 02 sách chuyên khảo /các đơn vị đào tạo còn la ̣i, trong đó có một số sách chuyên khảo viết (hoặc dịch) bằng tiếng Anh xuất bản ở nước ngồi, có ít nhất 05 bằng sáng chế hoặc sản phẩm nghiên c ứu KH&CN cu ̣ thể đươ ̣c thừa nhâ ̣n đưa vào sử du ̣ng trong thực tiễn. Hình thành một số trường phái học thuật có uy tín.

d) Phát triển đội ngũ cán bộ làm nền tảng cho sự phát triển GD&ĐT, KH&CN của cả nước và sự phát triển của ĐHQGHN

Tăng tổng số cán bộ đạt tối thiểu 4.225, trong đó có 3.000 cán bộ giảng dạy, tỉ lệ CBKH có trình độ TS trở lên tối thiểu đạt 65% (80% đối với các lĩnh vực khoa học tự nhiên, công nghệ và kinh tế), tỉ lệ cán bộ có chức danh GS, PGS chiếm 30%, cán bộ giảng dạy chuyên môn bằng tiếng Anh chiếm 30%.

Đến năm 2020, mỗi năm có khoảng 300 lượt GV và các nhà khoa học nước ngoài đến giảng dạy và nghiên cứu tại ĐHQGHN; 300 lượt GV, các nhà khoa học ĐHQGHN thỉnh giảng và nghiên cứu tại các trường ĐH và cơ sở nghiên cứu nước ngoài.

100% cán bộ quản lý được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, ngoại ngữ và năng lực quản lý theo các tiêu chuẩn quản trị ĐH tiên tiến, tối thiểu đạt 25% cán bộ quản lý hành chính sử dụng tốt tiếng Anh trong công việc và giao tiếp [32].

Từ nay đến năm 2020, tăng cường xây dựng đội ngũ cán bộ KH&CN của ĐHQGHN, trước mắt phấn đấu đến năm 2015 có 80% CBNC và cán bộ giảng dạy có trình độ TS, trong đó có ít nhất 30% có chức danh GS và PGS, tập trung xây dựng các nhóm nghiên cứu mạnh, các trung tâm nghiên cứu xuất sắc, đặc biệt chú trọng việc xây dựng đội ngũ CBKH đầu ngành, đầu đàn trong các lĩnh vực khoa học cơ bản, mũi nhọn, ưu tiên thỏa đángviệc bồi dưỡng đội ngũ CBKH trẻ về năng lực chuyên môn và ngoại ngữ, thu hút các CBKH giỏi về hợp tác hoặc công tác tại ĐHQGHN [31].

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

Từ bảng tổng hợp tên các đơn vị thành viên, trực thuộc của ĐHQGHN (bảng 2.1) ở trên và căn cứ vào Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN suy ra mơ hình cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN có thể khái qt như hình bên.

Sơ đồ 2.1. Mơ hình cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN

(Nguồn: Quy chế tổ chức và hoạt động của ĐHQGHN, 2001).

Trong cơ cấu tổ chức của ĐHQGHN ở trên, các đơn vị thành viên, trực thuộc được chia thành ba nhóm sau: các đơn vị thành viên, các đơn vị đào tạo và nghiên cứu KH&CN và các đơn vị dịch vụ, phục vụ công tác đào tạo và NCKH trực thuộc, cụ thể như sau:

i) Các đơn vị thành viên gồm hệ thống các trường ĐH, viện nghiên cứu

thành viên có cơ chế tự chủ, trách nhiệm xã hội cao theo Nghị định của Chính phủ như Nghị định 43/NĐ-CP, Thơng tư liên tịch số 07/2009/TTLT-BGDĐT-BNVngày

15/4/2009; điều lệ, quy chế trường ĐH công lập (đối với các trường ĐH) và Nghị định 115/CP-NĐ (đối với viện nghiên cứu), đồng thời thực hiện theo phân cấp quản lý do Giám đốc ĐHQGHN ủy quyền;

ii) Các đơn vị đào tạo và nghiên cứu KH&CN trực thuộc, gồm:

Các khoa trực thuộc và viện, trung tâm nghiên cứu có tư cách pháp nhân và con dấu riêng, có quyền tự chủ, trách nhiệm xã hội cao theo các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 43/NĐ-CP và 115/NĐ-CP, đồng thời thực hiện theo phân cấp quản lý của ĐHQGHN;

iii) Các đơn vị dịch vụ, phục vụ công tác đào tạo và NCKH trực thuộc là các đơn vị có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, quyền tự chủ theo các Nghị định của Chính phủ như Nghị định 43/NĐ-CP và 115/NĐ-CP cũng như quy định của Giám đốc ĐHQGHN.

Như vậy, cơ cấu tổ chức nói trên gần với sự tích hợp mơ hình cơ cấu tổ chức của PRES (hệ thống các trường ĐH và viện nghiên cứu) của Pháp và UC - University of California (hệ thống gồm 10 trường ĐH) của Hoa Kỳ với cơ cấu tổ chức của nhiều ĐH nghiên cứu tiên tiến (Modern Research University - MRU) như ĐH Bắc Kinh, Thanh Hoa (Trung Quốc), Tokyo và Kyoto (Nhật Bản), Cambridge và Oxford (Vương quốc Anh), Harvard và Chicago (Hoa Kỳ)… gồm các khoa (faculty, school, college), viện, trung tâm nghiên cứu, dịch vụ và phục vụ có tư cách pháp nhân cao (cũng có con dấu và tài khoản riêng, có quyền tự chủ cao...).

2.1.4.Các điều kiện về cơ sở vật chất, môi trường làm việc cho mục đích nghiên cứu khoa học

Dự kiến từ nay đến năm 2020, đô thị ĐHQGHN tại Hòa Lạc được xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tiếp cận chuẩn quốc tế tại đại học quốc gia hà nội giai đoạn 2012 2020 (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)